logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/05/2016 lúc 07:50:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,338

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
CNN : « Bước nhảy tế nhị » của Obama về nhân quyền Việt Nam

UserPostedImage
Tổng thống Obama phát biểu với nhân dân Việt Nam tại Hà Nội ngày 24/05/2016.
Reuters

Truyền thông Mỹ ngày 25/05/2016 tiếp tục bình luận nhiều về chuyến viếng thăm Việt Nam của tổng thống Barack Obama. Đài truyền hình CNN thì chú ý đặc biệt chú ý đến lĩnh vực nhân quyền trong chuyến đi này qua bài mang tựa : « Bước nhảy tế nhị của Obama về tình trạng nhân quyền « tồi tệ » của Việt Nam".

Theo CNN, trong bài diễn văn hôm qua, 24/05, tổng thống Obama đã cố đi vững bước trên một con đường khó khăn, cân bằng những lời chỉ trích về nhân quyền với những lời ca ngợi các tiến bộ trong lĩnh vực này. Nhưng khi làm như vậy, có vẻ như ông đã cho quốc gia Cộng sản này một « giấy phép » hào phóng hơn là đối với các nước khác có những vi phạm nhân quyền tương tự.

Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch gần đây đã nhận định rằng tình trạng nhân quyền của Việt Nam « tồi tệ » về mọi mặt, nhưng tổng thống Mỹ có vẻ đề cập đến vấn đề tế nhị này một cách thận trọng nhất, vào lúc mà hai nước cuối cùng đã bình thường hóa hoàn toàn quan hệ.

CNN ghi nhận rằng, trái ngược hẳn với những lời chỉ trích nặng nề đối với những nước khác mà ông đã viếng thăm trước đó, chẳng hạn Kenya hay Ethiopia, tổng thống Obama đã đợi đến cuối bài phát biểu đến nhân dân Việt Nam mới đề cập đến vấn đề này. Như là để giảm nhẹ những chỉ trích đối với chế độ Hà Nội, ông đã nêu lên những vấn đề mà ngay chính nước Mỹ cũng phải đang giải quyết như tình trạng phân biệt chủng tộc, hay bất bình đẳng nam nữ về lương bổng.

Theo CNN, so sánh tình trạng nhân quyền ở Mỹ với nhân quyền ở quốc gia Cộng sản độc đảng vẫn còn giam giữ tù chính trị và kiểm duyệt thông tin có vẻ hơi quá lố, nhưng ông Obama muốn nói với mọi người rằng không có quốc gia nào hoàn hảo.

Cũng theo CNN, tổng thống Mỹ đã nói rất chung chung, tránh nêu cụ thể các vấn đề về nhân quyền của Việt Nam. Ông Obama nói : « Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt một hệ thống chính trị của chúng tôi lên Việt Nam. Những quyền mà tôi nói không phải là những giá trị của Mỹ, mà là những giá trị phổ quát đã được ghi trong bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Những quyền này được ghi trong Hiến pháp Việt Nam. Hiến pháp này quy định rằng công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do biểu tình ».

Các quan chức Nhà rằng thì ghi nhận là đài truyền hình Nhà nước đã truyền trực tiếp toàn bộ bài phát biểu của tổng thống Obama đến nhân dân Việt Nam. Đây quả là một tiến bộ so với cách đây 20 năm, khi người dân Hà Nội không được phép nói chuyện với người nước ngoài.

Nhưng theo lời phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes nói với các phóng viên, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn cảm thấy khó chịu. Theo CNN rõ ràng là Nhà trắng tránh chỉ trích nặng nề Việt Nam, vào lúc mà các hiệp định đang được ký kết, hợp tác giữa hai nước còn mới và Việt Nam đang nỗ lực nâng cao tính minh bạch và trao cho người dân nhiều quyền hơn.

