logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 15/07/2016 lúc 08:42:26(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Phán quyết có tính lịch sử của Tòa Trọng Tài Thường Trực Liên Hiệp Quốc về cuộc tranh chấp chủ quyền hải đảo và các vùng biển giữa Trung Quốc và Phillipines ngày 12 tháng 7 năm 2016 đang gây tranh cãi trên thế giới.

Phán quyết này ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế và an ninh tại các quốc gia có quyền lợi tại Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

I. Để hiểu rõ hơn về phán quyết này, chúng ta cần một số nguyên tắc pháp lý quốc tế căn bản về luật biển liên hệ đến tương quan quyền lợi giữa các quốc gia tại Biển Đông, một số thông tin căn bản về Tòa Án này và những nét chính về luật biển là gì.

Trước hết chúng ta phải hiểu rằng Tòa Trọng Tài LHQ là một pháp đình chính thức của LHQ có thẩm quyền phán xét trên các bình diện tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, chủ quyền quốc gia, nhân quyền, đầu tư quốc tế và thương mại quốc tế hoặc thương mại trong vùng. Tòa Án có bản doanh tại thủ đô Hà Lan The Hague. Các quyết định của tòa có tính chung quyết (final), ràng buộc về pháp lý (legally binding). Tòa có thẩm quyền tiến đến phân xử, ngay cả trong trường hợp bên bị cáo (trong trường hợp này là Trung Quốc) từ chối đối đơn kiện của nguyên cáo là Phillipines.

Trong trường hợp tranh chấp giữa Trung Quốc và Phillipines, căn bản pháp lý của Tòa là Hiệp Ước Quốc Tế về Luật Biển của LHQ (UNCLOS). Hiệp ước này quy định những nguyên tắc căn bản các quốc gia phải tuân theo liên hệ đến quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với các vùng biển trên thế giới, nhất là tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên.

Tôi không phải là một chuyên gia về luật biển, tuy nhiên một số khái niệm căn bản mọi người cần nắm vững để hiểu phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực như sau:

- Hải phận (territorial waters) của một quốc gia tuyệt đối thuộc chủ quyền của quốc gia đó được tính từ bờ biển của quốc gia đó, khi thủy triều xuống thấp (baseline) đến 12 hải lý ngoài khơi.

- Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive economic zone) là vùng biển trong đó, tuy có tự do hàng hải quốc tế, nhưng mọi tài nguyên thuộc về quốc gia sở tại. Vùng này cũng bắt đầu từ bờ biển ở mức thủy triều thấp, ra khơi đến 200 hải lý. Trong trường hợp khoảng cách giữa 2 quốc gia không quá 400 hải lý, thì biên giới giữa 2 vùng đặc quyền kinh tế do 2 quốc gia thương thuyết. Thông thường là nằm lằn chính giữa vùng tranh chấp.

- Mõm đá ngầm khi thủy triều thấp (low tide elevation) là một mỏm đá chỉ nhìn thấy khi thủy triều xuống thì không thuộc một vùng biển riêng biệt nào cả.

- Mõm đá (rock) luôn luôn trên mặt nước nhưng không thể có người ở và đời sống kinh tế có thể có hải phận, vùng liên hệ (contiguous zone) nhưng không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc quyền trên thềm lục địa (continental shelf rights)

- Hải đảo (island) luôn trên mặt nước, tự có cư dân và đời sống kinh tế, có hải phận, vùng liên tục, vùng kinh tế đặc quyền và quyền trên thềm lục địa.

Liên hệ đến các mõm đá, hải đảo nêu trên, Tòa chỉ xét căn cứ trên tình trạng tự nhiên của chúng, không phải tình trạng do con người bồi đắp hoặc dựng lên.

II. Câu hỏi kế tiếp để hiểu rõ vấn đề hơn là tại sao Phillipines lại kiện Trung Quốc trước Tòa Trọng Tài Thường Trực này và chi tiết của vụ kiện gồm những điểm nào?

Lý do Phillipines đưa Trung Quốc ra tòa tuy phức tạp nhưng có 2 điểm mà tôi cho là quan trọng nhất.

Thứ nhất là Trung Quốc đơn phương, dùng vũ lực và các phương tiện tuyên truyền, áp đặt Đường Lưỡi Bò 9 đoạn bao gồm chủ quyền của mình, trên 80% Biển Đông, xâm phạm đến chủ quyền của nước này.

Thứ hai là những đảo trong quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, mà Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực, được bồi đắp và xây dựng thành những hải đảo, và từ đó, Trung Quốc đòi hỏi không những hải phận 12 hải lý mà cả Vùng Đặc Quyền Kinh tế 200 hải lý, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Phillipines.

Đơn kiện của Phillipines gồm 15 điểm. Tuy nhiên có thể được tóm lược thành các điểm sau đây coi như quan trọng nhất:

- Yêu cầu tòa án phán quyết về tính hợp pháp hay phi pháp của Đường Lưỡi Bò Trung Quốc chủ trương;

- Một số các hoạt động có tính xây dựng và đánh cá của Trung Quốc có vi phạm chủ quyền của Phi hay không;

- Định nghĩa nghiêm chỉnh các mõm đá, hải đảo mà Trung Quốc chiếm đóng, bồi đắp và các hệ lụy về hải phận, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và chủ quyền quốc gia;

Kết quả là vào ngày 12/7/2016, trong một quyết định lịch sử Tòa Trọng Tài Thường Trực LHQ phán quyết như sau:

- Đường Lưỡi Bò của Trung Quốc căn cứ trên những yếu tố và quyền lịch sử của TQ là phi pháp và không hiệu lực, vì tuy các thương nhân thương thuyền TQ có sử dụng Biển Đông trong lịch sử dài, nhưng TQ không phải là quốc gia duy nhất sử dụng. Thương thuyền và thương nhân các quốc gia khác cũng đã làm điều ấy tương tự suốt nhiều ngàn năm qua.

