logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 08/06/2016 lúc 07:51:12(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Những ngày đầu tháng 6, thời tiết ban ngày quận Cam bỗng nhiên nóng rát. Mùa Hè dường như vội vã tới không báo trước nên phải tìm mãi mới moi ra được cái áo sơ mi mỏng xếp tít bên dưới đáy ngăn tủ.

8 giờ tối mà không gian còn bảng lảng ánh chiều và gió mát nhẹ nhàng lên các đỉnh cây. Khí hậu ở đây là quà tặng tuyệt vời nhất California giành tặng cho các cư dân một lần ghé qua là tâm hồn hay bước chân dừng lại, không nỡ rời.

Cùng thời điểm này, Paris và một phần phía Nam nước Pháp đang ngập lụt vì thiên tai. Nước sông Seine dâng cao kỷ lục, có lúc sâu gần 6 thước kể từ năm 1910 thế kỷ trước. Cùng với Pháp, các nước Đức, Bỉ và Áo cũng chia chung khổ nạn từ những trận mưa không dứt và những dòng sông chan chứa nước, hung hãn cuốn người đi.

Dẫu thế nào, đêm nay, hội quán âm nhạc Lạc Cầm trên đường Moran, giữa thủ phủ tinh thần của người Việt tị nạn di tản, không quảng cáo mà tổ chức trong vòng thân hữu, cuộc hội ngộ với danh ca Tâm Vấn có mặt tại quận Cam trong chuyến đi thăm con cái và bằng hữu của bà đã thành lệ từ hơn một thập niên qua.

Thính phòng ấm cúng ánh đèn vàng, khá đông người tham dự phần lớn biết nhau, đã ngồi gần kín hết những dãy ghế trong không gian lao xao tiếng người cười nói, chào hỏi thân tình.

Như một nét văn hóa đặc thù khó thay đổi của người Việt, đêm vui bắt đầu trễ gần một tiếng đồng hồ so với giờ hẹn. Sau lời giới thiệu trang trọng và đầy thương yêu của MC Hoàng Trọng Thụy, nữ danh ca Tâm Vấn ngoài bát tuần, xuất hiện trên sân khấu. Dù thời gian chồng chất, dù bà “đang sống ở một Sài Gòn bây giờ ngộp thở vì ô nhiễm và độc tố, một Sài Gòn khi bà vội vã lên máy bay để chạy trốn, nắng nóng đang nung chảy người và vật,” (như lời bà chia sẻ trong hơi thở gấp) mọi người vui mừng vẫn thấy ở bà phong thái không suy suyển từ lần gặp cách nay 4 năm. Vẫn dáng dấp điềm đạm mà tươi tắn, vẫn giọng nói trầm ấm có những âm vui, vẫn đôi mắt nhung tô quầng đậm, thăm thẳm bầu trời đêm lấp lánh sao.

Cũng giống như cách nay 4 năm, bà tự dẫn giải phần trình diễn tạ lòng tri kỷ tới nghe mình, duyên dáng và khéo léo nối kết những quãng đời đáng nhớ với âm nhạc qua những đoản khúc ngắn phù hợp với kỷ niệm. Bà nói bà nhớ bạn bè ngày xưa, thèm chuyện trò với họ, rồi bà cất tiếng hát một trích đoạn trong Hoài Cảm của Cung Tiến Lòng cuồng điên vì nhớ... Đến nốt nhạc cao, bà khẽ nhấc đôi vai, thận trọng lấy hơi vào buồng phổi, thận trọng nhả buông từng chữ rồi nhẹ nhàng tan loãng... Ở tuổi ngoài 80, đã thật xa cái thời tiếng hát Tâm Vấn mượt mà, nhung lụa, bay lượn tung hoành dưới ánh đèn sân khấu nhưng ở đây, đêm nay, bà vẫn giữ được sự tự chủ thanh lịch và đáng yêu. Chờ đợi nhau trong mơ, có bao giờ thấy nhau lần nữa...Bà vẫn có thừa càm xúc làm lay động trái tim người nghe. Bà cũng hát Nỗi Lòng của Nguyễn văn Khánh Lòng vẫn biết nếu yêu rồi một ngày, là đến với đớn đau nhưng sao trong ta cứ vẫn yêu, vẫn nhớ. Tình đó khiến xuôi lòng ta đau... Thanh âm tiếng hát bà không còn cái trong trẻo của hạt mưa lưng trời, không còn cái long lanh của chuỗi ngọc lưu ly nhưng thay vào đấy, tiếng hát bà giờ đây như lửa khuya trong lò sưởi, ấm áp, dịu dàng, êm ả. Bà với tiếng hát mình như hai người bạn tâm giao thân thiết, suốt đời kề cận bên nhau nên, bà kể, có nhiều lúc bà đóng cửa phòng, trò chuyện bằng tiếng hát của người bạn buồn vui không rời nhau nửa bước ấy để thấy cả hai... còn trẻ.

