logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 05/05/2013 lúc 11:44:55(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cảnh bắt người thô bạo


Sáng ngày 5/ 5/ 2013 “Quyền con người” bị chà đạp trong Buổi Dã ngoại thảo luận về “Quyền Làm Người” tại Việt Nam.

Với “Hội chứng sợ đông người”. Các cơ quan chính quyền, công an viện dẫn Nghị định số 38-2005-NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA (ngăn cấm tụ họp nơi công cộng và dưới lòng đường từ 5 người trở lên) để trấn áp và bắt bớ một số đồng bào nhân dân ôn hòa tham gia Buổi Dã ngoại thảo luận “Quyền Làm Người” trong phạm vi khuôn khổ mà Hiến Pháp, pháp luật Việt Nam và Công Pháp Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc qui định cho mọi công dân của mọi quốc gia, trong đó CH/XHCN/VN ký kết tham gia thực thi năm 1982.


Điều 69 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định:


“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
UserPostedImage
Tuyên ngôn Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc


Điều - 3: Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.


Điều - 7: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.


Điều -12: Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.


Điều - 19: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.


Điều 20: Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa. Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể nào mà mình không mong muốn.


“Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến và lập Pháp.”(Điều 83, Hiến pháp 1992)


Trong tất cả 11 khoản của Điều 112, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, Hiến pháp 1992 không có bất cứ điều khoản nào cho phép Chính phủ ban hành thông tư hay nghị định trái và vượt lên trên Hiến Pháp để hạn chế hay can thiệp vào quyền tự do của công dân đã được qui định trong Hiến pháp (Phụ lục 6- Điều 83, Hiến pháp 1992) như hai Nghị định số 38-2005-NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA (hoàn toàn Vi Hiến nói trên).
Cho đến nay, 2013, Quốc hội chưa ban hành bất cứ điều luật nào để hướng dẫn hoặc hạn chế quyền biểu tình. Điều đó có nghĩa là: Không (hoặc chưa) có ràng buộc pháp lý nào đối với quyền hội họp và biểu tình, vì vậy mọi công dân hoàn toàn có quyền tự do hội họp hay biểu tình ôn hòa, mà không phải làm bất cứ thủ tục đăng ký, xin phép nào cả.


Tưởng chừng những điều đơn giản ấy, mọi cán bộ công chức “nhà nước,đảng” tất yếu phải nằm lòng – Nhưng mang một thứ bệnh “kinh niên”, họ - nhà nước, đảng “ta” như có “tật” hay giật mình, ám ảnh bởi “Hội chứng sợ đông ngườihay Sợ lật đổ” - thường xuyên ngồi xổm lên Hiến Pháp, Pháp Luật, thô bạo, trắng trợn chà đạp “nhân quyền” của đồng bào, những người đang “nuôi” họ mà không hề biết xấu hổ với công luận trong nước và quốc tế, như những “hoạt cảnh” sáng ngày 5/5 tại hai TP/HàNội và Sài Gòn.

Đánh đuổi quét thực dân đi giành được chính quyền, họ, CSVN, nhờ có “đông người” đồng bào nhân dân hưởng ứng không tiếc máu xương hy sinh che chở, giúp đỡ. Thắng được kẻ thù rồi CSVN lại sợ “đông người” …Lại “tàn bạo dã man với dân ta còn hơn cả thực dân” (lời Tướng Trần Độ-nhật ký Rồng Rắn) –Trăm năm trước với “thực dân” đô hộ, cả nước còn được xuất bản mấy chục tờ báo tư nhân các loại, nhưng sau trăm năm “đảng ta” cầm quyền “tự do ngôn luận” nhưng dứt khoát không một tờ báo nào được xuất bản bởi tư nhân? Không biết, CSVN sợ “cái gì” nếu nói: Họ là chính quyền của nhân dân? rất buồn cười, họ, CSVN “không giống ai” với bất cứ đảng phái hay nhà nước nào trong khối ASEAN!?.


