logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/07/2016 lúc 09:23:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
vừa với bàn tay tôi…
Stephen Glenn là một nhà khoa học nghiên cứu về y học. Có lần khi một phóng viên hỏi tại sao Glenn có sự sáng tạo vượt trội những đồng nghiệp?Và đây là câu trả lời của Glenn,

“Tất cả từ một câu chuyện có liên quan tới mẹ tôi, xảy ra vào năm tôi ba, bốn tuổi. Khi đó, tôi cố lôi một chai sữa lớn từ trong tủ lạnh ra. Tôi

ôm lấy cái chai, nhưng bị tuột tay. Chai sữa lăn quay ra sân, đổ tung tóe. Xung quanh tôi như thể một biển sữa!
Vừa lúc đó mẹ tôi có mặt. Tuy ba, bốn tuổi, nhưng tôi biết tôi vừa làm sai. Tôi chờ đợi việc mẹ la rầy, phạt, hoặc cho tôi một bài học theo bất

kỳ cách nào. Nhưng mẹ bảo, “Stephen, mẹ chưa bao giờ nhìn thấy nhiều sữa đổ thế này, trông buồn cười thật! Bây giờ chai sữa đã đổ rồi,

con có muốn chơi với nó một chút trước khi mẹ dọn dẹp không?”
Tất nhiên là tôi muốn. Sau vài phút dẫm lẹp bẹp trong đống sữa. Mẹ tôi bảo,”Stephen, bất cứ khi nào con làm sai một việc, đằng nào rồi con

cũng phải sửa chữa và làm lại cho đúng. Vậy lần này con sẽ làm thế nào? Bây giờ chúng ta có thể dùng một miếng mút, một cái khăn hoặc

cái giẻ lau sàn. Con thích dùng cái nào?”

Tôi chọn miếng mút và mẹ giúp tôi dọn sạch chỗ sữa bị đổ.
Rồi mẹ nói tiếp, “Những gì con vừa học được là con sẽ thất bại nếu ôm một chai sữa lớn bằng đôi tay quá nhỏ. Bây giờ con hãy đổ nước vào

chai sữa và mẹ sẽ xem lần này con có thể tìm được cách cầm chai sữa mà không làm đổ!”

Thằng bé nhỏ xíu tôi chạy đi đổ nước vào chai sữa, và lần này tôi tóm lấy phần cổ chai vì nó nhỏ vừa với bàn tay tôi để không làm rơi cái

chai nữa. Đó là bài học đầu tiên của tôi”.
Glenn nói thêm với thính giả rằng, vào lúc đó ông biết ông không phải sợ rằng mình làm sai. Ông biết rằng mỗi lần sai là một cơ hội để học

những cái mới. Mà đó là bản chất của các thí nghiệm không đi đến đâu, chúng ta vẫn có thể học được một vài thứ giá trị.


Đã quá nửa đêm, tôi vừa gởi cho Huy Lâm một bản tin nóng để anh cập nhật. Công việc báo chí không đòi hỏi thức khuya dậy sớm đến mức

đó. Nhưng chia sẻ với anh em cùng sở thích tức thời là công việc có ma lực đối với những người đồng nghiệp. Nghiệp mà…

Tôi rời trang thời sự để lang thang như những con ma đêm trên thế giới ảo. Bắt gặp câu chuyện về bác sĩ Glenn. Cố hình dung ra sự kiệt

xuất về trí tuệ và vĩ đại về tình yêu con cái của mẹ ông.

Thật tuyệt vời nếu các bậc cha mẹ đều thông minh để có được tình thương yêu con cái một cách trí tuệ như mẹ ông.

Tuyện vời hơn là Huy Lâm cũng chưa ngủ, nên trả lời điện thư nhanh gọn, “Thức trễ vậy anh P. Mới đi nhậu về hả?”

Không đâu Huy Lâm, chỉ tương tư như Huy Cận lúc viết, “một hôm ngọn gió tình yêu lạ/ đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư…” là tùy bút sáng

nay,

Dạ phải…
“Nhà anh ở đâu?”

