logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/07/2016 lúc 09:21:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thưa hồi xưa lúc vợ chồng con cái nhà tui đặt chân xuống phi trường quốc tế Tullamarine thuộc thủ phủ Melbourne, tiểu bang Victoria, nước

Úc vào tháng Chín, đang độ mùa xuân hoa nở.

Cũng như bà con người Việt mình mới tới, cả nhà tui, vợ chồng con cái đi làm hãng gạch. Gạch đây không phải gạch ngói gì đâu mà cứ hai

tuần cứ gạch (tick) vào cái đơn xin trợ cấp của chánh phủ gọi là Social Security, tức An sinh Xã hội; bây giờ đổi tên lại là Centrelink.

An sinh Xã hội cấp tiền để mấy đứa thất nghiệp như tui có cái ăn; kẻo không vì đói quá mà đi cướp bóc (bần cùng sanh đạo tặc), làm rối cái

xã hội bình yên của nước Úc.

So với Úc, tiền hỏng bao nhiêu; chỉ vừa đủ sống, (nếu biết tiện tặn theo kiểu vợ Việt Nam mình)! Trộm nghĩ chắc kiếp trước Úc mắc nợ mình

đây; nên kiếp nầy nó è lưng ra mà trả. Sau ở lâu rồi nghĩ lại là không phải vậy.

Di dân như một cành cây trôi giạt tới đây, cắm rễ trên nước nầy thì bước đầu chánh phủ vun phân tưới nước bằng cách cho tiền. Sau nó bén

rễ đâm chồi, nghĩa là có công ăn việc làm, cây ra trái thì chánh phủ bắt đầu hái trái… nghĩa là đánh thuế… Đời mà! Không có ai cho không ai

cái gì đâu nè!

Dẫu vậy, may mắn đặt chân đến đất nước phúc địa nầy, xài tiền thuế của người ta trước; nên tui tu tỉnh không chơi bời lêu lỏng, la cà quán xá

như hồi còn thất nghiệp ở Sài Gòn.

Em yêu mắc lãnh đồ về may; còn tui mắc đẩy thùng rác nè; cắt cỏ sân vườn nè và rửa chén với giặt đồ nữa! Muốn đi cày để kiếm tiền lắm

mà không ai mướn!

Thưa! Sát vách nhà tui là thằng Tony có con vợ Việt Nam! Vì bị vợ chửi cũng suốt cả mười mấy năm, nên tiếng Việt của chú em rất sõi!

Gia đình Tony, gốc Ý, thuộc băng đảng Mafia ở đảo Sicily thất thế nên chạy tuốt qua đây để trốn…

Tony đi bán cá ngoài chợ Footscray; vì vậy mới quen được con vợ nó là người gốc Cổ Cò, Mỹ Tho đó chớ.

Cưới vợ xong, vợ nó không cho đi bán cá nữa vì nó có cái tật ‘dê’! Thấy đàn bà, con gái Việt Nam mình đi chợ, là nó bao giờ cũng tặng thêm

mấy cái đầu cá mập ú về nấu canh chua cho chồng nhậu.

Ông chủ cứ rầy hoài: Bảo đầu cá vụt thùng rác! “Mầy cho, khách hàng không mua cá! Bán ế! Chết tao!”

Vậy mà nó cứng đầu, không nghe; nên ông chủ bảo thôi mai khỏi vô làm nhe!

Nó cười hè hè: “Ờ! Vợ tui cũng nói y như ông chủ vậy đó!”

Bị đuổi, coi như nghỉ xả hơi, cuối tuần là nó hú tui qua nhà nó nhậu. Tony càng uống mặt càng xanh, quả là tay mạnh rượu.

Nó tuyên bố một câu cũng ranh dờn là: “Một con lạc đà có thể làm việc suốt mười ngày mà không cần uống. Tui thì có thể uống suốt mười

ngày mà không cần làm việc!”

Nhưng ngày vui qua mau. Chiều nọ đang kéo thùng rác ra trước cửa thì tui nghe tiếng loảng xoảng dĩa bay; rồi bóng Tony vọt ngay ra cửa,

nước mắt đầm đìa! Tui mới biết là nó đang xỉn.

Dừng tay đẩy thùng rác, tui hỏi: “What’s wrong, mate?” (Chuyện gì vậy, bồ?)

Nó thút thít trần tình là con vợ nó ra hạn chót hết tuần sau mà không kiếm được việc làm thì… biến.

Vậy mà chỉ mới thứ Ba, nó nhìn tui cười toe tét: “Ê bồ! Tui kiếm được việc làm rồi và rất bảo đảm; không bao giờ sợ mất. Vì không có người

nào muốn làm nó hết ráo!”

Tui, vốn thất nghiệp kinh niên, phải cúi đầu mà khâm phục: “Ê giỏi thiệt nhe! Mà làm việc gì vậy?”

Nó hãnh diện vảnh cái mặt lên thấy ghét: “Ờ nghề thông ống cống!”

