logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/06/2016 lúc 07:32:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giữa cuộc đời bon chen, mệt mỏi, ghềnh thác cheo leo, nơi an trú cho tâm hồn và cả thể xác một người thường là con đường tìm về tuổi thơ.

Tuổi thơ có những buổi sáng mùa Hè quáng quàng thức dậy với những tia mặt trời hồng len lỏi qua song cửa sổ vào phòng, tụt xuống giường,

ba chân bốn cẳng chạy vội ra chỗ hôm qua cuộc chơi còn dở dang vì ngày đã hết. Cái bếp lò bé tí nguội ngắt. Mấy cái niêu đất cũng bé tí,

ngổn ngang đồ ăn nấu dở, lăn lóc chờ đến hôm sau bắt đầu lại. Nhiều hôm khác không phải ở chỗ cái bếp lộ thiên này mà ở cái bãi sông cát

phẳng, lồng lộng nắng gió cách nhà một quãng đường, hôm qua cả đám nhóc con còng lưng đi tìm vỏ ốc và đuổi bắt dã tràng, hét cười inh ỏi.

Cũng có khi là một cái hẹn ở ngoài ngõ xóm để lũ tiểu yêu trao nhau mấy cọng tre non một đầu chấm nhựa mít để đi bắt ve sầu nhốt đầy túi

áo. Chao ôi những buổi sáng thần tiên của tuổi thơ ngây đời vui như ong bay ấy nay chỉ còn trong ký ức, may mắn thay, nghe như vẫn ngạt

ngào mùi hương cũ.

Hay là những buổi sáng mùa Ðông ướt át, trời mù, không biết ngày đã sang chiều hay mới trưa? Mặt phản gỗ lim tối hôm qua lúc đi ngủ,

đường bệ nằm yên ở vị trí của nó chiếm hết một góc nhà, sáng nay như một tảng đá bốn bề nước vây. Lắc lắc cái đầu tóc cắt bôm bê một

lúc cho tỉnh ngủ rồi hoan hỷ túm quần lên cao, thò một lúc cả hai chân xuống nước lạnh ơi là lạnh, đi tìm mẹ, tìm anh Sùng người hầu của bố,

căn dặn, nài nỉ anh: “Cho em đi chợ bằng bè chuối với anh nhé!” Anh Sùng quạu đeo: “Không được. Cụ biết thì tôi bị mắng.” “Em ngoan,

không nghịch nước đâu!” Cuối cùng thì anh cũng mủi lòng, cho theo. Con bé là tôi ngày ấy, ngồi thu lu trong mảnh tơi lá ở một đầu cái bè

chuối, thú vị nhìn anh Sùng đẩy cái sào tre đưa chiếc bè đóng bằng 4 thân chuối vạm vỡ, trôi băng băng qua cánh đồng và mấy con đường

ngập nước ra chợ. Những cảm xúc vụn vặt và quê mùa ấy là những va chạm đầu tiên của tâm hồn và cả hình hài nhỏ bé của tôi một thời thơ

dại với thiên nhiên, ngoại cảnh và con người, lưu giữ trong tôi biết bao kỷ niệm nồng nàn sức sống và tình yêu mãi mãi không mờ phai.

Thế nhưng tôi không sờ vào được quá khứ đã muôn trùng chia cắt. Quá khứ long lanh, ẩn hiện, nay như một linh hồn câm nín quẩn quanh

ngày tháng, trong tầm mắt mà ngoài tầm với, nhớ thương bao nhiêu cũng chỉ đành là thương nhớ thôi.

Hôm qua bất ngờ đến thăm một người bạn, thấy trên bàn ăn nhà bạn chiếc cặp làm bằng bìa cứng bên ngoài vẽ nhiều hình cartoons màu sắc

khá nghệ thuật. Nhìn theo hướng mắt tôi, bạn cười, hãnh diện khoe: “Tác phẩm của con cháu ngoại út ít 10 tuổi đấy!” Rút từ cặp ra mấy tờ

giấy đưa vào tay tôi, bạn cười, nói tiếp: “Chắc sau này đi theo chân bà ngoại H.”

Ðó là mấy bài thơ viết bằng Anh ngữ trên máy điện toán, mỗi bài một font chữ khác nhau, trình bày mỹ thuật với các họa tiết chọn lọc sẵn có

trong Word. Tôi đọc bài đầu tiên có tựa đề “WHERE I'M FROM,” ngạc nhiên thấy tuổi thơ một bé gái lên 10, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ, từ

cha mẹ thuộc những gia đình tỵ nạn chính trị sau biến cố 30 tháng 4, 1975 nhuộm đỏ đất nước của ông/bà/cha/mẹ em, có một lúc tự hỏi và

giải thích nguồn gốc mình. Nếu chữ nghĩa của người lớn thường được dùng để cực tả mọi tình huống trên đời với sự trau chuốt, tinh tế, đôi

khi mòn nhẵn và vay mượn nhau, chữ nghĩa của tuổi thơ hé lộ một thế giới tinh khôi, một khu rừng nguyên sinh chưa dấu chân qua. Tôi hân

hoan, rón rén bước vào, không chỉ thưởng thức những điều mới lạ mà còn ngơ ngác thấy mình đứng trước những điều cần khám phá.