Thậm chí bản “Tuyên ngôn quốc tế Nhân Quyền” – Năm 1982, nhà nước “ta” ký xong là “dấu kỷ” gần 20 năm mãi khi Internet phủ mạng toàn cầu, toàn dân mới nhìn thấy? Một tuyên ngôn “nhân quyền” cao quí mà mọi Chính Phủ, nhà nước văn minh đều có bổn phận phổ biến, cùng toàn dân phối hợp thực thi nâng tầm văn minh văn hóa của quốc gia mình đồng bộ với nhân loại thế giới. Họ, CSVN, hình như muốn toàn dân VN chỉ là bầy “khỉ, vượn” để dễ bề cai trị!?.


Nhưng là điều không thể - Bởi Nhân quyền, là quyền của con người: (Human rights) quyền đương nhiên của toàn nhân loại không thể bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. (trừ chế độ độc tài cộng sản) Các chính phủ trong thể chế dân chủ không có quyền ban phát các quyền tự do cơ bản này mà chính các chính phủ được nhân dân lập ra đó là để bảo vệ các quyền tự nhiên phải có của mỗi con người, quyền mà mọi cá nhân hiển nhiên có do sự tồn tại của chính mình.


Các quyền này không thể bị tiêu hủy một khi xã hội dân chủ, dân sự, được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ dân chủ nào có thể xóa bỏ hoặc “chuyển nhượng” các quyền này của công dân, tất cả các nền dân chủ trong một cộng đồng quốc tế (LHQ) đương nhiên như được giao trọng trách trong việc xây dựng các cấu trúc xã hội lập Hiến, lập Pháp quốc gia mình để bảo đảm cho các quyền con người đã được phổ quát qui định là một chuẩn mực đồng đẳng cho toàn nhân loại vì vậy nó phải được tôn trọng bất kể chủng tộc vị trí thứ hạng quốc gia.


Khác với chế độ độc tài quyền lực cộng sản, khái niệm tự do, dân chủ, nhân quyền hiện đại đã mang nhiều nội dung văn minh mới mẻ, rộng rãi hơn hai thế kỷ trước. Ý niệm dân chủ trong toàn cầu hóa hiện nay thường được đồng nhất với ý niệm bình đẳng cho mọi dân tộc. Và thực chất của bình đẳng là sự thừa nhận cho mọi người mọi chủng tộc quốc gia có cùng phẩm giá nhân cách như nhau mà “ tự do dân chủ là tối thượng, quyền con người là thiêng liêng bất khả xâm phạm”. Trên nền văn hóa truyền thống con người đó, Hiến pháp, luật pháp được xây dựng sao cho thể hiện được sự tôn trọng quyền thiêng liêng là của cá nhân, mà nguồn gốc từ đó tạo nên quyền lực chính trị phục vụ nhân dân.


Mọi chính quyền đều bị giới hạn bởi luật pháp và chủ thể là nhân dân. Quan hệ xã hội giữa người dân với quyền lực nhà nước là quan hệ hổ tương theo quan niệm sự cai trị phải dựa trên cái nền “chân thiện mỹ” thượng tôn Pháp Luật. Vì vậy dân chủ và nhân quyền phải thực sự tuyệt đối tôn trọng đó là một biện pháp để ngăn ngừa bất kì cá nhân hay nhóm quyền lực nào lạm dụng thực thi quá nhiều quyền lực ra ngoài khuôn khổ Hiến Pháp.


Việc mới đây đồng bào nhân dân nghe nhà nước, đảng “ta” thì thầm hội ý thay đổi tên chế độ nhà nước cộng sản Việt Nam cho có “thiện cảm” với quốc tế - (cái áo không làm nên thầy tu) Điều đó không quan trọng bằng: “ Nhà nước, đảng CSVN” nên biết, không chỉ được phép làm những gì trong khuôn khổ Hiến Pháp luật pháp qui định mà còn phải biết tôn trọng đồng bào nhân dân khi họ được phép làm những gì mà Luật Pháp không cấm. Điều đó có thể có chút thiện cảm với quốc tế còn hơn là mượn cái áo, bởi đã là “cộng sản” thì không thể và không bao giờ là “thầy tu”.

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)

Sửa bởi người viết 05/05/2013 lúc 11:47:21(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.