Tiến trình này chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu. CNN trích lời Ngoại trưởng John Kerry nói với các phóng viên : « Chúng ta phải nhìn nhận rằng sẽ mất nhiều thời gian cho sự chuyển biến văn hóa, chuyển biến thế hệ, để người dân có thể học cách hành xử các quyền tự do ». Ông Kerry nói tiếp : « Khi nào mà chúng ta thúc đẩy đi đúng hướng, như tổng thống đã làm hôm nay, chúng ta có thể nhìn về phía trước với sự tin tưởng tuyệt đối rằng chuyển biến đó sẽ trở nên vững chắc. »

Bloomberg News :Mỹ quan ngại về việc ba nhà hoạt động không được gặp Obama

Hãng tin Bloomberg News hôm nay cũng đề cập đến vấn đề nhân quyền trong chuyến viếng thăm Việt Nam của tổng thống Obama. Hãng tin này viết : « Một ngày sau khi cho rằng Việt Nam đã đạt đủ tiến bộ về nhân quyền để Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, tổng thống Obama đã chê trách nước chủ nhà về cách đối xử với các nhà bất đồng chính kiến và cho biết là chính quyền đã ngăn không cho một số nhà hoạt động đến gặp ông. »

Phát biểu sau cuộc gặp gỡ với một số nhà hoạt động và nhà bất đồng chính kiến tại Hà Nội hôm qua, tổng thống Obama nói : « Mặc dù đã có một số tiến bộ khiêm tốn và mặc dù chúng tôi hy vọng là với một số cải tổ luật pháp đã được thông qua, sẽ có thêm những tiến bộ, nhưng vẫn có những người gặp khó khăn trong việc tập hợp và tổ chức một cách ôn hòa về những vấn đề mà họ rất quan tâm. »

Theo Bloomberg News, phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes cho biết là chính phủ Mỹ đã chính thức bày tỏ mối quan ngại về việc ít nhất ba người được mời đến dự cuộc gặp gỡ với tổng thống Obama đã bị ngăn cản đến dự và chính quyền Mỹ cũng đã thi hành các bước để bảo đảm là những người đến gặp tổng thống Obama không bị trừng phạt sau đó.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng tuyên bố với các phóng viên rằng ông rất thất vọng về việc các nhà hoạt động bị ngăn cản đến dự cuộc gặp gỡ, tuy ông nhấn mạnhg rằng chỉ riêng việc cuộc gặp gỡ này diễn ra đã là một dấu hiệu tiến bộ. Ông Kerry cho biết đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ tiếp xúc với đại diện xã hội dân sự và nói chuyện một cách thoải mái như vậy.

Bloomberg News nhắc lại rằng chuyến viếng thăm của tổng thống Obama diễn ra vào lúc đang trỗi dậy một phong trào phản kháng hiếm thấy ở Việt Nam. Trong những tuần qua, hàng ngàn người dân đã xuống đường để phản đối về tình trạng hàng triệu cá biển chết, bị nghi là do ô nhiễm công nghiệp từ công ty Formosa Hà Tĩnh.

Công an đã dùng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình ngày 08/05 và đã ngăn chận được các cuộc xuống đường ngay trước khi tổng thống Obama đặt chân đến Việt Nam đêm 22/05. Tại Sài Gòn, các hàng rào cảnh sát và an ninh được dựng lên ở nhiều nơi và các nhà đối lập bị chặn không thể ra khỏi nhà.

Theo tổ chức Human Rights Watch, hiện còn hơn 100 tù chính trị bị giam ở Việt Nam. Cuối năm ngoái, chính đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã chỉ trích « việc sách nhiễu và giam giữ những nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa ». Theo đại sứ Mỹ, xu hướng đáng lo ngại ngày có nguy cơ che lấp những tiến bộ về nhân quyền của Việt Nam trong những năm gần đây.

Về phần tổ chức Ân xá Quốc tế thì đã kêu gọi tổng thống Obama đòi Hà Nội trả tự do cho các tù chính trị, cho biết có 6 nhà hoạt động ôn hòa đã bị bắt giữ trong những ngày trước chuyến viếng thăm của ông.

Tổng thống Obama đã hy vọng là việc Việt Nam gia nhập hiệp định TPP sẽ thúc đẩy cải thiện nhân quyền. Khi thương lượng hiệp định này, Hà Nội đã đồng ý cho thành lập các công đoàn độc lập, mặc dù họ có thời hạn đến 5 năm để thực hiện đầy đủ cam kết này.