Ối, nghề nào lương thiện làm ra tiền để nuôi vợ nuôi con là tốt, là cao quý rồi. Đâu có nghề nào sang nghề nào hèn đâu?

(Chớ đừng như thằng bạn của tui là bác sĩ bên Việt Nam, qua đây phải học lại để định bằng mà suốt bao năm cứ rớt lên rớt xuống hoài.

Tui can: “Thôi ông ơi cái thời của mình đã qua, giờ tới thời của sắp nhỏ con ông! Chịu khó đi làm, cu li cũng được, để có tiền lo cho sắp nhỏ.

Ông cứ đeo đuổi học hoài… rồi cứ rớt hoài… Chi vậy chớ?”

Thì anh bạn nầy hỏng chịu: “Tui khoái làm bác sĩ hè! Để tui có quyền kêu em cởi áo quần ra và gởi hóa đơn tính tiền cho chồng của em đó! Hi

hi”)

Thiệt cái thằng cha mơ mộng thấy mà ớn! Thôi ai mơ mộng thì mơ tui trở về thực tế!

Cuối tuần, chiều thứ Bảy, tui lui cui vác một thùng bia về, mời Tony qua điểm nhãn cho tui vài chiêu thức làm thế nào xin được việc.

Có việc làm, có tiền, là tui chắc em yêu của tui sẽ ấn tượng hơn về tui; sẽ vui như Tết cho coi.

Tony dạy tui rằng: “Trước hết là làm đơn xin việc có kèm theo cái CV.”

“CV là cái giống gì?”

“À! CV là viết tắt tiếng Latin: Curriculum Vitae, nghĩa là lý lịch, bản tóm tắt về quá trình học tập và làm việc. Đây thiệt sự là cái quảng cáo cho

bản thân mình. Mà đã là quảng cáo, đa phần là nói láo!

Cứ liệt kê hàng tá khả năng; rồi hy vọng là ông chủ đừng bao giờ bắt mình phải thực hiện thế thôi!

Thứ Hai tuần tới, tui dắt bồ tèo vô. Đừng thắt cà ra oách gì hết ráo nhe! Áo quần công nhân, giầy bảo hộ lao động, tóc tai gọn gàng là đủ. Cu

li mà!

Tui nghe lời răng rắc và cóm róm theo Tony vào hãng.

Ông chủ, cũng người Ý, rất niềm nở nói: “Đừng coi tui là một ông chủ. Hãy coi tui như một người bạn; nhưng là người bạn có quyền nắm đầu

đuổi đứa nào cà chớn!”

Tui cũng trộm nghe Tony nói với ông chủ là tiếng Anh của tui ‘poor’ lắm, nghèo lắm! Nhưng tánh tình chân thật, siêng năng, giỏi giắn. Không ăn

cắp giờ công, không ăn cắp vật tư, không đi trễ về sớm và nhiều cái không… không nữa. Vậy là ông chủ cho tui vào học việc ở bộ phận đúc

ống cống.

Làm được một tuần, ông chủ vô kiểm tra sản phẩm rồi nói cho tui về sớm một bữa làm tui mừng hết biết.

Ông chủ nói: “Mai hẵng làm. Bữa nay anh làm hư, làm trật như vậy… là đã đủ chỉ tiêu rồi!”

Tui được cho về sớm để con vợ tui ngạc nhiên chơi và hy vọng lúc về nhà em cũng không cho tui ngạc nhiên về lòng ‘chung thủy’ của em.

Ai dè gặp cái bản mặt tui, em yêu hỏi: “Bộ bị đuổi nữa rồi hả?”

Tony còn chỉ cho tui vài cái bí quyết để giữ job: “Đừng có con nhà lính; tính nhà quan! Nắng không ưa mưa không chịu. Ghét nắng kỵ mù

sương!”

Cũng đừng ráng hoàn thành công việc trước thời hạn mà chi. Bởi làm sớm không có cái vụ nghỉ sớm;trên đời nầy không có chủ nào mà cho

cu li ở không; rảnh là phải làm thêm công việc khác nhưng hỏng có thêm tiền đâu mà mong!

Còn hôm nào mệt uể oải vì tối Chủ nhựt nhậu khuya quá; nhớ lúc có mặt đốc công, dù làm biếng thế mấy cũng giả bộ như mình đang bận rộn

nhe bạn hiền.

Làm việc thì có đồng nghiệp. Người chơi được; kẻ không? Đứa nào chơi được thì chơi. Còn đứa nào cà chớn kiếm chuyện; bạn cứ méc tui,

từ từ tui kiếm cách ‘đục’ nó văng dùm bồ.

Tuyệt đối không đánh lộn; mà cãi lộn cũng không; cho dù bồ có bắt quả tang nó đang gặm miếng bánh mì ‘sandwich’ của mình đem theo để

ăn trưa.

Nên nhớ Chủ nghĩa Tư bản là thằng chủ nó có quyền đuổi mình bất cứ lúc nào nó muốn. Mình không làm lợi cho nó nữa là đi chỗ khác chơi!