Ngoài MC Hoàng Trọng Thụy, đêm hội ngộ Tâm Vấn còn có mặt Thạch Hoàng, trưởng nam của bà. Sau mấy năm làm công việc sắp đặt hậu sự cho mấy ngàn đồng hương gần xa khắp nơi, tối nay, trong bộ complet màu sẫm, may cắt khéo, trông anh có vẻ ngoài trầm lặng hơn xưa. Trong ba bài anh hát tặng cử tọa, bản Smile để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc hơn cả.

Smile nguyên thủy là bản nhạc không lời, được Charlie Chaplin sáng tác năm 1936 để làm nhạc nền cho cuốn phim Modern Times do ông đạo diễn, sản xuất và thủ vai chính. Phải tới 18 năm sau, hai nhà thơ John Turner và Geoffrey Parsons mới cảm hứng từ tiết điệu và tâm ý tươi vui của bản nhạc mà đặt lời cho Smile để rồi từ đó, tác phẩm đã nhanh chóng được nhiều thế hệ ca sĩ thể hiện, kể cả danh ca Barbra Streisand, với bà, những ca khúc gắn liền với cuộc sống là những ca khúc giá trị.

“... Hãy cười lên dù lòng em đớn đau, dù trái tim em tan nát và khi bầu trời đầy mây, em sẽ sống nếu em biết cười để vượt qua sợ hãi và phiền muộn. Cho dù mắt em rưng lệ, đây chính là lúc em càng phải cố gắng cười. Chỉ cần em biết cười để thấy cuộc sống vẫn có ý vị biết bao!”

Và, với vẻ mặt bình an đượm chút ngậm ngùi, Thạch kể anh đã trải qua thời gian gần đây thôi, sống trong một cái gara với 7 cái không to tướng trong đời: không nhà cửa, không việc làm, không tình yêu, không tiền bạc, không vợ, không con, không tương lai, cũng chỉ nhờ biết cười vui qua những ngày mưa gió trong đời, giờ đây bỗng chốc anh có hết mọi thứ, nhiều hơn mơ ước để có thể đem chia. Anh hát Smile xuất sắc, với một diễn đạt đầy cảm xúc. Bằng tâm tình một người đã có lúc thực sự không còn hy vọng nhưng không chấp nhận tuyệt vọng, nay nhìn lại quá khứ với lòng biết ơn những may mắn tình cờ đã tới với anh như mặt trời một sáng mùa đông chợt ra khỏi mây mù ảm đạm, soi chiếu vào ngày tháng tẻ lạnh của anh, cho anh phần thưởng của niềm tin. Giờ đây, những buổi trưa vắng ở khu nghĩa trang nơi anh làm việc, anh thường làm người hát rong đi giữa những hàng mộ chí, hát cho người dưới mộ nghe.

Nhìn T. Hoàng nói cười trong ánh đèn mờ ảo của cái sân khấu nhỏ ngổn ngang nhạc khí, hát hay, chia sẻ vừa đủ những kinh nghiệm sống quý giá của anh một thời đã qua và hiện tại, tôi cảm nhận cuộc đời như một thầy giáo lớn, khắc nghiệt và bao dung, luôn cho con người những bài học làm thay đổi số phận của nó một cách ngoạn mục. Vấn đề cốt lõi là con người có đủ sự khiêm nhượng để đón nhận và suy nghiệm về những bài học ấy hay không?

