logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 27/07/2016 lúc 08:14:35(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Tượng Mao Trạch Đông tại Vũ Hán. Ảnh tư liệu ngày 06/03/2013.
REUTERS/Stringer/File Photo

Nhật báo Le Monde hôm nay 27/07/2016 dành hai trang lớn cho chủ đề « Mao, đối tượng của nạn sùng bái cá nhân tột đỉnh ». Bên cạnh tấm ảnh một cuộc mít-tinh tại Bắc Kinh trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, với một rừng chân dung Mao Trạch Đông là ảnh những cuốn Sách Đỏ được in ra vào năm 1968.

Những cuộc tập hợp đại quy mô trên quảng trường Thiên An Môn, những lời ca ngợi…Sự phong thánh quá mức của đám đông dành cho con người đã khai sinh ra nước Trung Hoa cộng sản, theo tờ báo, còn là sự trộn lẫn giữa lo sợ và mê hoặc.

Chỉ có « tình yêu Mao chủ tịch »

Le Monde nhắc đến trường hợp của ông Thái Sùng Quốc (Cai Chungguo), một cựu sinh viên phong trào Thiên An Môn nay sống lưu vong tại Hồng Kông ; đã từ lâu không có khả năng nói tiếng « yêu ». Thời Cách mạng văn hóa, ông còn là một thiếu niên, cũng có tình cảm với những thiếu nữ cùng trang lứa. Nhưng sinh ra trong một gia đình « quan lại đỏ », từ « ái » dường như cấm kỵ, vì theo bộ máy tuyên truyền của đảng, chỉ có Mao chủ tịch mới là đối tượng duy nhất phải yêu mến thực sự.

Cũng như Thái Sùng Quốc, trẻ em Trung Quốc thời đó từ lúc nhỏ đã phải ca ngợi « người cha dân tộc ». Các em thường phải đồng thanh hô : « Cha mẹ là quan trọng, nhưng Mao chủ tịch còn quan trọng hơn ». Trong cuốn sách của nhiều tác giả kể về những năm tháng Hồng vệ binh mang tên « Ký ức về cơn bão » xuất bản tại Hồng Kông, đạo diễn Trần Khải Ca (Chen Kaige) kể về nạn sùng bái cá nhân, đặc biệt trong các trường tiểu và trung học.

Năm 1965, ông đi xem vở nhạc kịch cách mạng « Đông phương hồng ». Khi màn nhung kéo lên, hàng trăm cô gái trẻ mặc váy xanh, cầm những bông hoa màu tím nhạt, làm thành một biển cả hướng về hậu cảnh, nơi chân dung của Mao từ từ trỗi dậy. Cuối buổi diễn kéo dài ba tiếng đồng hồ, tiếng vỗ tay như sấm dậy nổi lên trong nhà hát trên 10.000 khán giả. Một người khác nhớ lại : « Từ khi còn nhỏ, chúng tôi đã hát : Thiên địa vĩ đại, nhưng Mao chủ tịch còn vĩ đại hơn ».
Tuy thống lĩnh sân khấu, nhưng thực tế trong hậu trường Mao đang bị lép vế sau thất bại thảm hại của cuộc Đại nhảy vọt : nạn đói làm cho hơn 30 triệu người chết, có cả những trường hợp phải ăn thịt người. Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi) và cánh tay mặt là Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) nắm thực quyền, nhưng bộ máy tuyên truyền vẫn tiếp tục sử dụng hình ảnh của « vị thánh sống » Mao Trạch Đông.

Thậm chí « thượng đế » Mao còn có cả Kinh Thánh, đó là cuốn Sách Đỏ. Thống chế Lâm Bưu (Lin Biao), tổng tham mưu trưởng và là người được Mao chỉ định kế vị, đã ra lệnh phân phối trong quân đội từ năm 1964, sau đó đến Hồng vệ binh và tất cả mọi người dân đều phải học thuộc lòng những câu của Mao trong cuốn sách này.

Và đã có Kinh Thánh thì cũng có những « thánh tích ». Chẳng hạn quả xoài Mao chủ tịch tặng cho công nhân một nhà máy dệt ở Bắc Kinh mùa hè 1968. Những con người may mắn ấy đã tổ chức hẳn một buổi lễ để đón tiếp : đọc những câu trong Sách Đỏ, bọc sáp quả xoài đặt lên bàn thờ. Nhưng chẳng may quả xoài quý giá ấy bị úng thối, thế là phải làm một quả xoài giả và cũng thờ cúng tương tự.

