logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 25/05/2016 lúc 06:00:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tổng thống Obama bắt tay người dân sau khi thưởng thức món bún chả Hà Nội.

Mấy hôm nay Việt Nam chào đón Barack Obama, vị tổng thống Mỹ thứ ba sang thăm một đất nước cựu thù từ khi Việt-Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Chuyến đi của ông Obama không dài, nhưng để lại nhiều ấn tượng cho người Việt, đặc biệt là giới thanh thiếu niên.

Ấn tượng đầu tiên về vị tổng thống của cường quốc số một thế giới chính là thái độ gần gũi và thân thiện của ông. Theo dõi ông qua truyền thông và báo chí Việt Nam mới thấy, ngay khi vừa xuống máy bay và nhận bó hoa từ một cô sinh viên Việt Nam, ông đã nhìn thật kỹ vào bó hoa, cười rồi bắt tay cô gái kèm lời khen “bó hoa rất đẹp”. Viết trên trang Facebook cá nhân của mình, cô gái “may mắn” của Việt Nam nhận xét “tay của ngài Obama thật ấm áp”. Không xa vời như nước Mỹ, cũng không cao sang như hàng hiệu của Mỹ, ông Obama khiến giới trẻ cảm nhận được sự cao sang, phong độ nhưng rất mực trẻ trung của một nhà lãnh đạo.

Ấn tượng về sự thân thiện của Tổng thống Obama còn ở chỗ ông cho đàn cá trong nhà Bác Hồ một cách từ tốn, và trước khi quay lưng đi không quên vẫy tay chào, như thể nói lời tạm biệt với những chú cá dưới ao. Một cách ứng xử rất nhân văn và không hề tỏ ra khiêng cưỡng hay “kịch nghệ”. Đó là chưa kể ông Obama chọn ăn bún chả và uống bia Hà Nội để thưởng thức văn hóa Việt Nam. Việc ăn tô bún chả, nghe có vẻ giản đơn, nhưng cần lưu ý việc sử dụng đũa và ăn nước mắm không phải là chuyện dễ làm đối với một Tổng thống nước Mỹ.

Tôi nhớ có lần cựu tổng thống Mỹ Nixon lần đầu tiên sang thăm Trung Quốc vào những năm 70 của thế kỷ trước, ông ấy phải tập ăn đũa vài ngày liên tục trên máy bay riêng của mình. Việc chọn lựa các món ăn, thức uống như vậy không đơn giản là chuyện xã giao, bởi suy cho cùng ông Obama là ông chủ Tòa Bạch Ốc, đứng đầu nước Mỹ vốn nổi tiếng với học thuyết “người đứng trên đỉnh đồi”, tức có góc nhìn từ trên xuống – nước lớn nước nhỏ. Những nỗ lực hòa nhập của Obama cho thấy tâm ý và biểu tượng niềm tin rất lớn từ người đứng đầu nước Mỹ với Việt Nam.

Điều cuối cùng đáng ghi nhận trong chuyến đi thăm Việt Nam của ông Obama là bài phát biểu vô cùng xúc động và tạo ấn tượng mạnh. Vị tổng thống này biết cách hài hước, nhưng cũng rất nghiêm túc; biết cách nhắc lại quá khứ đầy xúc cảm, nhưng cũng biết hướng tới những hứa hẹn trong tương lai; biết cách đề cập một cách khéo léo đến những vấn đề nhạy cảm, nhưng cũng tỏ ra cương quyết về những lẽ phải được quy định trong hiến pháp không chỉ ở Mỹ mà cả ở Việt Nam.

Ví dụ khi đề cập đến vấn đề nhân quyền, ông Obama thẳng thắn nói (nhưng khéo léo) rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có những hạn chế nhất định, ngay cả nước Mỹ. Thời lập quốc, nước Mỹ cũng trải qua những khó khăn (về vấn đề nhân quyền), và rồi cũng bị người dân lên tiếng phản ứng, chê trách. Nhưng mọi thứ, theo ông Obama đều được cho phép và minh bạch. Người dân không làm sai hiến pháp, và điều đó giúp nước Mỹ trở nên tuyệt vời như ngày hôm nay. Bản thân ông Obama cũng thừa nhận bị chỉ trích thường xuyên vì nhiều vấn đề, nhưng cái chính là ông không lờ đi hay chặn lại, mà minh bạch xử lý để cải thiện bản thân và phát triển nước Mỹ.

Tôi bất ngờ khi ông dùng chính Hiến pháp Việt Nam để nói về một vấn đề tương tự - quyền phát ngôn, quyền được thể hiện cảm xúc, thậm chí là chê trách trước các nhà lãnh đạo. Nó làm tôi nhớ đến Hồ Chí Minh sử dụng chính Hiến pháp của Mỹ, của Pháp đưa vào Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, và dùng đó để nói chuyện với người Mỹ về chiến tranh, tự do dân chủ và quyền được sống, mưu cầu hạnh phúc của người dân. Nay một tổng thống Mỹ cũng nhắc lại một câu chuyện tương tự, không phải hướng đến nước Mỹ mà hướng đến lãnh đạo Việt Nam và nhân dân Việt Nam.

Nhiều bạn trẻ trong chúng tôi thán phục cái tài của Obama khi viện dẫn lịch sử, cả những bài thơ, bài hát mà nhiều người có khi còn không nhớ hết. Ông kết nối, xâu chuỗi mọi chi tiết liên quan đến văn hóa, lịch sử Việt Nam để rồi mang đến một thông điệp đầy niềm tin cho quan hệ Việt-Mỹ. Bài phát biểu vỏn vẹn trong vòng khoảng 30 phút khiến giới trí thức Việt Nam phải trải qua nhiều cảm xúc, có lúc buồn cười nhưng có lúc xúc động; có lúc trầm tư nhưng cũng có lúc hào hứng. Tôi cảm nhận được năng lượng trong từng câu chữ, sức sống trong từng cử chỉ và niềm tin trong cách mà ông diễn đạt và truyền tải thông điệp đến người dân, lãnh đạo Việt Nam.

Một trong những ấn tượng không thể bỏ qua chính là việc ông có bài phát biểu trước cộng đồng doanh nhân trẻ người Việt với sức sống và nguồn năng lượng đáng nể. Phải thừa nhận khả năng truyền cảm hứng của vị tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ. Bên cạnh đó, ông Obama cũng cho thấy khả năng dẫn dắt chương trình, sự chân chất và gần gũi khi vừa đặt câu hỏi, vừa trả lời câu hỏi với các bạn khởi nghiệp người Việt.

Tôi chưa có dịp gặp ông, nhưng quan sát những gì ông làm cho nước Mỹ, và những gì ông làm cho quan hệ Việt-Mỹ, tôi thật sự muốn hỏi ông rất nhiều điều, rằng: “Điều gì tạo ra một nhà lãnh đạo chân chính? Và động lực nào để ông cùng nước Mỹ vượt qua được một giai đoạn vô cùng khó khăn như thời gian qua?” Chợt nhớ đến một bài báo đăng trên tờ The New York Times, rằng “tôi sẽ nhớ Barack Obama nhiều lắm!”.

Theo Blog của Cao Huy Huân (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.