logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/06/2016 lúc 08:09:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,366

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Các bộ trưởng Môi Trường Trần Hồng Hà (T), Thông Tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn (G) và chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng họp báo tại Hà Nội ngày 30/06/2016 về vụ Formosa
REUTERS/Kham

Chính phủ Việt Nam công bố kết quả điều tra khẳng định chính nước thải từ công ty Formaosa Hà Tĩnh đã làm cá biển chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung từ tháng 04/2016. Công ty này cam kết bồi thường 500 triệu đôla để khắc phục hậu quả của thảm họa môi trường chưa từng có này tại Việt Nam.

Theo lời ông Mai Tiến Dũng, chủ nhiệm Văn Phòng chính phủ, tại cuộc họp báo hôm nay, 30/06/2016, các nhà khoa học đã xác định nguồn nước thải từ khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh chứa những độc tố làm hải sản và sinh vật biển.

Ông Mai Tiến Dũng cho biết, những “vi phạm và sự cố” trong quá trình “vận hành thử nghiệm” tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân làm hải sản tại 4 tỉnh miền Trung chết bất thường.

Ông Mai Tiến Dũng nói thêm là với những chứng cứ như trên bộ Tài nguyên Môi trường đã “nhiều lần” làm việc với công ty Formosa Đài Loan và Formosa Hà Tĩnh, nhưng đến ngày 28/06, Formosa Hà Tĩnh mới nhận trách nhiệm làm cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung.

Cũng theo chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Formosa Hà Tĩnh đã cam kết sẽ công khai xin lỗi chính phủ và nhân dân Việt Nam, bồi thường khoản tiền tương đương 500 triệu đôla cho ngư dân và cho việc phục hồi môi trường biển. Công ty này cũng cam kết “xử lý triệt để” chất thải trước khi thải ra môi trường, không để tái diễn thảm họa môi trường như vừa qua.

Trước khi chính phủ công bố kết quả điều tra, hôm nay, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Formosa Hà Tĩnh đã gởi thư cho toàn bộ nhân viên trong công ty nhìn nhận chính công ty này đã làm cá biển chết hàng loạt.
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 30/06/2016 lúc 08:16:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,366

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam: Formosa gây cá chết hàng loạt ở miền Trung

UserPostedImage
Các quan chức Formosa cúi đầu xin lỗi trong đoạn video chiếu trong buổi họp báo công bố nguyên nhân gây cá chết hôm 30/6.

Chính phủ Việt Nam xác định Formosa đã gây ra thảm họa cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, và cho biết rằng công ty của Đài Loan này đã “nhận trách nhiệm”.

Phát biểu tại cuộc họp báo được nhiều người chờ đợi ở Hà Nội chiều 30/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết rằng “trên 100 nhà khoa học của 30 cơ quan trong và ngoài nước tham gia điều tra vụ cá chết, cùng sự phản biện độc lập của chuyên gia quốc tế”.

Quan chức này nói rằng thảm họa cá chết tại 4 tỉnh miền Trung đã "gây thiệt hại lớn về môi trường, đời sống của người dân và an ninh trật tự".

Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, nói rằng "nguồn thải xuất phát từ khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa nhiều độc tố, theo dòng hải lưu di chuyển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế".

Theo quan chức này, cuộc điều tra phát hiện ra Formosa Hà Tĩnh "có một số hành vi vi phạm, nước thải có chứa độc tố vượt quá mức cho phép".

Ông nói: “Các bộ ngành và cơ quan chức năng của Việt Nam có liên quan đã thẩm định kỹ lưỡng, tham vấn các nhà khoa học trong nước và quốc tế, và đã kết luận: Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế chết bất thường trong tháng Tư vừa qua”.

Theo ông Dũng, Formosa "nhận trách nhiệm sự cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt, đồng thời cam kết công khai xin lỗi chính phủ và nhân dân Việt Nam; thực hiện bồi thường thiệt hại cho người dân; phục hồi môi trường với đầu tư 500 triệu đôla; khắc phục triệt để hạn chế của hệ thống xử lý nước thải".

Ông Mai Thạnh, một ngư dân ở Hà Tĩnh, nói rằng kết luận của chính phủ Việt Nam về sự liên quan của Formosa là “chính xác” và “đúng với cảm nhận” của ông.