Tôn sùng trộn lẫn sợ hãi

Năm 1966, Mao lập dinh cơ mùa hè tại Vũ Hán, thành phố nằm bên bờ sông Dương Tử. Ngày 16/7, ông xuống tắm sông, lúc đó đã ở tuổi 72, để cho nhân dân biết ông vẫn còn dư sức cống hiến. Bác sĩ của ông giải thích : « Mao chẳng bơi gì cả mà chỉ thả trôi theo giòng nước, cái bụng to tròn nổi lên trên mặt nước như một quả bóng. Tôi biết rằng vụ tắm sông này là một thách thức với Trung ương Đảng, đây là dấu hiệu cuộc chiến đã khởi động ».

Nhà sử học Frank Dikötter cho biết không ít thanh niên tham gia các cuộc mít-tinh đại quy mô ủng hộ Mao chỉ vì sợ hãi. Một nữ sinh viên Đức viết thư cho Mao nói rằng các cuộc tập hợp này khiến cô nhớ đến Nuremberg và Đức quốc xã, kết quả là cô gái phải vào tù. Tất cả những tội « khi quân » đối với Mao chủ tịch đều bị trừng phạt nặng nề. Một người từng sống qua thời Cách mạng văn hóa kể lại : « Có tình cảm tôn sùng Mao Trạch Đông thật, nhưng cũng có sự sợ hãi nữa. Lỡ có sai sót gì với chân dung Mao thì có thể bị lên án bất kỳ lúc nào, không khí sợ hãi lan tỏa khắp nơi ».
Và hiện nay « hoàng đế đỏ » sau khi qua đời năm 1976 được ướp xác, vẫn ngự trị ngay tại trung tâm Bắc Kinh, nơi hàng triệu Hồng vệ binh từng ngợi ca Mao chủ tịch.

Lưỡi kéo kiểm duyệt Trung Quốc « tàn sát » báo mạng

Cũng liên quan đến Trung Quốc, thông tín viên Le Monde tại Thượng Hải trong bài « Bắc Kinh kiểm duyệt báo mạng độc lập » đã báo động, các trang web lớn ở nước này đã nhận được lệnh không đưa các thông tin thời sự không theo chỉ đạo.

Những trang mạng lớn như Sina, Sohu hay Netease và các trang thông tin khác bị buộc phải giải tán bộ phận thời sự. Kể từ hôm thứ Hai 25/7, một số chuyên trang thời sự đã bị xóa, chỉ còn lại những thông báo cho biết « trang này không tồn tại ». Và ngay từ đầu tháng Bảy, báo chí bị cấm sử dụng thông tin từ mạng xã hội.

Cho đến nay, những trang web thông tin vẫn hoạt động trong một vùng xám. Về mặt chính thức, họ không được tự sản xuất nội dung, trừ mục thể thao và giải trí, các phóng viên không được cấp thẻ nhà báo ; chỉ được đăng lại tin của Tân Hoa Xã và những tờ báo chính thống khác. Nhưng để thu hút 720 triệu cư dân mạng, các trang web lập hẳn những ê-kíp làm phóng sự, đôi khi về những chủ đề nhạy cảm.

Chẳng hạn trang Phượng Hoàng hồi tháng Năm đã viết về một vụ bạo hành của công an khiến một sinh viên trẻ bị chết tại Bắc Kinh. Sau khi đăng thư ngỏ của các bạn học nạn nhân, hai biên tập viên bị công an thẩm vấn và lá thư nhanh chóng bị rút xuống. Trước đó vào tháng Tư, trang Netease đăng bài điều tra về Trương Việt (Zhang Yue), một quan chức Hà Bắc tham nhũng, cũng đã bị xóa.

Một giáo sư về ngành báo chí không muốn nói tên nhận định : « Có lẽ chính quyền sợ hãi cái mà họ gọi là ‘tin đồn’, vào lúc chỉ còn một năm nữa là đến Đại hội Đảng ». Từ khi Tập Cận Bình lên ngôi năm 2012, truyền thông và mạng xã hội đã bị kiểm soát vô cùng gắt gao, đây là thay đổi lớn nhất so với thời Đặng Tiểu Bình.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.101 giây.