Cô bé nói: “Em đến từ những gam màu nước, từ những tấm chăn đắp ấm áp và từ những chiếc bánh sinh nhật. Em đến từ một ngôi làng nhỏ

rộn rịp và thân thiện. Em đến từ những đóa sen xinh đẹp, nở rộ lao xao trên mặt hồ. Em đến từ sức lao động cần cù và kiên trì của bố, mẹ,

các chị, các cô, chú và các anh chị em họ của em. Em đến từ những chuyến đi nghỉ hè thư giãn của gia đình. Em đến từ niềm tin vững chãi và

đường hoàng đứng lên. Em đến từ phở và chả giò, từ những câu chuyện về bóng ma trong quá khứ và sự tử tế trong hiện tại. Em đến từ

nghệ thuật và những con thú nhồi bông. Và gốc gác em bắt nguồn từ đó.”

Có lẽ hằng đêm khi ánh sáng từ chụp đèn ngủ trong phòng cô bé tắt đi cùng với trang sách gấp lại và giọng đọc của bố hay mẹ chìm vào

bóng tối, nếu bé chưa là người lớn để băn khoăn nghiền ngẫm lại những gì bố mẹ vừa trao truyền thì tiềm thức thơ ngây của bé, trong giấc

ngủ, đã như mạch nước ngầm thấm đẫm tâm hồn và trí khôn của bé như thửa đất mới cày vỡ. Ôi chao, mùa màng hoa trái tốt tươi nào cũng

làm nên vẻ đẹp và sự giàu có của trần gian. Cảm ơn Trời Ðất cho mưa thuận gió hòa, cảm ơn Mẹ Cha cho công trình vun xới, cảm ơn Thầy

Cô giáo cho cơ hội tỏ bày để những khu vườn tuổi thơ đơm chồi, nẩy lộc.

Hãy nghe cô bé mô tả nỗi sợ hãi và “kinh nghiệm” vượt khó của bé trong bài FEARS. “NÓ tới gần, càng lúc càng gần hơn, tiếng di chuyển

nặng nề của những bàn chân khổng lồ. Em phải làm sao nhỉ? Em trốn ư? Em chống lại NÓ ư? Em kéo chăn phủ kín đầu. Thình thịch. Thình

thịch. Thình thịch. Tiếng những bước chân cứ lớn dần. Thế rồi bỗng nhiên NÓ ngừng ngang, đứng yên một chỗ và mỉm cười. Em vươn tới

nhưng em không chạm vào được NÓ và cũng không cảm giác NÓ. NÓ lại mỉm cười rồi bỏ đi. Trong cái đêm trời đầy sao ấy, em học được

bài học để cho những nỗi sợ hãi tan biến khỏi mình và em sung sướng đi vào giấc ngủ với những giấc mơ êm đềm.”

Tôi hình dung ra một buổi tối nào, cô bé một mình vào giường nhưng mẹ quên đóng cửa sổ. Ðêm đen thẫm ngoài vườn làm cô bé sợ, tưởng

tượng có con quái vật khổng lồ đang hung hãn tới gần với tiếng bước chân dậm thình thịch, thật ra là tiếng đập hối hả của trái tim nhỏ trong

lồng ngực nhỏ của bé. Tất cả can đảm để chiến thắng sợ hãi của bé lúc đó là quyết định không kêu cứu ầm ĩ mà cầm cự bằng cách kéo chăn

phủ kín mình. Quả nhiên, dưới cái pháo đài chăn bé tin là an toàn ấy, một lúc tiếng bước chân đầy đe dọa kia mất hút vì trái tim bé đã hết

những hồi trống trận, đã đập lại những nhịp bình thường. Ló đầu ra nhìn, cô bé tự cười mình. Sự yên lặng bình an xung quanh bé, trong ngôi

nhà có cửa sổ mở ra bầu trời lấp lánh sao dạy cho bé bài học đầu đời về sự tự chủ và gan dạ.

