logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/05/2016 lúc 08:42:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam từ ngày 23/5 - 25/5/2016.

Chuyến công du của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Việt Nam trong 3 ngày, bắt đầu từ thứ Hai, dự kiến sẽ là một bước ngoặt trong quan hệ kinh tế và chiến lược ngày càng tăng giữa hai nước từng là cựu thù trong cuộc chiến tranh kéo dài hơn một thập kỷ.

Kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Washington được thiết lập vào năm 1995, đã có những bước đột phá lớn về kinh tế. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ hiện đã qua mặt các nước khác trong khối ASEAN, trong khi hàng Mỹ vào thị trường Việt Nam cũng đang tăng trưởng đáng kể.

Việt Nam, một trong số 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu (TPP), đang tăng tốc qua các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia và Thái Lan vốn không là một bên trong TPP.

Giáo sư Tương Lai, một cựu cố vấn thủ tướng, nhận xét “TPP là chìa khóa để giúp Việt Nam bắt đầu một chương mới và thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc”.

Nhưng thỏa thuận TPP đang đối mặt trước những rào cản pháp lý tại Washington. Trong số các quan ngại được nêu ra, những người không tán thành TPP phản đối việc thỏa thuận thương mại gây tranh cãi này có sự tham gia của một chế độ độc tài toàn trị.

Việt Nam muốn mối quan hệ thương mại phát triển và bao gồm cả lĩnh vực võ khí vốn là điều không tưởng trước kia.

Ông Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nói với đài VOA rằng “Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam cũng là một biểu tượng rất quan trọng khi hai nước đã hình thành quan hệ đối tác toàn diện. Duy trì lệnh cấm vận đó cho thấy những hạn chế trong mối quan hệ song phương”.

Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm kéo dài 3 thập kỷ qua đối với quốc gia cộng sản Việt Nam hồi tháng 10 năm 2014, cho phép chuyển giao trong tương lai các thiết bị liên quan đến an ninh hàng hải.

Năm ngoái, chính phủ Hoa Kỳ đã cung cấp 18 triệu đôla cho một nhà thầu Mỹ xây dựng một cặp tàu tuần tra dài 22 mét bằng nhôm cho lực lượng tuần duyên Việt Nam.

Đại sứ của Hà Nội tại Mỹ, ông Phạm Quang Vinh, đầu tháng này phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh về chiến tranh Việt Nam nói rằng lệnh cấm võ khí sát thương là một ‘rào cản của quá khứ’ nên được loại bỏ để phản ánh đầy đủ mối quan hệ bình thường và mức độ hiện tại của mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
UserPostedImage
Ông Phạm Quang Vinh - Đại sứ Việt Nam tại Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter tuyên bố với Ủy ban Quân vụ Thượng viện rằng ông ủng hộ việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm này với Việt Nam.

Ông Lợi cho rằng Việt-Mỹ chia sẻ quan điểm chung về một số vấn đề an ninh và chiến lược khu vực, đặc biệt là cùng nhau cảnh giác trước các ý đồ của Bắc Kinh ở Biển Đông và điều đó khiến Hà Nội và Washington có thể ‘vượt qua nhiều trở ngại và khác biệt’.

Vấn đề được chú ý trong chuyến thăm của ông Obama chính là những tín hiệu về việc hai nước sẵn sàng siết chặt các mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn tới mức nào.

Công chúng Việt Nam ngày càng phẫn nộ trước việc Bắc Kinh bồi đắp các rạn san hô đang có tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, chính sách của Hà Nội là tránh bất kỳ liên minh nào, không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình và cũng không dựa vào sự bảo vệ của nước khác.

Tuy nhiên, có suy đoán rằng Mỹ phải được quyền dùng các phi đạo hoặc hải cảng của Việt Nam như ở Vịnh Cam Ranh chẳng hạn, để đổi lấy việc Washington dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí cho Việt Nam.

Một vấn đề gai góc khác trong mối quan hệ Việt-Mỹ đang đâm chồi là những chỉ trích của Hoa Kỳ về hồ sơ nhân quyền Việt Nam vẫn còn ‘tồi tệ trong tất cả các lĩnh vực’, theo tổ chức phi chính phủ Human Rights Watch.

Báo Washington Post trong một bài xã luận ngày 13 tháng 5 viết rằng “Dỡ bỏ lệnh cấm võ khí dường như hợp lý, nhưng Tổng thống Obama nên nhấn mạnh vào những cải thiện thực sự về nhân quyền trước khi xúc tiến”.

Ngày càng nhiều các blogger và các nhà hoạt động Việt Nam bày tỏ mong muốn dân chủ, tự do và minh bạch hơn, nhưng họ đối mặt với nguy cơ bị trả thù từ nhà chức trách Việt Nam với các hình thức từ đe dọa đến cầm tù.
UserPostedImage
Blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thuý trong phiên xử hôm 23/3/2016. Ảnh chụp từ trang web Vietnamnet

Ông Lợi nói “Mỹ và các tổ chức quốc tế phải thấy rằng nhân quyền tại Việt Nam gần đây đã được cải thiện đáng kể. Điều này nên được cân nhắc một cách khách quan”. Vẫn theo lời ông, “Dĩ nhiên, một quốc gia đang phát triển thì vẫn phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại trong vấn đề đó”.

Một số người Việt Nam, chẳng hạn như Giáo sư Tương Lai, kêu gọi Washington giờ đây nên gác sang một bên vấn đề gây tranh cãi này.

