logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/07/2016 lúc 09:18:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Công Lý Vô Quyền Khi Chưa Vận Dụng Quyền Dân

Nhân vật Pascal của Pháp để lại một danh ngôn: “Tình yêu có những lý lẽ mà lý trí không thể hiểu được”! Hình như tham vọng của nhiều đế quốc cũng chẳng khác, trường hợp Trung Quốc là một minh diễn. Nó có những lý lẽ mà lý trí không thể hiểu được khi ta nhìn ra vô vàn vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị và môi sinh trong nội tình xứ này!

Tuy nhiên, sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về tranh chấp chủ quyền giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc, với nội dung bác bỏ mọi luận cứ của Bắc Kinh về cái lưỡi bò chín khúc, chúng ta cần nhìn lại thực tế qua nhiều bước khác nhau.

Bài viết này sẽ nói về một vài bước gần xa….


Phán quyết của một định chế công pháp quốc tế ra đời từ năm 1899 - khi Trung Quốc còn lụn bại và chuyện Biển Đông là mộng mơ - có thể làm ta vui mừng hả hê, nhưng thực tế chính trị của địa cầu không vận hành theo cảm quan hay ước nguyện của con người về công lý.

Chúng ta cần trở lại với Blaise Pascal, từ một giác độ khác.

“Công lý không sức mạnh thì bất lực. Sức mạnh thiếu công lý chỉ là bạo quyền. Công lý không sức mạnh bị phủ nhận vì thế gian luôn luôn có kẻ hung đồ; và sức mạnh thiếu công lý thì bị kết án. Vì thế công lý và sức mạnh phải song hành và muốn như vậy thì phải cho công lý sức mạnh, hoặc cho kẻ mạnh có tinh thần công lý”.

Đấy là lý tưởng của Pascal và cũng là ước muốn của chúng ta. Thực tế của bang giao quốc tế lại không được như vậy.

Từ trên bệ của lý tưởng bước xuống cõi nhân gian, ta nên thấy ra một quy luật: Xứ nào cũng có thể viết luật chống kẻ gian và trao cho cảnh sát nhiệm vụ thi hành. Nhưng khi mà kẻ gian lại mạnh hơn cảnh sát thì mặc dù có luật, bọn gian vẫn vô hiệu hóa việc áp dụng. Thậm chí dùng ngay luật lệ ấy để bảo vệ hệ thống gian tham. Nhìn từ Việt Nam, đấy là khi kẻ tham nhũng hoặc gây ô nhiễm lại có quyền điều tra tham nhũng và diệt trừ ô nhiễm. Chuyện Vũng Áng!

Nhìn từ khung cảnh quốc tế thì đấy là vụ Trung Cộng với lưỡi bò chín khúc, vừa bị phán quyết của Tòa PCA phủ nhận hoàn toàn vì đi ngược với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, thường được gọi tắt là UNCLOS.

Thật ra, mọi quốc gia đều có thể gia nhập một hệ thống công pháp quốc tế mà chỉ chấp hành quy định nào có lợi cho mình và phủ nhận phán quyết của các tòa án quốc tế về các điều bất lợi. Họ có thể làm được chuyện ấy vì thế gian có luật lệ mà không có cảnh sát với thực quyền.

Chẳng hạn như nói về Công ước UNCLOS, ít ai chú ý tới sự kiện Hoa Kỳ ủng hộ Công ước mà cho tới nay vẫn chưa ký kết, nên cũng cho Bắc Kinh một lý lẽ coi thường hệ thống công pháp được 167 quốc gia, trong đó có Trung Cộng, và cả tập thể Liên Âu tham gia.

Đã vậy, sau phán quyết của Tòa PCA, Liên hiệp Âu châu không thể có một tuyên bố chung ca ngợi lập trường thống nhất của năm vị thẩm phán do Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm cho hồ sơ tranh chấp này. Lý do là trong nội bộ Liên Âu, hai nước Cộng hòa Croatia và Slovakia đang có tranh chấp về chủ quyền lãnh hải nên Croatia không muốn Liên Âu nhắc tới Công ước UNCLOS, và vì bên trong, Cộng hòa Hungary được Bắc Kinh đấm mõm với nhiều dự án đầu tư nên tránh làm mất lòng một người bạn, dù người bạn đó là một chế độ hung đồ.

Như vậy, sự thật về trật tự quốc tế là gì?

Các cường quốc có thể ủng hộ công pháp của quốc tế vì lý do hoàn toàn biểu kiến là đem lại chính nghĩa hay uy tín về mặt đạo đức. Các nước nhỏ yếu thì ủng hộ vì mong rằng nhờ thế lực quốc tế mà mình khỏi bị một cường quốc chèn ép, trường hợp của Phi Luật Tân là điển hình.