Ra về, tôi cứ luẩn quẩn mãi với cái hình ảnh vừa buồn, vừa lạ, vừa đáng yêu mà T. Hoàng vẽ vào tưởng tượng của tôi những buổi trưa trong nghĩa trang vắng lặng, anh một mình đi hát cho những người đã khuất nhưng anh tin là đâu đó trong cái thế giới im ắng không tiếng động này, họ vẫn còn muốn mãi được nghe những ca khúc thế gian được cất lên vang lừng giai điệu.

Những người nằm dưới mộ phần đã sống hết cuộc đời của họ. Đã từ giã hết mọi toan tính đua chen, hận thù, thương ghét. Đã rất hiền, đã vô hại. Còn gì chăng có lẽ chỉ là nuối tiếc đã không thể sống đẹp hơn, hữu ích hơn cho bản thân và người xung quanh. Ngoại trừ rất ít danh nhân, vĩ nhân, ra đi để lại tiếng thơm cho đời sau, phần đông họ là những tấm gương thành nhân trong muộn màng. Với cảm nhận của những người như T.Hoàng, như tôi, nay họ là những cái tên khắc trên mộ bia đi kèm với những dòng tưởng niệm gói ghém yêu thương, gợi nhắc người qua lại một tình thân ở cuối đường, không còn bị ngộ nhận, không còn bị chi phối bởi thói đời ấm lạnh nên cũng không bao giờ phản trắc, của một cộng đồng bình an, thanh sạch và đẹp đẽ đến vô cùng.

Kể từ biến cố 30 Tháng Tư, 1975, người Việt Nam ở trong hoàn cảnh phải lựa chọn bỏ nước ra đi, để lại mồ mả tổ tiên cha ông, cá nhân tôi không nghĩ là khi mình qua đời, sẽ được chôn cất ở một nghĩa trang nào đó ngoài quê hương mà muốn một hình thức tang lễ đơn giản hơn, được hỏa táng để tro bụi lại trở về tro bụi. Để tro bụi được tự do phiêu du về phương trời cũ, đậu xuống khu vườn xưa, mái trường ngày cắp sách đi học lần đầu, những con đường buồn vui từng in dấu chân qua. Đã tự nhủ lòng. Đã dặn dò con cái. Đã từ chối bốn bức tường gỗ nhỏ trong một căn nhà quanh năm bóng tối. Thế nhưng đêm nay, hình ảnh một người hát rong đi hát cho người yên nghỉ trong nghĩa trang gieo vào lòng tôi chút bùi ngùi, như thể giữa người sống và người chết dường như không là đoạn tuyệt, dường như vẫn còn cây cầu nối giữa hai bờ sinh tử để đoan chắc thương yêu không chấm dứt, không rữa mục với thời gian mà từ hữu hình hữu hoại trở thành vô hình bất hoại, từ cầm nắm được để dễ dàng bị vùi dập trở thành lơ lửng tầng không và mãi bay cao. Trạm đến cuối cùng của đời người ở nghĩa trang này có gì ngoài tình yêu khắc lên những tấm mộ chí?

Cảm ơn T. Hoàng với nụ cười hiền hậu luôn nở trên môi em để chống chọi với nghịch cảnh và vươn lên khi gió xoay chiều. Cảm ơn tiếng hát em chuyên chở thương đau qua miền hạnh phúc. Cảm ơn chung những duyên may đến trong đời, hé mở cho chúng ta cánh cửa gần thêm với cội nguồn an lạc.

Bây giờ mới càng thấm ngấm câu viết dường như của học giả Nguyễn Văn Vĩnh: “Người Việt Nam ta cái gì cũng cười.” Ngỡ như một lời mai mỉa nhưng ngẫm kỹ, hóa ra là một lời khen ngợi bởi vì nếu không cười, dân tộc ta đã không bao lần kiên cường đứng lên từ thảm họa.
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.