Dân chủ là một ý niệm khó tưởng tượng trong truyền thống Đông Á. Dân chủ không chỉ hiện hữu trong các khát vọng mà chủ yếu phải là thực
tiễn chính trị. Nếu hiểu theo chiều hướng này thì chưa có giai đoại nào trong lịch sử Trung Hoa có thể lấy làm thí dụ.
Trung Quốc có một truyền thống quân chủ chuyên chế lâu bền và liên tục nhất so với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Mô hình chuyên
chế đó biểu lộ dới ba dạng thức: chuyên chế quân phiệt, chuyên chế pháp quyền và chuyên chế quan liêu...
Chuyên chế quan liêu chịu ảnh hưởng của Nho Giáo đã có truyền thống đậm nét nhất, liên tục nhất và lâu dài nhất. Nho Giáo đã tạo Trung
Quốc thành một “xã hội luân thường” gồm toàn những con người chức năng và nghĩa vụ. Họ đã vì luân lý của Khổng Tử mà chịu hy sinh tự do
để dựng nên những đế chế tồn tại quá lâu trong lịch sử.
So sánh với các xã hội Tây Phương ta thấy có một sự tương phản rõ rệt. Cá nhân trong xã hội Tây Phương là loại cá nhân đồng loạt, tương
tác hàng ngang trong xã hội. Cá nhân đó buộc phải chấp nhận sự tồn tại của các cá nhân khác trong tư cách đồng hạng, bình quyền và bình
đẳng. Loại cá nhân này cần đến các khế ước xã hội, đến pháp luật, đến tư hữu để bảo vệ tự do của mình. Họ coi tự do là một vấn đề sinh tử,
vì thế cho nên một số nước Tây Phương đã nhanh chóng trờ thành dân chủ.
Một ngộ nhận nguy hiểmSau cuộc trấn áp Thiên An Môn năm 1989, Đảng CSTQ bị phá sản về mặt đạo đức. Trong nước gần như không còn ai tin vào những khẩu hiệu
mà Đảng vẫn hô hào về xã hội chủ nghĩa. Ngoài nước mô hình chính trị Trung Quốc bị cả loài người ghê tởm.
Mặc dầu bị tai tiếng như thế, nhưng 20 năm sau, Đảng CSTQ đã tạo được sự ủng hộ mới của quần chúng qua thành tích đã đem lại một sự
phát triển kinh tế đáng kinh ngạc và qua cố gắng làm hồi sinh chủ nghĩa Đại Hán. Những việc này tạo ấn tượng chế độ đang tìm cách tự do
hóa, nhưng đây là một ngộ nhận nguy hiểm.
Ưu tiên hàng đầu của Đảng CSTQ vẫn như cũ là nắm giữ quyền lực tuyệt đối. Tăng trưởng kinh tế không bao giờ dẫn đến dân chủ khi mà chế
độ độc tài, độc đảng vẫn còn tồn tại. Thật ra Đảng CSTQ chỉ đang cố gắng hiện đại hóa chủ nghĩa chuyên chế để thích ứng với thời đại.
Trong khi kinh tế tăng trưởng, Đảng tìm cách liên hiệp với các lãnh tụ kinh doanh, sẵn sàng ủng hộ chế độ chuyên chế để đổi lại sự giàu có.
Thay vì xuất hiện như giai cấp trung lưu với khả năng thách thức chính quyền, nhóm lãnh tụ kinh doanh này ủng hộ đường lối cai trị bằng biện
pháp mạnh để dẹp yên những bất ổn trong dân chúng.
Điều đáng chú ý hơn cả là Đảng CSTQ đang tìm cách xuất cảng sách lược nói trên ra nước ngoài và yểm trợ tài chánh cho những nơi mà mô
hình “tư bản chuyên chế” này đang được sao lại. Việt Nam đang nhắm mắt sử dụng chiếc phao cứu vớt đó. Mô hình tư bản chuyên chế là một
thách thức đối với các giá trị dân chủ, một thách thức cần cảnh giác.