Nhưng cường quốc như Mỹ hay Tầu thì chẳng sợ công pháp quốc tế vì hệ thống luật lệ ấy khó xâm phạm quyền lợi của họ. Còn các tiểu nhược quốc thì mong rằng công pháp quốc tế cho họ một chút chính nghĩa về ngoại giao khi có tranh chấp. Chính nghĩa ấy là niềm an ủi cho Phi nên Chính quyền Manila ca tụng phán quyết, nhưng không thể tiến thêm được một bước, thí dụ như đưa quân xua đuổi cái mũi bành trướng mà Bắc Kinh đã xây dựng trái phép trên các cụm đá của Phi, nằm cách lãnh thổ Phi có 300 cây số mà cách đảo Hải Nam của Trung Cộng đến hơn ngàn cây số.

Cho nên, nhận định của Pascal từ mấy trăm năm trước có ý nghĩa phũ phàng là các tòa án quốc tế có thể truy tố bất cứ ai và ra phán quyết mà chính họ cũng biết là chẳng được ai tôn trọng.

Thật ra, việc Bắc Kinh coi thường phán quyết của Tòa PCA không là điều ngạc nhiên.

Ngay từ đầu, họ đã phủ nhận thẩm quyền của Tòa án và chẳng thèm gửi luật sự đến bảo vệ quan điểm của họ trước đơn khiếu nại của Manila. Tuần qua, khi quốc tế ồ ạt bình luận về phán quyết như một thất bại ngoại giao của Trung Cộng, lãnh đạo Bắc Kinh lại coi đây là một thắng lợi chính trị với thần dân u mê của họ ở bên trong. Với dân Tầu, đây là chứng cớ cho thấy cả thế giới đều chống Trung Quốc, may là họ lại có đảng Cộng sản đã hiên ngang chống lại cả thế giới, để bảo vệ quyền lợi của họ! Nhờ vậy mà họ tạm quên được những lầm than của họ và lầm lẫn của đảng. Thực tế về đạo đức quốc tế là như vậy.

Nhưng thực tế về địa dư chính trị tại Đông Hải là gì?


Sau khi bị Hoa Kỳ khuất phục trong Thế chiến II, Nhật Bản chính thức từ bỏ chủ trương xây dựng Khối Thịnh vượng Đại Đông Á và không đòi chủ quyền ngoài Đông Hải dù đã từng kiểm soát từ Phi Luật Tân đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nước Nhật lui về vị trí cường quốc kinh tế phi quân sự và trông cậy vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ suốt thời Chiến tranh lạnh.

Khi ấy, chỉ còn Trung Hoa Dân Quốc và Quốc Dân Đảng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch là thuộc về “bên thắng trận” và nhân đó, vào năm 1946, chiếm luôn đảo Ba Bình của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và còn vẽ ra bản đồ có đường tuyến 11 khúc. Chủ quyền viển vông ấy của họ ít được thế giới, và cả Việt Nam, chú ý vì thực tế địa dư chính trị đang là Chiến tranh lạnh giữa hai khối Tự do và Cộng sản. Chính quyền Đài Loan nằm trong Khối tự do và giương cờ chống cộng, Miền Nam Tự do của Việt Nam cũng thuộc vào khối ấy và dù có phản đối thì cũng chẳng làm lớn chuyện vì ưu tiên khi đó không nằm ngoài biển mà là sự tồn tại của miền Nam. Còn ưu tiên của Hà Nội khi ấy và ngày nay thì vẫn là thế cai trị của đảng Cộng sản. Vĩnh viễn u mê

Mọi chuyện chỉ bắt đầu xoay chuyển từ đầu thập niên 1970 khi cả Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan lẫn Việt Nam Cộng Hòa tại Sàigon bị đưa vào canh bạc Mỹ-Hoa, giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, để ngăn chặn Liên bang Xô viết. Nhưng Sàigòn sụp đổ và mất tên, Đài Loan vẫn còn.

Hai chục năm sau thì Liên Xô tan rã và Trung Cộng bước lên võ đài thành cường quốc kinh tế, rồi ngày nay muốn trở thành cường quốc quân sự. Suốt giai đoạn ấy, siêu cường số một và trở thành duy nhất kể từ 1991, vẫn bình chân như vại.

Hoa Kỳ đã xây dựng một trật tự quốc tế từ sau Thế chiến II, với các định chế quốc tế lẫn công pháp đều chính thức xiển dương các giá trị tinh thần như tự do, chủ quyền, đạo đức, dân chủ, v.v… Chúng ta có thể gọi đó là Pax Americana, Trật tự Hoa Kỳ. Đằng sau hình thức đạo đức - hay “công lý” theo cái nhìn của Pascal – của Trật tự Hoa Kỳ là sức mạnh quân sự của nước Mỹ, từ Âu sang Á.

Tại khu vực Á Châu Thái Bình Dương, trật tự đó là môt chuỗi liên minh giữa nước Mỹ và các quốc gia bán đảo hay quần đảo vây quanh nền kinh tế khách hàng của Mỹ, là Trung Cộng.