- Vì Đường Lưỡi Bò của TQ không có giá trị, nên chủ quyền của Phillipines trong vùng đặc quyền kinh tế, tính theo 200 hải lý từ bờ biển Phillipines tự nhiên sẽ bao trùm các quần thể như bãi Scarbourough (cách Phillipines chỉ 220 cây số). Chính vì thế khi TQ chiếm các quần thể này hoặc cấm ngư phủ Phi đánh cá, là vi phạm chủ quyền Phillipines.

- Các mõm đá ngầm, mõm đá hoặc quần thể mà TQ chiếm đóng hay bồi đắp không thể định nghĩa như những hải đảo và cao lắm là chỉ có thể có hải phận 12 hải lý, không thể có vùng đặc quyền kinh tế và quyền trên thềm lục địa. Nhất là toàn bộ Trường Sa đều không đạt tiêu chuẩn hải đảo. Hâu quả là chủ quyền của Phillipines sẽ nương theo ý niệm vùng đặc quyền kinh tế và bao gồm Trường Sa ở mức độ 200 hải lý này.

Đây là một thất bại lớn lao cho Trung Quốc và sẽ có hậu quả lâu dài cho trật tự địa chính trị tại Á Châu, nhất là vùng Đông Á và Đông Nam Á. Chúng ta đều biết TQ ngay từ đầu đã tẩy chay và tiếp tục không chấp nhận thẩm quyền lẫn phán xét của Tòa Án.

III. Điều chúng ta quan tâm đặc biệt là quyết định này có liên hệ đến chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa hay không?

Quyết định này không có ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng có ảnh hưởng gián tiếp.

Lý do là vì Tòa đã minh thị tuyên bố không phán quyết về biên giới chủ quyền các đảo và lãnh hải. Tuy nhiên, khi vô hiệu hóa Đường Lưỡi Bò và nhất là bác bỏ lập luận “yếu tố lịch sử không thể tranh cãi” của TQ, điều này vô cùng thuận lợi cho những tranh tụng của Việt Nam trong tương lai.

Trước hết, ngay tại Trường Sa, mức độ tranh chấp sẽ giảm bớt vì các quần thể chỉ còn là những mõm đá và cao tay nhất chỉ có thể có hải phận 12 hải lý, không còn vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý hoặc quyền thềm lục địa.

Sau đó, trong trường hợp Hoàng Sa, ngoài Đường Lưỡi Bò bị hủy bỏ, các yếu tố từ lịch sử đến kiểm soát trong thời gian dài (thời Pháp thuộc đến VNCH miền nam), địa dư... đều thuận lợi cho Việt Nam hơn.

Tuy công hàm Phạm Văn Đồng 1958 có thể được Bắc Kinh nêu ra, nhưng thời đại bây giờ không phải như thời đại quân chủ tuyệt đối của Nga Sa Hoàng bán Alaska cho Hoa Kỳ (1867) thủa xưa nữa. Một công hàm của một thủ tướng ký, không qua các thủ tục hợp hiến và hợp pháp, nhất là nhường Hoàng Sa và Trường Sa, lúc đó không thuộc lãnh thổ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt), mà thuộc một quốc gia khác là VNCH (miền Nam), sẽ không có hiệu lực pháp lý, nhất là tại một tòa án quốc tế của LHQ hay một pháp đình quốc tế có thẩm quyền khác. Lý do đơn giản là một quốc gia này không thể nhường cho một quốc gia khác, một lãnh địa vốn thuộc về chủ quyền một đệ tam quốc gia.

Đảng CSVN đã đánh mất một cơ hội quan trọng, theo chân Phillipines kiện TQ, hầu yêu cầu Tòa Trọng Tài Thường Trực phán quyết về chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhà cầm quyền CSVN đã trì hoãn quá dài trong quá khứ vì cả nể đàn anh TQ và càng trì hoãn thì chủ quyền pháp lý của Việt Nam càng có xác suất bị thử thách.

Đây là lúc toàn dân đứng lên, áp lực nhà cầm quyền CSVN, nộp đơn kiện TQ, đòi lại chủ quyền biển và đảo của tổ quốc, từ tay xâm lược bành trướng Bắc Kinh.

Sau cùng, tuy cả thế giới đều lo ngại là quyết định vừa qua của Tòa Trọng Tài Thường Trực LHQ này sẽ gia tăng xung đột tại Biển Đông, nhưng theo quan điểm của tôi, sự tăng tốc xung đột chỉ trong giai đoạn ngắn hạn. Về lâu về dài, phán quyết này sẽ giảm bớt mức độ xung đột. Có 2 lý do chính cho lập luận này. Một là những nguyên tắc nền tảng về luật biển đã được đặc nền móng và trở thành những tiêu chuẩn hành xử. Hai là sự xác định toàn bộ quần đảo Trường Sa không đủ tiêu chuẩn pháp lý để được định nghĩa như những hải đảo. Hệ lụy pháp lý là không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý hoặc quyền trên thềm lục địa. Như thế chiếm giữ các hải đảo với tối đa là hải phận 12 hải lý không đem lại những quyền lợi kinh tế lớn lao cho bất cứ quốc gia nào.

15/7/2016

Luật sư Đào Tăng Dực
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.