Ông Thạnh nói thêm rằng tập đoàn của Đài Loan này phải “đền bù thỏa đáng cho dân”, vì “ba bốn tháng nay ông không làm được gì”.

'Đóng cửa vĩnh viễn'

Trước khi chính phủ Việt Nam công bố kết luận, Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư tới toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty.

Bức thư có đoạn: “Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ Tài Nguyên & Môi Trường chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết. Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ".

Bức thư viết tiếp: "Trong bất kì tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam".

Về tuyên bố này, ông Thạnh nói: “Chính Formosa gây ra tội ác cho những người làm biển. Yêu cầu của tôi là ngừng hoạt động Formosa để làm thế nào cho dân ổn định lại cuộc sống, nếu không dẫn sẽ chết đói. Nếu mà họ không đóng cửa dân sẽ nổi loạn đấy”.

Cho dù Formosa đã “nhận trách nhiệm”, “xin lỗi” và “đền bù thiệt hại”, hiện có nhiều ý kiến trên mạng xã hội đòi “đóng cửa vĩnh viễn” nhà máy của công ty này ở Hà Tĩnh.

Trong khi đó, phát biểu khai mạc phiên họp trực tuyến chính phủ thường kỳ chiều 30/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung là “vấn đề dân rất quan tâm” và “cần phải rút ra những bài học” từ vụ này.

Tờ VnExpress dẫn lời Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ rằng ông “vừa trải qua 84 ngày căng thẳng nặng trĩu”.



Theo VOA

Sửa bởi người viết 30/06/2016 lúc 08:18:47(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#3 Đã gửi : 30/06/2016 lúc 08:55:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,366

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nguyên nhân cá chết hàng loạt có tính thuyết phục đến đâu?

UserPostedImage
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam cách nay 2 tháng, ảnh chụp chiều 30/6/2016 tại Hà Nội. AFP

Nguyên nhân thảm họa cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền trung khởi đi từ Hà Tĩnh chính thức được cơ quan chức năng trung ương Việt Nam thông báo sau cuộc họp chính phủ vào chiều ngày 30 tháng 6. Đối với giới khoa học - kỹ thuật thì những nguyên nhân được đưa ra có tính thuyết phục đến đâu?
“500 triệu USD không ăn thua”

Gia Minh phỏng vấn giáo sư Lê Huy Bá, nguyên trưởng Viện Khoa học - Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Trước hết ông cho biết:
GS Lê Huy Bá: Tôi cũng hoan nghênh chính phủ mặc dù có chậm nhưng có đưa lên sự thật như thế là điều tốt để an dân.

Gia Minh: Thế nhưng thông tin như thế có đáp ứng được yêu cầu về mặt khoa học đối với một người như ông không?
GS Lê Huy Bá: Về mặt khoa học thì phenol, cyanur tác động rất nhanh có thể giết sinh vật, con người, cá một cách nhanh chóng. Ngoài ra nguy hiểm của độc chất kim loại nặng chưa thấy báo cáo; hoặc họ bỏ qua hay sao?

Theo tôi còn có các chất crom 3, crom 6, thủy ngân, cadimi… vì trong quá trính súc rửa, sản xuất thép thế nào cũng có. Mà đó mới nguy hiểm lâu dài.

Gia Minh: Nếu không nêu ra hết tất cả những kim loại gây hại như thế thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến các công tác tiếp theo mà các cơ quan chức năng nói đến?

GS Lê Huy Bá: Nó sẽ ảnh hưởng vì kim loại nặng lắng xuống lớp trầm tích đáy biển, đáy bờ biển. Bỏ quên việc làm sạch đáy biển mà đó là điều rất nặng nề không phải dễ mà làm được. Ngoài ra rạn san hô bị hỏng. Tôi sợ dể bỏ quên khoản ấy!

Gia Minh: Formosa nói bồi thường 500 triệu đô la Mỹ; theo ông khoản tiền đó ngoài việc bồi thường cho ngư dân bị thiệt hại mất sinh kế đánh bắt hải sản thì để làm sạch môi trường một dải bờ biển dài 200 kilomet ra sao?

GS Lê Huy Bá: Cân đong, đo đếm thì 500 triệu USD không ăn thua. Phải đền bù cho hơn triệu ngư dân sống ven biển, bám biển về mặt sinh kế lâu dài chứ không phải một, hai, ba tháng… là đủ. Ngoài ra còn phải đền bù thiệt hại về tài nguyên và đền bù thiệt hại về môi trường.

