logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/05/2016 lúc 09:19:10(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhà văn Nguyễn Quang và nhà văn Minh Đức Hoài Trinh trong ngày ra mắt hai tác phẩm Trà Thất và Ngoại Tình. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

WESTMINSTER - Chiều Chủ Nhật, ngày 22 tháng 5, 2016 Trung Tâm Minh Đức Hoài Trinh – Nhân Ảnh Tân Văn đã tổ chức ra mắt hai tác phẩm “Trà Thất” và “Ngoại Tình” của nhà văn Minh Đức Hoài Trinh và phu quân, nhà văn Nguyễn Quang, tại hội trường Trung Tâm Việt Ngữ Minh Đức, 14072 Chestnut St, Westminster, CA 92683.
Buổi ra mắt hai tác phẩm trên được nhiều văn, nghệ sĩ , thân hữu và đồng hương tham dự. Ngoài hai diễn giả lên điểm sách là nhà giáo Quyên Di và Người Tù Cuối Cùng Phạm Gia Đại, buổi ra mắt còn lồng trong một chương trình văn nghệ phong phú với các ca nghệ sĩ: Bạch Thiên Tường, Đỗ Trọng Thái, Hà Trúc Mai, Hoàng Đình Nguyên, Hùng Ngọc, Mạnh Bổng, Ngô Tín và Erlinda, Pha Lê, Quốc Võ, Quỳnh Hoa, Quỳnh Thúy, Thúy An, Đặc biệt Nhóm Phù Sa với Băng Tâm, Khánh Lan, Thanh Châu, Ngọc Nga, Ngọc Lan và nhạc sĩ Phạm Tú trình diễn điệu múa “Cây Đa Quán Dốc”, dân ca miền Bắc được tán thưởng nồng nhiệt.

Sau nghi thức chào cờ khai mạc do nhà giáo Nguyễn Tòng Tôn phụ trách, MC Hồng Vân giới thiệu chương trình và mời diễn giả, giáo sư Quyên Di lên điểm sách “Trà Thất”.

Với gương mặt hiền hòa, giọng nói nhỏ nhẹ và duyên dáng, nhà văn Quyên Di đã khiến hội trường im phăng phắc, không nghe một tiếng động nhỏ, mọi người chăm chú nghe ông giới thiệu về nghệ thuật uống trà mà chính ông cũng là một người ghiền trà, được các học trò quí mến biếu tặng nhiều loại trà ngon, nhưng cách thức uống trà hiểu biết về nghệ thuật uống trà thì ông nói, ông còn thua xa nhà văn Minh Đức Hoài Trinh, vì trong suốt 204 trang sách, tác giả không chỉ cho độc giả cách thưởng thức các loại trà, nhưng nó được lồng trong một câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc mà ông Lưu Anh Tuấn, Hội Nhân Ảnh Tân Văn trong Lời Bạt cho tác phẩm đã viết “Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh viết tác phẩm này với kiến thức thanh tao về trà và kinh nghiệm đời sống thanh cao để vườn hoa văn học Việt Nam có thêm tác phẩm về trà.”

Ngoài giáo sư Quyên Di, nhà văn Phạm Gia Đại, tác giả cuốn “Người Tù Cuối Cùng” cũng chia sẻ thêm về sự suy nghĩ của ông qua tác phẩm Trà Thất.
UserPostedImage
Vũ khúc “Cây Đa Quán Dốc” do nhóm múa Phù Sa trình diễn được tán thưởng nồng nhiệt. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Sau một số tiết mục văn nghệ, chương trình bước qua phần giới thiệu tác phẩm “Ngoại Tình” của nhà văn Nguyễn Quang. Cũng với giọng nói nhỏ nhẹ pha lẫn chút khôi hài rất có duyên, nhà văn Quyên Di cho biết, ông không có một chút kinh nghiệm gì về “ngoại tình” nhưng lại “bị bắt cóc lên nói về đề tài ngoại tình làm ông bối rối không ít.”