Nhưng Bloomberg News trích lời nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói rằng không rõ là chính quyền Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho các công đoàn độc lập như thế nào. Ông nói : « Họ muốn các công đoàn độc lập chỉ hoạt động để bảo vệ quyền lợi của công nhân, chứ không lợi dụng để làm chính trị ».
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 25/05/2016 lúc 08:54:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,338

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Buổi gặp xã hội dân sự: Tổng thống Mỹ bị ‘hạ nhục’ chưa từng có

UserPostedImage

Có lẽ trong toàn bộ nhiệm kỳ 8 năm làm tổng thống và trong chiều dài đối ngoại của ông Obama, Việt Nam tháng Năm 2016 là một kỷ niệm hiếm hoi (hoặc duy nhất) về việc ông đã bị “hạ nhục” đến thế nào.
Tổng thống Obama gặp “xã hội dân sự”.

Theo lịch trình, vào buổi sáng ngày 24/5, Tổng thống Barack Obama có cuộc gặp các đại diện một số tổ chức xã hội dân sự Việt Nam tại khách sạn JW Marriott, Hà Nội. Nhưng từ hai ngày trước, hàng loạt nhà hoạt động nhân quyền như tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Hà Huy Sơn, nhà báo Đoan Trang… đã bị công an ngăn cản và câu lưu hết sức thô bạo.

Điều đáng buồn là những người bị chặn đã tìm cách thông báo tình trạng của họ cho phía Mỹ và thông tin truyền thông thông xã hội, song dường như cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ đã “chẳng làm gì cả”.

Cuối cùng, hình ảnh cuộc gặp giữa Obama và “xã hội dân sự” thật quá buồn nản: chỉ có 6 người “được” đến, trong lúc 9 ghế khác bỏ trống.

Chi tiết đáng mổ xẻ là trong khi hầu hết những nhân vật bị công an Việt Nam coi là “nhạy cảm” đã bị chặn, những người có mặt với ông Obama lại hoàn toàn không nằm trong giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền. Ý nghĩa cho mọi loại tự do của cuộc gặp này cũng bởi thế có thể xem là thất bại.

Điều trớ trêu là trong diễn văn trước 2,000 đại diện thanh niên, sinh viên và các tổ chức hội đoàn nhà nước diễn ra ngay sau cuộc gặp với những người không đại diện cho Xã hội dân sự, ông Obama đã nêu bật về quyền tự do hội họp.

Sự thất bại của cuộc họp giữa Obama với những nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đã nói lên tất cả!

Một trong những ứng viên đại biểu Quốc hội độc lập là Nguyễn Đình Hà phẫn nộ viết trên Facebook:

“Nếu tôi mà là ông Obama, tôi sẽ rời Hà Nội ngay lúc 12h trưa để qua Nhật luôn và hủy phần thời gian còn lại của chuyến thăm!

Vì chính quyền chủ nhà không tôn trọng khách mời trong cuộc ông Obama gặp đại diện xã hội hôm nay 24/5, khi bắt cóc, chặn giữ những người mà ông Obama muốn gặp mặt. Coi thường quốc khách, coi thường cả quyền căn bản của công dân như thế cơ mà!

Có 15 ghế khách mời, chỉ có 6 người tới. Nếu tôi là Obama, tôi sẽ gọi thẳng cho ông Trần Đại Quang, ông Phạm Bình Minh, ông Tô Lâm, hỏi thắng: muốn chơi hay nghỉ đây?”.

Nhưng vấn đề không còn nằm ở cá nhân Obama, mà là thể diện của cả nước Mỹ. Ngay sau khi chính phủ Mỹ đưa ra quyết định lịch sử bãi bỏ hoàn toàn chính sách cấm vận vũ khí dành cho chính quyền Việt Nam, chính người Mỹ đã bị giới tráo trở nhân quyền chơi một vố đau điếng.

Báo chí quốc tế - những tờ báo lớn nhất và kể cả báo Mỹ - đã đồng loạt lên trang về vụ việc quá chua chát trên.