Tài nguyên biển thiệt hại nhiều và phải tính đủ đề đền bù. Còn về môi trường thì theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả. Riêng cho môi trường thì 500 triệu USD không có nghĩa gì cả.

Rồi còn sức khỏe cộng đồng: độc mãn tính cả 10-15 năm sau mới phát ra. Như ở Nhật cả 20,30 năm sau vẫn còn bị. Nếu tính đủ thì phải tính hết như thế.
UserPostedImage
Thảm họa quốc gia về ô nhiễm môi trường đã hiển hiện qua sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung. Giới khoa học cho rằng đây là hậu quả của nhiều thập niên phát triển kinh tế bằng mọi giá và xem nhẹ việc hủy hoại môi trường.

Gia Minh: Theo giáo sư cần phải làm gì để đạt hiệu quả trong việc làm sạch môi trường?

GS Lê Huy Bá: Bây giờ trả lời câu hỏi đó rất khó. Như tôi nói số tiền như thế đề dàn trải ra cho tất cả vấn đề như vừa nêu là không đơn giản. Riêng chuyện phục hồi lại hệ sinh thái biển là việc làm kinh khủng lớn. Ví dụ muốn có san hô trở lại thì phải cấy san hô nhưng trong điều kiện nước biển phải trong, không bị pH cao quá hay thấp quá nữa. Cấy san hô không phải như cấy lúa mà phải cấy từng giàn cố định dưới đáy biển. Việc làm đó rất phức tạp.

Việc hốt trầm tích bị nhiễm độc cũng lớn lắm rồi.

Formosa cam kết 5 điểm nhưng thực ra chỉ có ba điểm đầu đáng lưu ý, hai điểm cuối là vuốt đuôi thôi. Ba điểm đầu là xin lổi nhân dân, thứ hai có đền bù, thứ ba khắc phục thì người dân Việt Nam với tinh thân nhân đạo, tha thức có thể chấp nhận phần nào đó thôi.

Đây là một bài học kinh nghiệm rất quí báu đối với đầu tư nước ngoài, nhất là những nước như Trung Quốc với công nghệ lạc hậu, văn hóa công nghiệp thấp; không phải như Mỹ, Anh, Đan Mạch, Thụy Điển…

Những nước công nghiệp thấp chỉ làm để lấy tiền thôi!
Lợi ích nhóm?

Gia Minh: Đó là phía Formosa đã nhận, còn phía ký giấy cho họ thực hiện và đơn vị làm công tác giám sát thì ra sao?
GS Lê Huy Bá: Vấn đề quản lý của Việt Nam còn lỏng lẻo. Ngoài ra cách làm đánh giá tác động môi trường của Việt Nam không ổn. Nhà nước phải có một cơ quan riêng để chủ động trong việc đánh giá tác động môi trường; chứ không phải giao cho chủ đầu tư thuê tư vấn làm.

Tiếp nữa việc kiểm soát, kiểm tra ô nhiễm cũng chưa chặt; trong đó có thể có phần của lợi ích nhóm nữa (dù chuyện này chưa rõ lắm!).

Gia Minh: Ông bộ trưởng Trần Hồng Hà nói đến khả năng phải làm hồ sinh học chứa chất thải. Hệ thống xả thải hiện nay (của Formosa) chắc phải làm lại?

GS Lê Huy Bá: Đúng rồi, họ phải làm lại hồ xử lý sinh học, sinh hóa. Rồi đường ống xử lý nước thải sinh hoạt, đường ống xử lý nước thải của nhà máy thép. Các hệ thống đó phải được kiểm soát chặt chẽ bởi cơ quan của nhà nước Việt Nam.

Bên cạnh đó còn phải có bộ phận xử lý chất thải rắn. Ngoài chất thải ra còn không khí nữa. Điều chúng ta quan tâm nhiều do cá chết; nhưng khí thải của các nhà máy thép như xỉ than, bụi lò cũng ghê gớm lắm. Nhưng với công nghệ của ông (Formosa) thì chắc chắn còn nhiều vấn đề lắm.

Gia Minh: Qua vụ việc này ý thức của người dân sẽ được nâng lên và họ sẽ có thông báo giám sát cho cơ quan chức năng?