Ngày nay, người khách hàng đó đang thực hiện giấc mơ đế quốc đã tàn lụi từ hơn trăm năm trước. Trong bước đầu và trên thế mạnh kinh tế, để có thể đấm mõm Hung Gia Lợi hay các chế độ lý tài và độc tài Á Phi, Bắc Kinh có thể coi thường tấm bình phong công pháp hay mọi Tòa án quốc tế. Họ bất chấp công lý vì có sức mạnh.

Nhưng sức mạnh đó, dù là kinh tế hay quân sự, cũng vẫn là chuyện ảo. Khỏi nói về cái ảo bên trong mà hãy nhìn ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Từ giác độ của Bắc Kinh thì vùng biển Hoa Đông của họ vẫn có sự chế ngự của dàn tiền đạo trong “Trật tự Hoa Kỳ” là Đài Loan và Nhật Bản. Trên vùng biển họ gọi là Hoa Nam thì dàn tiền đạo của Hoa Kỳ trải rộng từ Phi, Nam Dương (Indonesia), Singapore xuống tới Úc và Ấn Độ Dương.

Mặc dù đã khống chế được các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và khinh thường phán quyết của Tòa án PCA, Bắc Kinh vẫn chưa thể làm chủ được dòng hải lưu và bốn eo biển chiến lược của vùng biển Đông Nam Á. Bốn eo biển ấy, hơn là Liên hiệp quốc, Công ước UNCLOS hay Tòa án Trọng tài, mới là những tắc nghẽn trên con đường bành trướng. Và chẳng phải ngẫu nhiên mà Phi Luật Tân lại được sự yểm trợ của một cường quốc kinh tế và quân sự trong vùng là Nhật Bản. Về địa dư, hai quốc gia quần đảo này, Phi Luật Tân và Nhật Bản, là láng giềng!

Con Đường Tơ Lụa gồm có “Nhất Đới Nhất Lộ” hay “Trung Quốc Mộng” của Tập Cận Bình vẫn chưa thể vượt qua cái trật tự quốc tế được thành hình từ sau Thế chiến II. Và dù Hoa Kỳ cứ lập lờ ăn nói nước đôi về quyền tự do lưu thông hàng hải, về đạo lý hay công lý quốc tế, sức mạnh quân sự và thế liên minh của nước Mỹ mới là rào cản mà Bắc Kinh chưa thể phá vỡ.

Lãnh đạo Trung Cộng có thể ly gián Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á ASEAN, với đòn “bẻ đũa từng chiến”, để chia phiếu trong hàng ngũ đối phương và tránh trực tiếp đụng độ với Hoa Kỳ về quân sự, nhưng chưa thể khuynh đảo trật tự quốc tế đã thành hình tại vùng biển Thái Bình Dương từ sau Thế chiến II. Là những kẻ nhìn xa trông rộng, họ đã nghĩ tới, và còn nói ra, nhu cầu xây dựng một trật tự quốc tế khác có lợi hơn cho Hán tộc.

Nhưng nếu tạm gác sang một bên yếu tố công lý hay hệ thống công pháp quốc tế không có sức mạnh thì một cách cụ thể, trật tự quốc kể kiểu Hoa, Pax Sinica, có nghĩa Bắc Kinh phải trước tiên chinh phục được Đài Loan, Phi Luật Tân và Nam Dương. Đài Loan là cái gân gà khó nuốt ngay từ sau Thế chiến II. Hai quốc gia quần đảo kia đã từng được Mao Trạch Đông chiếu cố với các tổ chức “cách mạng vô sản” do Bắc Kinh gây dựng thì đều đã tỉnh giấc cộng sản. Ngày nay, Phi Luật Tân là phên giậu miền Nam của Nhật Bản và Nam Dương là lá chắn miền Bắc của Úc Đại Lợi.

Đâm ra, nơi duy nhất khiến Bắc Kinh có thể thực hiện giấc mơ Pax Sinica chính là… Việt Nam, nhờ Hà Nội. Nhưng ngoài đảng Cộng sản, đa số người dân Việt Nam lại chẳng thiết tha gì đến giấc mơ đó của Bắc Kinh và vụ Formosa hơn là Phán quyết của Tòa án PCA mới là hồi chuông cảnh báo cho người Việt!

Vì vậy, mặc dù nên khai thác thắng lợi về công lý của Phán quyết vừa qua, chúng ta cần tiến xa hơn vậy.

Đó là từ Phán quyết của Tòa án PCA liên kết với các nước Đông Nam Á để cùng nhìn chung một hướng. Và không thể quên quy luật bẽ bàng của nhân thế là công lý phải có sức mạnh. Kinh nghiệm Việt Nam và toàn cầu, cho thấy sức mạnh ấy có thể đến từ người dân. Không chấp nhận công lý thì vẫn chưa xây dựng được sức mạnh. Giải pháp kia là phải lật đổ hệ thống công lý của bọn hung đồ.

Bắc Kinh vừa chứng tỏ bản chất hung đồ của chế độ. Chúng ta còn đợi gì mà chưa thấy ra là vấn đề Trung Quốc của Việt Nam nằm tại Hà Nội?
Nguyễn Xuân Nghĩa
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.