Thiệt hại đến túi tiền là nó sẽ ‘sacked’ mình. Cho mình cái bị gậy để đi ăn mày!

Đuổi thì có nhiều cách lắm. Hạ tầng công tác, giao việc nặng nhọc hơn, đổi đi phân xưởng ở xa, giờ làm tréo cẳng ngỗng!

Nó o ép tới chừng nào mình nản; tự ên mình xin nghỉ thì thôi!

Úc nầy có nghiệp đoàn, có luật Lao động đó; nhưng Trưởng phòng Nhân viên của hãng được đào tạo bài bản đàng hoàng; nó biết cách đá

‘đít’ mình rất đúng luật.

Hãng Úc đâu có đàng hoàng tử tế như hãng Nhựt Bổn! Cho dù kinh tế suy trầm vẫn không muốn đuổi một ai, nhứt là những người gắn bó gần

cả đời với công ty.

Úc nầy bắt chước theo Mỹ đó. Tính bắt công nhân ký hợp đồng riêng lẻ chớ không phải một bầy như xưa để dễ dàng ép công nhân tăng

năng suất. Ai không nghe là cuốn nóp.

John Howard tính ra cái luật ‘Work Choice’, nhưng cu li Úc hỏng chịu; phản ứng dữ dội đến nỗi ông Thủ Tướng nhà ta bay luôn chức dân biểu,

năm 2007 đó, nhớ hông?

Chủ hãng bên Mỹ càng khó khăn; công nhân Mỹ bị đuổi việc phản ứng cũng rất kinh hoàng. Tiếng lóng của Mỹ là ‘going postal’, nghĩa đen là

đi gởi bưu thiếp, nhưng nghĩa thực sự là công nhân bị đuổi xách súng vô bắn đốc công, bắn quản đốc hay bắn luôn đồng nghiệp!

Mấy cái vụ bắn giết ghê rợn nầy đã xảy ra hà rầm trong ngành Bưu điện Mỹ đó.

Ối! Mất việc đâu có phải là Trời sập đâu? Bắn giết người ta mà chi?

Hỏng làm việc nầy thì mình lại tiếp tục về nhà, làm hãng gạch vậy thôi.

Thưa người phụ nữ Việt Nam đảm đang và dễ thương lắm nhe! Chồng lên voi hay xuống chó gì cũng một lòng một dạ cùng anh. Chờ ngày

mai trời lại sáng.

Phụ nữ Tây Phương không có cái tánh kiên nhẫn đó đâu. Mất việc là hỏng có tiền. “No money là no honey!” (Không tiền là không anh yêu gì

ráo). Là vợ bỏ.

Nên có việc ráng mà giữ nhe bạn! Tony dặn dò tui kỹ như vậy nhưng buồn thay người bị đuổi không phải là tui mà là ân nhân Tony của tui.

Chẳng qua, đi thông ống cống một thời gian, Tony được đề bạt làm Đốc công nên thường qua lại với Quản đốc và Giám đốc.

Cứ tưởng là tình thân. Ai dè hỏng phải.

Có lần Tony chỏ mũi vô chuyện tư riêng của thằng Quản đốc như vầy:

“Tui thấy con nhỏ thư ký ngồi trên đùi của ông nhưng tui kín miệng lắm. Hỏng nói ai nghe đâu. Kể cả vợ ông! He he!”

Nói chơi mà ai dè tay nầy rét; sợ con vợ nó biết; bèn tiên hạ thủ vi cường! Vì con nhỏ thư ký nầy ai có chức chút đỉnh là nó đều ngồi trên đùi,

để sau đó ngồi trên đầu! Em kinh doanh, thăng quan tiến chức bằng vốn tự có!)

Tay Giám đốc chắc cũng có chấm mút sơ sơ nên nhột, sợ văng miểng tới mình nên xuống thanh tra phân xưởng của đốc công Tony, hỏi một

câu móc họng: “Ai là người ngu ở đây? Tôi hoặc anh?”

Tony biết mình bị đâm sau lưng chiến sĩ; nhưng máu anh hùng mã thượng Mafia, khẳng khái trả lời là: “Ai cũng biết là ông chủ không bao giờ

mướn một thằng ngu mà!”

Vậy là ông Chủ bèn ’email’ cho Tony thôi việc đừng vô làm nữa! Sợ mặt đối mặt Tony làm sảng.

Nhưng Tony cười hè hè: “Vợ tui, Việt Nam, chồng có sụp lỗ chân trâu là em kéo lên; chớ không nỡ lòng nào cho thêm một đạp. Tui không

ngán thằng chủ nào hết ráo mà chỉ ngán em yêu của tui thôi. Vì cho dù đổi bao nhiêu công việc đi chăng nữa tui luôn luôn có chỉ một người

chủ để tôn thờ. Đó là con vợ của tui.”

“Tony! Tui xin chúc bạn hiền thượng lộ bình an nhe!”


Melbourne
Đoàn xuân Thu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.171 giây.