GS Lê Huy Bá: Tôi thấy vụ này cũng là một thử thách: người dân cũng phải biết mình có quyền lợi được góp ý kiến như thế nào. Cộng đồng phải tham gia ý kiến vào các dự án từ nhỏ cho đến lớn.

Gia Minh: Cám ơn giáo sư.



Theo RFA
song  
#4 Đã gửi : 30/06/2016 lúc 08:58:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,366

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Họp báo công bố nguyên nhân cá chết: Đổ lỗi cho Formosa, chửi bới “thế lực thù địch”


Ngoài việc đổ lỗi cho Formosa là thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung, bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn còn lên tiếng chửi bới các “thế lực chống phá chế độ” trong cuộc họp báo chiều 30/6/2016 tại văn phòng chính phủ.

“Lợi dụng cá chết để công kích đảng”

Về phản ứng của dư luận trong việc chậm trễ công cố nguyên nhân cá chết, ông Tuấn cho rằng đây là những “phản ứng thái quá” khiến nhiễu loạn thông tin và gây bất lợi quá trình điều tra.

“Thời gian vừa qua, dư luận trên các mạng xã hội đã có nhiều ý kiến phản ứng về việc chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết... Tuy nhiên, sự phản ứng thái quá và suy diễn không dựa trên kết quả điều tra đã làm nhiễu loạn thông tin, gây bất lợi đến quá trình điều tra”, ông nói.

Ngoài ra, vị quan chức tuyên giáo này cũng không quên chửi bới những người dân Việt Nam đã lên tiếng đòi hỏi sư minh bạch và đòi hỏi giải trình trách nhiệm trong vụ Formosa đầu độc biển.

Ông Trương Minh Tuấn gọi những người này là các “thế lực chống phá”, đồng thời cáo buộc:

“Nhân đây tôi cũng nói thẳng rằng, có một số thế lực chống phá chế độ đã lợi dụng tình trạng cá chết để công kích sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước, thậm chí kích động để gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân”.

“Quan điểm của chúng tôi là tôn trọng sự bức xúc của người dân, nhưng không thể chấp nhận việc lợi dụng sự bức xúc đó để kích động chống phá đảng, chống phá nhà nước”.
UserPostedImage
Bộ trưởng bộ thông tin truyền thông kiêm phó trưởng ban tuyên giáo trung ương Trương Minh Tuấn

Báo chí không đủ khả năng tìm ra thủ phạm?

Trả lời phóng viên báo Infonet về ý kiến nói rằng nhà cầm quyền CSVN rằng ngăn chặn báo chí đưa vụ cá chết, và liệu có hay không việc che dấu thông tin đối với nhân dân, ông Tuấn nói: “Đảng và nhà nước không hề có chủ trương che dấu thông tin...”

Dù đã cố sức bạo biện, nhưng ông bộ trưởng lại giấu đầu lòi đuôi khi thừa nhận việc đã ra lệnh cho báo chí phải “giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin” về vụ cá chết.

“Tuy nhiên, đã có một thời gian, để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi đề nghị các cơ quan truyền thông hoạt động theo đúng luật báo chí và giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin, không suy diễn, quy chụp để chờ kết quả điều tra”.

Theo ông Tuấn, lệnh cấm báo chí đưa tin như trên là môt “việc làm cần thiết” nhằm mục đích không gây “trở ngại” và “tác động” đến quá trình điều tra.

Trơ trẽn hơn, vị quan chức kiêm ghế phó ban tuyên giáo này còn tỏ ý khinh thường giới báo chí khi khẳng định rằng các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm gây cá chết. Ông nói:

“Trong một sự cố phức tạp và nghiêm trọng như vụ cá chết vừa rồi, các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm. Sự điều tra của báo chí cũng không thể thay thế sự điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học”.

Đối đầu nhân dân

Phát biểu này như một gáo nước lạnh đổ vào giới nhà báo, thậm chí còn coi thường cả sự hiểu biết của người dân Việt Nam.

Ngay từ khi xảy ra vụ việc cá chết hồi đầu tháng 4, dư luận đã đổ dồn mọi sự nghi ngờ về việc xả thải của Formosa. Trong khi đó, nhà cầm quyền CSVN phải mất đến 3 tháng “điều tra” ra được thủ phạm.