Chưa hết đâu các ông bà ạ! Bố bé có trồng mấy bụi hoa hồng và mấy cây ăn trái ở vườn sau. Mỗi buổi chiều bố đi làm về, bé thường theo

bố ra đấy, nhìn bố kéo cái ống cao su dài loằng ngoằng để tưới cây cỏ trong vườn. Bé không chỉ bầu bạn cho bố vui, bé cũng biết lấy thì giờ

quan sát cảnh trí nhiều màu sắc xung quanh, thưởng thức quà tặng hậu hỹ của thiên nhiên cho mọi người. Bé ngắm đóa hồng tươi tắn trong

nắng muộn, ghi nhớ hình ảnh nó. Ăn cơm xong, làm bài tập xong, chắc thế, bé làm thơ cho nó: “Lồ lộ, ngời ngợi sáng. Xinh xắn, dịu dàng,

thoảng lên thanh âm êm ái bài hát buồn gọi bạn của loài cá voi nhưng cũng rộn ràng tiếng chuông rung. Ðó là một đóa hồng, đang nở, đang

nở, cho tới lúc nó đột nhiên biến mất. Hay hoặc dở, nào ai biết nhưng nó đã thoát thai từ ánh sáng, lồ lộ, ngời ngợi.”

Theo chân cô bé rong chơi có nhiều bất ngờ thú vị. Bài thơ cho hoa hồng của cô không có tựa, cũng thình lình như lúc cô thấy nó trong nắng

và vì thế, cô biết rồi cũng sẽ có lúc nó thình lình biến mất. Không giống người lớn khóc than mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết, cô bé

an ủi mình dù phận hoa tan tác thế nào sau độ mãn khai, cô vẫn nhớ nó đã đến trong cuộc đời mang theo nhan sắc huy hoàng. Tôi chạy theo

cô toát mồ hôi trên hành trình tư tưởng, từ một đóa hồng lẻ loi trong khu vườn nhỏ tới thanh âm đầu sóng của loài cá voi hát lên điệu nhạc

buồn gọi bạn, tới tiếng chuông rung rộn rã chỉ một mình cô nghe, không biết của những cánh hồng reo mừng sự sống hay là tiếng chuông ráo

riết gọi hồn hoa? Tâm hồn mẫn cảm của cô bé 10 tuổi thời buổi này làm tôi kinh ngạc.

Nhớ lại năm tôi 15 tuổi, thầy giáo tôi thấy đứa học trò có năng khiếu, đã khuyến khích nó viết và giúp nó gửi bài đi dự thi giải truyện ngắn của

tuần báo Thẩm Mỹ ở Saigon. Cái hôm hai nhà văn Thanh Nam và Tô Kiều Ngân đại diện tờ báo, đem phần thưởng đến tận nhà cho “tác giả,”

(đâu ngờ là nhãi con) được bố nó khăn xếp, áo dài tiếp đón trịnh trọng, đích thân pha trà mạn sen đãi khách phương xa thay cho nó và nó chỉ

được gọi ra đúng một phút để vòng tay, cúi đầu thi lễ rồi lui bước. Tiễn khách xong, bố gọi nó đến gần, khẽ khàng bảo: “Con viết lách lăng

nhăng thế đủ rồi, từ nay phải lo học nhé! Ðàn bà con gái vướng vào văn chương, suốt đời hệ lụy đấy con ạ!”

Cho tới quãng đời này, tuy tạc dạ ghi lòng lời cha căn dặn, tôi vẫn mơ hồ không biết văn chương sinh hệ lụy hay hệ lụy mở đường cho văn

chương? Hay hệ lụy và văn chương như đôi bạn trăm năm duyên phận ràng buộc để cùng gánh vác buồn vui vì hạnh phúc nào không từng

đau thương? Tuổi thơ tôi ở Việt Nam mẹ không biết tôi nghĩ gì, làm gì, càng không biết mỗi khi tôi chợt buồn đi tìm mẹ để sà vào lòng bà thở

than, nghe bà mắng cho mấy câu vùi dập, không bao giờ mẹ ngờ hay chấp nhận được tôi biết buồn. Nên những bài thơ tôi làm, hay dở thế

nào, không có một cái phong bì cất giữ chúng cho mẹ đem khoe. Nên những bài văn tôi viết, bố không bao giờ muốn thấy vì nội dung chỉ vẽ

vời những chuyện lăng nhăng, chẳng ích lợi gì nếu không là báo trước một tương lai nhọc nhằn cho tôi.

Cha Mẹ ơi, giáo huấn gia đình không cho con cơ hội sống nghiệp văn chương nhưng cũng không tránh được cho con một đời giấu lệ. Dẫu

sao, tuổi thơ con dưới bóng huyên đường, trong khu vườn xanh ngắt bóng tre do bàn tay cha mẹ tạo dựng và đắp bồi, con đã khôn lớn bằng

tất cả sức lực tốt tươi cha mẹ cho con và bằng lòng biết ơn cha mẹ khôn cùng.

Ở Hoa Kỳ ngày nay, các thi sĩ bé thơ như Aubrey trong bài viết này, với không một bóng ma quá khứ làm sợ hãi, chắc chắn sẽ có nhiều thể

hiện thành công hơn hẳn các thế hệ đi trước, xin chúc lành thi sĩ nhé!
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.148 giây.