Thiếu phụ ngập ngừng hỏi bằng tiếng Anh, rồi như suy nghĩ lại và chắc chắn hơn khi thấy trang mạng anh đang đọc là Việt ngữ nên cô nói

tiếng Việt thoải mái, “Mỗi cuối tuần đều thấy anh ra đây đọc báo.”

“Dạ phải. Nhà tôi cũng gần đây…” Anh rời mắt khỏi màn hình, ngước nhìn cô trả lời.
Ánh mắt người thiếu phụ không ngừng quan sát anh, “Chắc cuối tuần anh mới có thời giờ…”

“Dạ phải.”

“Ý tôi muốn hỏi… Xin lỗi. Hình như anh là nhà văn, nhà báo…, phải không?”

“Dạ phải.”

Thiếu phụ cười lạt như gió nhẹ ngoài kia báo hiệu một ngày nóng, “Anh có thể… nói gì khác hơn câu: dạ phải, không?”

Người đàn ông suy nghĩ vài giây mới nói… “Dạ phải.”

Hai người nhìn nhau, cùng cười híp mắt.

Người đàn ông đứng dậy, kéo ghế, làm động tác mời cô ngồi! Vì hai người còn cười nhau ngớ ngẩn hay mỗi người tự cười mình vô duyên.

Khi người thiếu phụ đã tĩnh tọa. Người đàn ông đẩy cái laptop của anh ta vào vách tường. Anh nhìn ngắm gương mặt người thiếu phụ như

xem tranh, chậm rãi nói như nói với mình: Đến phiên cô phải nói hai từ: Dạ phải. Anh nói với cô, “Nhìn cô… rất là xinh đẹp.”

Người thiếu phụ bối rối giây lát, lí rí nói… “Dạ phải”!

Cả hai lại phá lên cười như hai người tâm đầu ý hợp.

Đến cô nhìn thẳng vào mặt anh giây lát, chậm rãi nói như nói với mình, “Anh có mái tóc rất khó tả, không chải chuốt như nghệ sĩ, cũng không

bụi đời quá đáng; nhưng cả hai điều đó đều có và pha trộn vào nhau một cách rất ấn tượng. Vì thế tôi dễ dàng nhận ra anh khi anh bước vào

quán, cũng vì thế nên tôi biết anh chỉ đến đây vào cuối tuần. Và vì thế nên tôi nghĩ anh là nhà văn hay nhà báo gì đó, cứ chăm chỉ khi đọc, rồi

nhăn nhó, hay cười một mình khi viết…”

“Cảm ơn cô đã quan hoài. Tất cả những gì cô nói về tôi thật vừa cho hai từ: Dạ phải. Nhưng chẳng lẽ lại dạ phải nữa thì chuyện vui bất ngờ

sáng nay hết vui.

Tôi sinh hoạt về báo chí đã lâu, đôi khi làm việc toàn thời gian, khi bán thời gian. Hiện tại tôi chỉ còn góp bài hẳng tuần cho tờ báo mà tôi đã

cộng tác lâu năm. Còn cô?”

Như vậy chỗ ngồi của anh phải ở những khu thương mại của người Việt mới đúng! Sao anh lại ngồi đọc, viết ở đây?”

“Tôi thường có mặt ở khu Việt nam để nhìn. Nhưng khi viết lại những gì đã thấy, thì tôi hay ra quán cà phê Starbucks này vì không gian thích

hợp để viết hơn… Còn cô?”

“Tôi lại thường dành thời gian trống có được để ngồi ở Starbucks cho yên tĩnh một chút vì tôi là thợ tóc trong khu Việt nam.”

Thiếu phụ nói xong rồi hoàn toàn im lặng như đã mua được món gì đó ưng ý. Ly cappuccino xoay xoay trên bàn đã nói thay lời. Anh nhà báo

lôi cái laptop về lại vị trí thuận tiện cho anh để che giấu sự bối rối. Hết hứng thú với sự kiện lớn đang diễn ra ở nước Anh; chỉ suýt soát nhau

giữa 52% rời bỏ và 48% ở lại với cộng đồng châu Âu. -Và tin cập nhật vừa được post lên mạng cho hay, “đã có hai triệu chữ ký trên thỉnh

nguyện thư online trong vòng một tiếng đồng hồ, làm tắc mạng: Nhiều người dân Anh đã yêu cầu Nghị viện tổ chức trưng cầu dân ý lại vì bên

thắng không quá 60%.” (Nguồn tin còn cho biết, nếu có hơn một trăm ngàn chữ ký trong ngày thì Nghị viện Anh quốc sẽ phải xem xét để giải

quyết thỉnh nguyện của dân chúng).