Những ngày tới đây, chắc hẳn hình ảnh những ghế trống bao quanh Obama vẫn sẽ là chủ đề phản biện gay gắt của không chỉ từ báo chí mà cả trong Quốc hội Mỹ - những người Mỹ mà có lẽ cảm thấy chua chát hơn Obama khi thấy chính thể của họ bị “hạ nhục”, bất chấp việc họ đã phải cho đi những gì.
SBTN
song  
#3 Đã gửi : 25/05/2016 lúc 08:59:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,338

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cảm nghĩ về chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Barack Obama tại Hà Nội

Con đường đi đến dân chủ, tự do, nhân quyền cho Việt Nam sau chuyến viếng thăm của Tổng Thống Obama lại xa hơn, trắc trở, cam go, đòi hỏi hy sinh nhiều hơn. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa, tôi vẫn cảm phục nhân cách của ông Obama, cũng không trách cứ ông điều gì. Là người Mỹ, ông phải đặt quyền lợi của dân tộc, đất nước ông lên trên hết. Chỉ buồn, tội nghiệp cho những người đã đặt quá nhiều hy vọng vào chuyến viếng thăm của ông...

Cuộc thăm viếng Việt Nam của Tổng thống Barack Obama đã bắt đầu từ tối 22.05.206 - lúc 21:30´ giờ Việt Nam.

Cách xa Việt Nam hàng chục ngàn cây số, tôi theo dõi cuộc thăm viếng của ông Obama bằng TV, Facebook và... email với một tâm trạng (gần như) bình thản của một người ngoại cuộc và một người ngoại quốc, dùng chữ (gần như) vì trong thâm tâm, tôi vẫn ước ao cuộc thăm viếng của ông sẽ đem lại một vài điều thay đổi tốt đẹp cho Việt Nam - dù ít ỏi - và tất nhiên không phải là bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương.

Sau khi chiến tranh Quốc-Cộng chấm dứt tháng 04.1975, Barack Obama là Tổng thống Mỹ thứ ba đến thăm Việt Nam trong hơn 41 năm.

Cuộc thăm viếng của cựu Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000 không gây ồn ào, náo nhiệt, sôi nổi, hào hứng như lần này.

Người dân Việt Nam ở Hà Nội háo hức chờ đón cuộc viếng thăm của Barack Obama nhiều giờ trước khi chiếc máy bay Air Force One của ông đáp xuống phi trường Nội Bài vào lúc 21:30g ngày 22.05.2016.

Không biết bao nhiêu người dân Hà Nội - chắc phải vài ngàn là ít - đã ra đường một cách tự nguyện vào lúc khuya khoắt để vẫy tay đón chào ông, một hành động chưa hề có trước đây, chẳng những đối với lãnh đạo của một nước cựu thù mà ngay cả các nước hữu nghị anh em trong khối CS cũng không.

Điều gì đã khiến cho người dân VN nói chung, Hà Nội nói riêng nôn nao, háo hức, vui mừng như thế? Nó hoàn toàn khác hẳn cuộc thăm viếng Việt Nam của Tập Cận Bình đầu tháng 11.2015.

Ra đón Tổng thống Obama không hề có nghi thức đón quốc khách, không có 21 phát đại bác chào mừng, không có hàng quân dàn chào danh dự, không có sự hiện diện của người nào trong tứ đầu chế Trọng, Quang, Phúc, Ngân. Có lẽ cả 4 người này đều e ngại tiếng "hắt xì" của Tập Cận Bình.

Chỉ có một ít nhân viên ngoại giao cấp thấp của Hà Nội cùng một cô gái Việt Nam mặc áo dài vàng, trao cho ông Obama một bó hoa - lá nhiều hơn hoa.

Tuy nhiên ngược lại, thay vào những nghi thức ngoại giao rình rang có tính cách trình diễn là những vẫy tay nồng nhiệt, chân tình, ấm áp của người dân.

Việc người dân tự nguyện ra đường đón chào nguyên thủ quốc gia khác đến thăm đất nước cũng đã từng xảy ra nhiều lần trên khắp thế giới - trừ các nước cộng sản.

Sự tự nguyện đó, nhất là vào lúc gần nửa đêm, nói lên tình cảm chân thành của người dân Hà Nội nói riêng, người dân Việt Nam nói chung đối với Tổng Thống Obama, thứ tình cảm không hề bị bắt buộc, cưỡng ép, mua chuộc, tuyên truyền dối trá…

Tình cảm đó phát xuất từ đâu? Nếu không phải là một sự tin cậy, thật sự mong muốn một mối quan hệ tốt đẹp, mật thiết cho hai đất nước, hai dân tộc?