Sự lạm dụng nguyên tắc dân chủ Nguyên tắc dân chủ bị Trung Quốc và các nước độc tài Đông Á lạm dụng nhiều nhất là nguyên tắc “chủ quyền quốc gia”. Thuật ngữ này xuất
phát từ tư tưởng của Macheaveli và Jean Bodin, và qua dòng chảy của lịch sử đã được các quốc gia Âu Châu bồi dưỡng khi ký kết Hiệp Ước
Wesphalia (1648) để xác nhận chủ quyền của Thụy Sĩ và Hòa Lan. Việc sử dụng ý niệm này rất hạn chế trong thế kỷ 17 và phải đợi đến thế kỷ
20 mới trở thành thông dụng.
Trong Bản Tuyên Ngôn Bangkok năm 1993, một số nước Á Châu đã căn cứ vào ý niệm “chủ quyền quốc gia” để đòi hỏi phía Tây Phương phải
tôn trọng lãnh thổ, không được can thiệp vào công việc nội bộ và không được sử dụng “nhân quyền” để tạo áp lực chính trị.
Hiển nhiên là tất cả những nguyên tắc dân chủ và tự do nói trên đều là những sản phẩm của văn hóa Tây Phương nhưng đã được nhóm người
bênh vực các giá trị Á Châu đem ra sử dụng một cách lạ kỳ. Lạ kỳ ở chỗ trong khi họ đả kích dữ dội các ý niệm về nhân quyền thì họ lại trân
qúy một cách quá đáng ý niệm chủ quyền quốc gia.
Họ không hiểu rằng sự phát triển của ý niệm chủ quyền quốc gia và ý niệm nhân quyền là sự phát triển song hành. Không những thế, giữa hai ý
niệm đó còn có ba mối liên hệ mật thiết.
Thứ nhất, quy chế bình đẳng và độc lập của chủ quyền quốc gia trong sinh hoạt quốc tế, chỉ là sự quảng diễn của cùng một loại quy chế ban
cho nhân quyền trong sinh hoạt giữa con người và con người. Nếu nguyên tắc chủ quyền quốc gia được đặt ra để bênh vực những quốc gia
nhỏ yếu chống lại sự đàn áp và hà hiếp của các quốc gia lớn mạnh hơn, thì cũng chẳng khác gì trường hợp nguyên tắc nhân quyền được đặt
ra để bênh vực những cá nhân và tập thể nhỏ bé chống lại sự lạm dụng của các lực lượng xã hội lớn mạnh hơn. Cả hai ý niệm đó đều nhằm tái
phân phối sự bất bình đẳng về quyền lực.
Ngày nay khi giá trị của ý niệm chủ quyền quốc gia dần dần trở thành lỗi thời thì những nước bị hội chứng thuộc địa ám ảnh vẫn chưa theo kịp
đà tiến hóa của tiến trình thay đổi này. Lạ kỳ hơn nữa là khi sử dụng ý niệm chủ quyền quốc gia để lưu ý các nước Tây Phương không được
hà hiếp các tiểu quốc đang phát triển, thì chính các tiểu quốc này lại dùng ý niệm đó như một chiếc lá chắn để tự do vi phạm quyền của con
dân trong nước họ. Làm như vậy không chỉ là một sự vi phạm luân lý mà còn hạ thấp tư cách và trình độ văn minh của giai cấp lãnh đạo quốc
gia họ trước mắt cộng đồng thế giới.
Thứ hai, nếu xét về phương diện chức năng thì nhân quyền còn bổ túc cho chủ quyền. Thật vậy, trong thời kỳ Trung Cổ, cá nhân chỉ sống và
phụ thuộc vảo quyền hành của những đơn vị dân cư nhỏ như bộ lạc, xóm làng... Sang thời hiện đại, những cấu trúc xã hội này bị loại bỏ để
nhường chỗ cho Nhà Nước. Chính vì có sự thay đổi này mà Nhà Nước nắm trong tay một quyền lực quá lớn, đã đe dọa nhân quyền. Trái lại,
cá nhân chỉ có tay không nên khó có thể bảo vệ những quyền tự do bẩm sinh của chính mình.
Vì thế, người ta nghĩ ra ý niệm nhân quyền để trang bị cho cá nhân phương tiện tự bảo vệ hầu chống lại sự bạo ngược của kẻ cầm quyền. Đó
là một bài học về liên hệ chức năng giữa hai ý niệm chủ quyền và nhân quyền không thể nào không biết tới.