Những suy nghĩ về rối rắm sau 43 năm nước Anh hội nhập vào Tổ chức kinh tế châu Âu, là tiền thân của Liên hiệp châu Âu (EU) bây giờ. Nay

tách rời vì quyền lợi quốc gia, chắc chắn là chuyện không dễ cho chính phủ mới vì thủ tướng tại nhiệm David Cameron đã tuyên bố từ chức vì

ông ủng hộ Anh ở lại với EU.

Thật sự ở những quốc gia có tự do, dân chủ và nhân quyền như nước Anh thì mới (sẽ ) mở ra được những trang sử mới cho dân tộc mình.

Có thể coi sự kiện này là một bản Tuyên ngôn độc lập của Dân chủ thật sự ở những nước tây phương. Còn mấy chữ “tự do, dân chủ” ở quê

nhà đã quá trơ trẽn với mấy anh hề dở, dù có trả tiền cho khán giả xem hài kịch của họ thì cửa rạp cũng chỉ có những bãi nước bọt chứ

chẳng ai nhặt đồng bạc lẻ của những tên kép tồi tham quyền cố vị…

Anh định trò chuyện với người thiếu phụ khả ái về những điều anh đang quan tâm. Nhưng rời mắt khỏi màn hình, chỉ còn kịp nói với cô hai

tiếng “cảm ơn” khi cô đặt xuống bàn cho anh ly nước đá lạnh. Biết là Starbucks không tính tiền ly nước đá lạnh, nhưng sự quan tâm của một

người còn chưa biết tên…

Người thiếu phụ nhìn anh như tia quang tuyến quét qua lục phủ ngũ tạng con bệnh; và vị bác sĩ nói, “Cảm ơn anh sáng nay đã nhín chút thời

giờ trò chuyện với tôi. Bây giờ tôi phải đi làm. Chúc anh một ngày vui vẻ…”

“Tôi, tôi nghĩ là tôi sẽ có thời gian để ngồi xuống ghế hớt tóc của cô…”

“… Dạ phải.”

Cô để lại nụ cười thiếu phụ cô đơn thật đầm ấm trước khi rời đi. Mái tóc ngắn không hợp với gương mặt xương xương cương nghị, và dáng

cô gầy…

Anh nhà báo lại dùng hai cái cào năm móng, xới lại mái tóc cỏ dại có thật sự hơi dài so với đàn ông. Nhưng làm sao đủ dài để có thể đi hết

những tiệm hớt tóc trong khu Việt nam trong một ngày để tìm lại nụ cười đầm ấm như một ly cappuccino vừa rời khỏi tầm tay do bất cẩn, chỉ

còn mùi thơm lừng…

riêng một góc trời…
“đêm đã cạn mà sao buồn chưa hết/ thì em ơi xin rót rượu dùm anh.” Là câu thơ của nhà văn T.Vấn bên Wichita. Đã hẹn gặp anh và nhạc sĩ

Trần Lê Việt vào kỳ nghỉ lễ Độc lập Hoa kỳ năm nay. Nghe anh tả sơ đã hấp dẫn, “tôi với Việt rất vui được gặp anh em ở xứ buồn muôn thuở

của chúng tôi vào dịp lễ Độc lập năm nay. Cứ tà tà ngồi xem bắn pháo bông sau nhà tôi và anh em mình lai rai…” Dĩ nhiên tôi tưởng tượng

thêm cho đã, anh T.Vấn sẽ hát… sau khi vô vài ve, mà anh ấy hát hay. Anh Việt sẽ đàn, vì nhạc sĩ (tù cải tạo) mà không đàn thì làm gì cho

hết nửa đời sau – lại là văn của Lâm Chương, “đời người ta đẹp nhất từ hai lăm tới bốn lăm, thì mười năm khoác áo lính, mười năm khoác

áo tù. Bây giờ không nhậu thì làm gì cho hết nửa đời sau…” Văn chương thơ nhạc của lính không lộng lẫy kiêu sa như nhạc Trần Thiện

Thanh… cũng lại là lính. Chỉ buồn lính già Trần Yên Hạ với người đẹp Gia Long Ngân Bình của anh đã hẹn… nhưng em đừng đến nhé!