Rõ ràng, chính nhà cầm quyền CSVN mới không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm. Nếu không có sự lên tiếng mạnh mẽ của dư luận - những người bị ông Tuấn gọi là “thế lực chống phá” - thì chắc chắn sự thật sẽ chẳng bao giờ được công bố.

Thế nhưng, dù có đổ lỗi cho Formosa, nhưng chế độ CSVN chính là kẻ phải chịu trách nhiệm vì đã rước tập đoàn này vào Hà Tĩnh với những ưu đãi đáng ngờ. Sự bất tài trong công tác quản lý cũng là nguyên nhân khiến Formosa có thể dễ dàng lộng hành, bất chấp sinh mạng và đời sống của nhân dân Việt Nam.

Một lần nữa, chế độ CSVN đã công khai đối đầu với nhân dân. Chỉ với 500 triệu đô-la tiền “bồi thường” của Formosa cũng đủ để bịt miệng cả giới chóp bu Ba Đình - một cái giá quá rẻ mạt so với số lượng hàng chục triệu ngư dân miền Trung bị dòn ép đến đường cùng vì mất kế sinh nhai.

Cho đến thời điểm hiện tại, không có bất cứ quan chức CSVN nào chịu từ chức sau vụ việc. Trong khi đó, Formosa vẫn tiếp tục được bảo kê để hoạt động.

30.06.2016
CTV Danlambao
song  
#5 Đã gửi : 30/06/2016 lúc 09:02:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,366

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phản ứng của lề dân về cuộc họp báo công bố nguyên nhân cá chết

Cuộc họp báo để công bố nguyên nhân cá chết của chính quyền CSVN vào ngày 30/06/2016 đã gây ra nhiều phản ứng khác nhau trên mạng xã hội.
Thông tin công bố cho thấy nguyên nhân khiến hàng trăm ngàn tấn cá chết là do Formosa đã xả thải trực tiếp hóa chất cực độc phenol, Xyanua… ra biển.

Bộ trưởng, Chủ Nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng nói trong buổi họp báo: "Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền Trung chết bất thường".

Tại buổi họp báo, ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Formosa đã thay mặt Formosa chính thức nhận tội, xin lỗi người dân Việt Nam vì đã gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt, khiến môi trường biển miền Trung bị ô nhiễm từ tháng 4/2016.

Formosa cũng cam kết “khắc phục” hệ thống xử lý chất thải, không để tái diễn, đồng thời sẽ bồi thường thiệt hại cho người dân và xử lý môi trường biển với số tiền tương đương 500 triệu USD.

Nhiều blogger cũng như cư dân mạng nói chung tỏ ra giận dữ trước cách giải quyết không thỏa đáng của chính quyền CSVN và Formosa.

Nhiều người cho rằng chuyện “hứa bồi thường 500 triệu USD” (nếu có thực hiện thật và đầy đủ) là quá nhỏ so với thiệt hại của người dân Việt Nam phải gánh chịu. Và khi Formosa đã cương quyết sẽ cho nhà máy hoạt động bình thường trở lại, không ai có thể ngăn cấm của họ tiếp tục xả chất độc xuống biển một lần nữa, nhưng lần này sẽ kín đáo hơn. Cũng cần nhắc lại, một số chuyên gia luyện kim đã đánh giá ngay từ đầu rằng với một qui mô như Formosa Hà Tĩnh, nhà đầu tư phải bỏ ra ít nhất 1 tỉ USD cho hệ thống chế biến chất thải, chứ không phải 40 triệu USD như Formosa đã làm. Và nay, có chắc là họ sẽ sẵn sàng đầu tư số tiền không lồ như vậy để bảo vệ môi trường cho người dân Việt Nam hay không?

Nhiều nhà hoạt động đòi hỏi:

Đóng cửa vĩnh viễn nhà máy Formosa Hà Tĩnh
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân, tập thể có liên quan đến thảm họa môi trường này
Nhà nước CSVN phải xin lỗi người dân Việt Nam về những đàn áp mà họ đã dành cho những cuộc biểu tình vì môi trường. Không có tiếng nói của người dân, có lẽ kết quả của cuộc điều tra đã khác đi. Nhà nước phải biết ơn người dân, thay vì lại tiếp tục đe dọa người dân như trong cuộc họp báo.


Xem ra, yêu cầu “cá cần nước sạch, dân cần chính phủ minh bạch” của người dân Việt Nam vẫn chưa được đáp ứng.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.263 giây.