Thư ba, giữa chủ quyền và nhân quyền còn có một liên hệ khác về phương diện luân lý. Về mặt này, người ta đưa ra quan điểm Nhà Nước
không được phép ỷ vào quyền lực của mình để vi phạm nhân quyền. Trái lại Nhà Nước có trách nhiệm phải bảo vệ những quyền đó. Trách
nhiệm này là trách nhiệm giải phóng con người khỏi sự quản chế quá chặt chẽ của bộ lạc, xóm làng, mà Nhà Nước đã được nhân dân giao
phó. Cho nên chủ quyền phải được nhân quyền bổ túc và tăng cường để có chính danh tồn tại.
Chủ quyền có thể mang tính tuyệt đối trong sinh hoạt quốc tế giữa các quốc gia với nhau để thực hiện bình đẳng, nhưng không thể được coi
như vô giới hạn trong sinh hoạt quốc nội. Từ thực tế này, có thể khẳng định rằng: không có chủ quyền nếu không có nhân quyền và can thiệp
vào sự đàn áp nhân quyền của một quốc gia không phải là can thiệp vào việc nội bộ của xứ này.
Những người muốn làm giảm giá trị của các ý niệm nhân quyền Tây Phương thường nói rằng: “Thế giới được phân chia thành hai khu vực văn
hóa: khu vực Á Châu gồm các nước Đông Phương và khu vực Tây Phương gồm các nước Âu Châu và Bắc Mỹ. Cho nên mọi xâm phạm của
bên nào vào lãnh vực văn hóa của bên kia phải được coi như một “hành động đế quốc văn hóa” và mọi giá trị văn hóa mỗi bên nêu ra chỉ có
giá trị tương đối.
Thật ra, nếu muốn vô tư thì phải nói rằng, thế giới không có hai hệ giá trị văn hóa ngang hàng Tây Phương và Đông Phương. Nếu phải so sánh
hai nền văn hóa này thì chỉ có thể là sự so sánh giữa cái “hiện đại” và cái “lỗi thời”. Tây Phương với sức phát triển về mọi mặt tương trưng cho
cái ‘hiện đại”. Còn Đông Phương với sự tụt hậu về mọi mặt tượng trưng cho cái “lỗi thời”. Bằng chứng dễ nhận biết nhất là các “giá trị” Á Châu
đã tỏ ra bất tương hợp với các giá trị hiện đại của nhân loại như nhân quyền và dân chủ.
Kết luậnCách nhìn và sự lưỡng phân tuyệt đối nói trên không được người Tây Phương công nhận, vì chủ nghĩa dân chủ tự do với sự nhìn nhận các
quyền dân sự, chính trị và các quyền của thiểu số không xa lạ gì đối với Á Châu mà trái lại còn phù hợp với điều kiện của vùng này. Giữa hai
chủ nghĩa thật ra không có bất cứ một tình trạng đối chọi nào như nhiều người tưởng tượng.
Nhìn vào tình trạng thay đổi hiện nay ở Á Châu, ta thấy sự phát triển kinh tế đã kéo theo hiện tượng đô thị hóa nhanh chóng và sự lan tỏa của
kinh tế thị trường vào các ngõ ngách của xã hội. Kinh tế thị trường cũng kéo theo sự phổ biến việc sử dụng nhân tài, tinh thần thi đua trong mọi
lãnh vực, cơ hội nâng cao giáo dục quần chúng, nâng cao hiểu biết kỹ thuật và nới rộng hoạt động thông tin. Tất cả những thay đổi đó đều là
những lực phát triển theo hướng hỗ trợ cho tính phổ quát của cá nhân chủ nghĩa.
Nói như vậy để chứng minh là các dân tộc Á Châu không xa lạ gì với tiêu chuẩn của tự do nhân quyền trong dĩ vãng cũng như trong hiện tại và
chủ nghĩa tự do không phải là khó chấp nhận đối với các dân tộc trong vùng./.
Tháng 5 năm 2016
Nguyễn Cao Quyền
Sửa bởi người viết 31/05/2016 lúc 06:39:19(UTC)
| Lý do: Chưa rõ