Tới tuổi mất ngủ gõ cửa thì chịu… hiểu những tâm sự của đàn anh mà trước đây tôi chưa biết! Hay tương tư ánh mắt nụ cười đầm ấm như ly

cappuccino lỡ đổ sáng nay nên mất ngủ đêm hè. Ngồi nghe “riêng một góc trời” của Ngô Thuỵ Miên.

Giai điệu thiết tha nhưng mãnh liệt của ca khúc ấy như thuốc nhuộm màu hổ phách phủ lên nỗi nhớ… “tình yêu như nắng, nắng đưa em về

bên dòng suối mơ/ nhẹ vương theo gió, gió mang câu thề xa rời chốn xưa/ tình như lá úa, rơi buồn trong nỗi nhớ/ mưa vẫn mưa rơi, mây vẫn

mây trôi, hắt hiu tình tôi…” Nhớ chút gió sớm báo một ngày nóng sáng nay, man mác chút hương xưa ngày nào mà vị ngọt môi hôn chỉ còn là

những tiếc nuối và nỗi buồn khắc khoải, khi nắng đã đưa em về bên dòng suối mơ…
Hụt hẫng về sáng như vết đốt của con muỗi hoang đàng, giờ này còn chưa đi ngủ. Nhưng ngứa, đau như… “người vui bên ấy, xót xa nơi này,

thương hình dáng ai/ vòng tay tiếc nuối, bước chân âm thầm, nghe giọt nắng phai/ đời như sương khói, mơ hồ trong bóng tối/ em đã xa xôi,

tôi vẫn chơi vơi, riêng một góc trời…”
Bản tình ca của nỗi nhớ, hoài niệm đến nghe được “giọt nắng phai” đã trả lời cho tôi được thắc mắc về ánh mắt Ngô Thụy Miên sau lớp kính

cận mà tôi từng cảm nhận từ khi còn rất trẻ, ông ấy chỉ nhìn thấy được những uẩn khúc tâm tư trong lòng người, cái kính hơi bị dầy trên

gương mặt ấy chỉ che giấu sự mù đời của kẻ đã bán linh hồn cho tình yêu. “Em ra đi nơi này vẫn thế” là một cảm thức khác – không tiện bàn.

Nhưng khi riêng một góc trời người ta mới xót xa, “người yêu dấu, người yêu dấu hỡi/ khi mùa xuân vội qua chốn nơi đây/ nụ hôn đã mơ say,

bờ môi ướt mi cay, nay còn đâu…

Tìm đâu thấy, tìm đâu thấy nữa/ khi mùa đông về theo cánh chim bay/ là chia cách đôi nơi, là hạnh phúc rã rời, người ơi…”
Khi người đàn ông lẻ loi trong đêm vắng, mai đi về trong quạnh hiu mới thấm thía hôm qua đã là quá khứ! “một mai em nhé, có nghe thu về,

trên hàng lá khô/ ngàn sao lấp lánh, hát câu mong chờ, em về lối xưa/ hạ còn nắng ấm, thấy lòng sao buốt giá/ gọi tên em mãi, trong cơn mê

này, mình nhớ thương nhau…”
Xuân đã qua tuổi trời, hạ đã vàng nắng cháy, thu về chưa hay chưa, đông đã giăng sương mù Rémy Martin lạc lối… thì em ơi! “ngàn sao lấp

lánh, hát câu mong chờ, em về lối xưa…”
Những nốt nhạc đầm ấm như ánh mắt, nụ cười cappuccino thánh thót, lan toả đầy không gian garager tĩnh mịch về sáng. Phật cũng “gọi tên

em mãi, trong cơn mê này, mình nhớ thương nhau…”

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.175 giây.