Ông nói với đài VOA rằng “Nếu kinh tế được tăng cường, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bàn về những thay đổi xã hội và quyền con người”.

Tuy nhiên, phát triển kinh tế ở Việt Nam dường như lại làm gia tăng các vấn đề về môi trường, dẫn tới các cuộc xuống đường đông đảo chưa từng có của người dân Việt Nam trong tháng này.

Tác nhân của các cuộc tuần hành bị đàn áp bởi lực lượng chống bạo động là 100 tấn cá chết ở duyên hải miền Trung. Người biểu tình quy lỗi các hóa chất độc hại từ một nhà máy thép của Đài Loan là nguyên nhân gây cá chết hàng loạt.

Trong thông cáo ngày 13/5, Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền nói “Chúng tôi quan ngại về mức độ ngày càng gia tăng bạo lực đối với người biểu tình bức xúc về vụ cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền Trung Việt Nam”. “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do hội họp phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền”.

Các cuộc biểu tình lan tới thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức vào các ngày Chủ nhật liên tiếp. Nhà chức trách Việt Nam có thể phải đối mặt với một cuộc biểu tình rầm rộ nữa vào Chủ nhật này, trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Obama.
Theo VOA
co  
#2 Đã gửi : 20/05/2016 lúc 06:59:46(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Dân biểu Ed Royce - Chính quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam

Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ đã đưa ra lời tuyên bố sau của Dân biểu Ed Royce (Cộng hòa-California), Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ, ở buổi điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ.

“Trong chỉ vài tuần nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Mặc dù việc duy trì hòa bình ở Biển Đông và cải thiện các mối quan hệ thương mại là mục tiêu quan trọng chung của hai nước, nhưng khi mối quan hệ này phát triển chính phủ phải cẩn thận lưu tâm đến những vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Nhân quyền cũng phải chính là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong những việc phải làm của Tổng thống.

Cho dù chính phủ hình thành mối quan hệ của chúng ta như thế nào chăng nữa, Việt Nam vẫn là nhà nước cộng sản độc đảng vi phạm nhân quyền nặng nề.

Hôm nay như chúng ta sẽ nghe từ vợ của nhà hoạt động và luật sư nhân quyền đang bị giam cầm Nguyễn Văn Đài, Việt Nam cần phải cải thiện rất, rất nhiều. Vào tháng Mười Hai vừa qua, Nguyễn Văn Đài bị côn đồ chính quyền hành hung tàn tệ và bị bắt giam. Từ đó đến nay, ông không được tiếp xúc với luật sư hay ngay cả với gia đình. Hiện nay người ta không biết tình trạng của ông Đài trong hoàn cảnh bị giam cách ly, cho nên bà Vũ Minh Khánh lo âu là đúng.

Buồn thay, cách đối xử như thế với Nguyễn Văn Đài hoàn toàn không phải là trường hợp cá biệt. Theo tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, ‘công an vẫn thường xuyên tra tấn các nghi can để bắt họ nhận tội và thỉnh thoảng xử dụng vũ lực quá đáng để đáp trả lại những phản kháng về những vụ trục xuất ra khỏi nhà, tịch thu đất đai, và các vấn đề xã hội khác.’ Năm ngoái, hơn 40 blogger và những nhà hoạt động nhân quyền đã bị những nhân viên an ninh chính quyền mặc thường phục hành hung. Cho nên chẳng ngạc nhiên là chẳng một ai phải chịu trách nhiệm.

Bộ luật hình sự của Việt Nam tội phạm hóa sự chỉ trích chính quyền và ‘lợi dụng tự do dân chủ’, còn những luật khác hạn chế tự do tôn giáo và truyền thông. Những blogger như Anh Ba Sàm, Nguyễn Thị Minh Thúy, và Nguyễn Ngọc Già vẫn đang ở tù vì lên tiếng ủng hộ nhân quyền, bị tù vì ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ.’ Cho nên chẳng ngạc nhiên là Việt Nam xếp hạng thứ 175 trong số 180 nước về tự do báo chí, sau Cuba, Ả Rập Saudi, và Iran.

Tự do tôn giáo ở Việt Nam cũng là mối quan tâm chính, vì chính quyền tiếp tục hạn chế thực hành tôn giáo qua những yêu cầu đăng ký, sách nhiễu, và giám sát. Các chi nhánh của giáo hội Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, và Cơ Đốc và Tin Lành độc lập đều bị cấm và đối mặt với sự sách nhiễu của chính quyền vì thực hành tôn giáo ôn hòa. Hòa thượng Thích Quảng Độ, người mà chủ tịch Smith và tôi đã gặp gỡ, vẫn còn bị quản thúc tại gia kể từ năm 1998 vì niềm tin tôn giáo của mình.

Nếu Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ xây dựng mối quan hệ mạnh hơn thì chính quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam, hoặc về tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, hay tự do hội họp. Đây là thông điệp Tổng thống cần chuyển đến trong cuộc thăm viếng sắp đến - tuần qua tôi đã viết thư cho Tổng thống yêu cầu ông mang theo thông điệp này. Tất cả chúng ta đang theo dõi. Chuyến công du của Tổng thống không thể nào là sự lặp lại chuyến công du của ông sang Havana.”
Trần Quốc Việt dịch
_________________
Nguồn:
Trích dịch từ Targeted News Service ngày 10 tháng Năm 2016. Tựa đề của người dịch.


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.