Có tiếng trong hàng khán giả ngồi bên dưới “Làm sao biết ông thầy không ngoại tình?”

Tuy nói không có chút kinh nghiệm gì về ngoại tình nhưng ngay sau đó, nhà văn Quyên Di lại một lần nữa khiến mọi người chăm chú theo dõi khi ông lược qua cốt chuyện Ngoại Tình của nhà văn Nguyễn Quang, một câu chuyện tình lãng mạn, và để làm cho không khí thêm hứng khởi, giáo sư Quyên Di mời xướng ngôn viên truyền hình Khoa Cát lên đóng vai Phương Mai còn mình đóng vai người yêu của Phương Mai là Vĩnh Phúc để diễn lại cảnh ngọt ngào, đê mê mà đôi thanh niên nam nữ Vĩnh Phúc – Phương Mai trong Ngoại Tình của nhà văn Nguyễn Quang đã viết, đồng thời trong đoạn văn tác giả có mấy câu thơ tiếng Pháp nên xướng ngôn viên Hồng Vân được mời lên sân khấu trổ tài đọc thơ tiếng Pháp. Sau đó, nhà văn Phạm Gia Đại cũng có thêm một số nhận xét về tác phẩm.

Nhà văn Nguyễn Quang lên cám ơn Nhóm Nhân Ảnh Tân Văn, cảm tạ công ty ERS Insuarance đã tài trợ chi phí, Trung Tâm Việt Ngữ Minh Đức, Thánh Thất Cao Đài, Nhóm IT Học Bổng Phạm Trường Tân và anh chị em thân hữu đã hết lòng yểm trợ mọi mặt để hoàn thành hai tác phẩm và cám ơn tất cả mọi người đã thương mến hai vợ chồng ông đến tham dự buổi ra mắt sách hôm nay.

Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh không xa lạ trong văn giới Việt Nam và quốc tế. Bà sinh tại Huế, con quan Tổng Đốc Võ Chuẩn, ông nội bà là Võ Liêm, Thượng Thư Bộ Lễ của triều đình nhà Nguyễn. Năm 1964 bà du học Pháp về ngành Báo Chí và Hán Văn tại trường ngôn ngữ Đông Phương La Sorbonne, Paris.

Năm 1967, tốt nghiệp, bà làm cho đài truyền hình Pháp ORTF và đi làm phóng sự nhiều nơi trên thế giới. Năm 1972 bà được cử theo dõi và tường thuật cuộc hòa đàm Paris. Năm 1973 bà sang Trung Đông theo dõi cuộc chiến Do Thái nhưng quan trọng nhất là bà đã đứng ra thành lập Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại sau biến cố 1975 và được Văn Bút Quốc Tế công nhận. Bà đã trước tác nhiều tác phẩm và những bài phóng sự nổi tiếng.
Danh ca Thanh Thúy có nhận xét về bà như sau, “Những đóng góp của bà Minh Đức Hoài Trinh cho quê hương, cho nền văn học Việt Nam sẽ mãi mãi được ghi nhận.”

Nhà văn Nguyễn Quang là người làng Khánh Hưng, Sóc Trăng. Du học Pháp 1950, tốt nghiệp Cử nhân Toán. Từ 1955 -1962 du học Anh quốc về ngành Kinh Tế - Chính Trị. Sau đó trở lại Pháp hợp tác với nhiều nhà xuất bản và năm 1980 sang Mỹ định cư đến ngày nay. Nhà văn Nguyễn Quang đã cho ra mắt các tác phẩm: Văn Nghiệp Cuộc Đời Minh Đức Hoài Trinh, Nhập Gia, Ông Giáo Làng, Ốc Mượn Hồn, Một Giấc Mơ, và sẽ xuất bản Nhân Sinh Quan và Đứa Con Rơi.

Đồng hương muốn có hai tác phẩm trên xin liên lạc nhà văn Nguyễn Quang (714) 892-1351 hay email: mdhtvn@gmail.com

Thanh Phong/ Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.052 giây.