Mặc cho những tuyên truyền gian xảo một chiều, ra rả hàng ngày trong hơn 71 năm với hệ thống báo chí, truyền thông dầy đặc, mặc cho những hình ảnh, chứng tích ngụy tao lịch sử với những chuyện hoang đường, những viện bảo tàng ngập máu, mặc cho những lễ lạc, kỷ niệm chiến thắng tốn kém, ồn ào... Người dân Việt Nam giờ đây hoàn toàn không còn nhìn dân tộc, chính phủ Mỹ như những kẻ thù mà đảng hằng mong muốn, lèo lái.

Tổng thống Obama đến Việt Nam. Tại Hà Nội, ông không ban huấn từ một cách láo xược trước quốc hội VN như Tập Cận Bình, ông nói chuyện vui vẻ, tươi cười khi tiếp xúc, bắt tay với người dân, thưởng thức món ăn Việt Nam một cách bình dị trong một quán ăn, thân mật như với những người bạn là điều chắc chắn không một lãnh đạo cộng sản nào có thể làm được.

Trong cuộc họp báo, tuyên bố chung của lãnh đạo Mỹ-Việt, bên cạnh khuôn mặt không lấy gì làm vui vẻ cho lắm của chủ tịch nước Trần Đại Quang, phong thái hòa nhã, lịch sự, tươi cười của Obama không làm mất đi tư cách xứng đáng lãnh đạo đất nước hàng đầu thế giới của ông. Nó tương phản với thái độ trịch thượng, hách dịch, hung hăng của Tập Cận Bình khi phát biểu trước quốc hội VN tháng 11.2015.

Hợp đồng cung cấp vũ khí sát thương cho chế độ CSVN sẽ được gỡ bỏ từng bước, kèm theo một số điều kiện đã được ký kết. Những điều kiện này có được CSVN tôn trọng hay không lại là một chuyện khác. Cộng sản Việt Nam vốn dĩ là thiên tài trong lừa lọc, gian trá, phản bội.

Quyền lợi của hai chính phủ Mỹ-Việt Cộng đã được thỏa thuận không có ý kiến của người dân Việt Nam, bởi chế độ CSVN hoàn toàn không do dân bầu.

Không biết sang năm, đến ngày 30.04.2017, chế độ CSVN có ăn mừng thống nhất đất nước, đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào nữa không?

Chắc chắn sẽ có nhưng lời lẽ nói về Mỹ sẽ được thay đổi, bởi ngoài chuyện đó ra, CSVN chẳng có gì để tự hào và tự sướng.

Giờ này ông Obama đã ở Sài Gòn. Mọi chuyện quan trọng, cần giải quyết đã hoàn tất, những việc còn lại chỉ là phụ. Việc đi thăm chùa Ngọc Hoàng ở Đa Kao, gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp ở Dreamplex, qua ngày 25.04 nói chuyện với giới trẻ YSEALI ở GEM Center... có càng tốt, không có cũng chẳng sao.

Con đường đi đến dân chủ, tự do, nhân quyền cho Việt Nam sau chuyến viếng thăm của Tổng Thống Obama lại xa hơn, trắc trở, cam go, đòi hỏi hy sinh nhiều hơn.

Tuy nhiên dù thế nào đi nữa, tôi vẫn cảm phục nhân cách của ông Obama, cũng không trách cứ ông điều gì. Là người Mỹ, ông phải đặt quyền lợi của dân tộc, đất nước ông lên trên hết. Chỉ buồn, tội nghiệp cho những người đã đặt quá nhiều hy vọng vào chuyến viếng thăm của ông.

Như nhiều người, tôi biết rằng chỉ có người Việt Nam mới có thể tranh đấu giành lại quyền làm chủ đất nước, độc lập cho đất nước, dân tộc bằng sức mạnh, nội lực và sự đấu tranh của chính mình.

Hy vọng vào sự giúp đỡ, can thiệp bởi một thế lực, sức mạnh bên ngoài là điều hoang tưởng và giả sử rằng nếu có được cũng khó lòng bền vững.


Thạch Đạt Lang
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.181 giây.