logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 12/05/2013 lúc 08:48:48(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhân viên ngân hàng đếm ngọai tệ trong một ngân hàng ở VN. AFP photo
Một chiến dịch ký tên vào thỉnh nguyện thư được phát động với mục đích yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ ban hành đạo luật hạn chế người Mỹ gốc Việt đi du lịch cũng như gửi tiền về VN vì nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền.

Những ý kiến trái chiều
Chiến dịch ký tên vào thỉnh nguyện thư này được phát động vào ngày 12/4/2013. Có nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều về thỉnh nguyện thư ngay sau khi vừa được phát động. Một số những người Việt hải ngoại mà đài ACTD có dịp trao đổi cho biết họ nhiệt tình ủng hộ thỉnh nguyện thư này. Một người Việt ở Mỹ cho biết vì sao ông ủng hộ:

“Kiến nghị này thì tôi hoàn toàn đồng ý. Tôi thấy người Việt ở bên đây họ làm cũng cực khổ chứ không phải không nhé, mới có đồng tiền. Nhưng tôi thấy họ gửi về nhiều quá sức đi. Thú thật tôi cũng có về cách đây mấy năm rồi, ở bên đấy nhiều khi họ nhận những đồng tiền bên nhà gửi về cho bà con đó, họ phung phí một cách không đúng cách. Nên nếu chính phủ Hoa Kỳ và Tổng thống Obama ra dự thảo để hạn chế thì tôi rất đồng ý và ủng hộ”.

Bà Tuyết Lê hiện đang cư ngụ tại Hà Lan cho biết ủng hộ tuyệt đối thỉnh nguyện thư vì bà cho rằng đây là cách để chế độ Cộng Sản ở VN phải thay đổi. Bà Tuyết Lê nói lên ý kiến của mình:

“Ủng hộ 100%. Vì mình về VN chỉ thấy chuyện buồn đau, nhìn thấy Cộng Sản đàn áp, ức hiếp dân mình làm mình đau lòng thêm, về đâu có gì vui thú đâu. Nếu mình vẫn tiếp tục gửi tiền hoặc đi du lịch VN là 1 cách gián tiếp tiếp tay giúp cho Cộng Sản lớn mạnh hơn. Thật ra vấn đề này nếu được nhiều người phổ biến rộng ra được nhiều người hưởng ứng thì rất là hay, rất tốt. Đó là một đòn có thể đánh được Cộng Sản”.
UserPostedImage
Giới trẻ VN thưởng thức cà phê Starbucks ở Sài Gòn. AFP photo

Một bạn trẻ có cuộc sống hài lòng ở quê hương thứ hai- Anh Quốc, thường về VN trong các chuyến đi thiện nguyện lại lên tiếng ủng hộ thỉnh nguyện thư. Trả lời câu hỏi của Hòa Ái rằng có sự mâu thuẫn nào không khi bản thân mình lại rất nhiệt tình trong việc gửi tiền về VN cũng như hay về nước giúp đỡ cho người Việt ở quốc nội, cô Thảo lý giải là dù nhiệt tâm đến mấy thì những giúp đỡ này cũng không hoàn toàn đến tận tay những người cần giúp đỡ thực sự. Cô Thảo nhấn mạnh vì còn có quá nhiều sự nhiễu nhương và tham nhũng cho nên dù tích cực hỗ trợ, giúp đỡ cho người dân nhưng vẫn không thay đổi được gì.

“Chống Trung Quốc, chống Pháp, chống Mỹ cũng anh hùng hết. Thế kỷ nào lật đổ những triều đại vua chúa nào xấu trong VN đều được. Thế tại sao triều đại này không lật được? Về VN được hay không đối với em không quan trọng. Quê hương thứ hai của em là ở Ăng-lê. Còn về chính trị bây giờ thì không nên giúp cho người dân VN nghèo khổ. Tại vì nếu mình còn giúp thì tạo cho chính phủ VN còn có điều kiện cưỡng ép. Người ta lỡ nghèo thì để nghèo luôn đi. Khi nó (Cộng Sản) lụn bại rồi mình cứu lại họ sau”.
Thế còn những người Việt hải ngoại có gia đình, người thân ở VN hầu hết lại cho rằng thỉnh nguyện thư kêu gọi phương cách này là vô lý. Một việt kiều ở Úc lên tiếng phản đối:

“Đi du lịch, giúp gia đình…Nói chung đó là việc riêng của người ta. Tại sao lại vận động chống lại? Cảm thấy cuộc vận động này là vô duyên nhất trên đời”.

Trong khi đó, một số người Việt hiện sinh sống ở các quốc gia Đông Âu lại quả quyết rằng đây không phải là cách để thay đổi chế độ Cộng Sản ở VN. Đa số người Việt từng sống với chế độ Cộng Sản ở Liên Xô, Đông Đức, Ba Lan…chia sẻ rằng Cộng Sản khi có tiền họ sẽ tiêu xài, ăn chơi và tự xâu xé lẫn nhau thì may ra mới sụp đổ được. Một Việt kiều sống ở Cộng Hòa Czech trong thời gian 1/4 thế kỷ nhận xét:

“Từ góc nhìn của tôi thì tôi đã sống ở đây trước thời Cộng Sản sụp đổ cho đến khi Cộng Sản sụp đổ thì tôi nghĩ rằng đây là một cách làm có thể nói là quá cũ hoặc sai lầm. Vì Cộng Sản không bị sụp đổ nếu họ bị cô lập. Có thể nói là họ bị sụp đổ khi họ không còn đoàn kết được với nhau nữa”.

Liệu có khả thi?

Với kinh nghiệm sống chung với Cộng Sản, những người Việt ở Đông Âu cho rằng cách thức hạn chế đi du lịch và gửi tiền về VN chỉ làm khổ người thân ở trong nước mà thôi. Vì thế nếu thương thì cứ gửi tiền về giúp đỡ người nhà. Vì theo họ nếu sống ở chế độ Cộng Sản mà không có tiền thì không làm được gì được và rất khổ. Những người Việt ở Đông Âu kêu gọi cần phải đối thoại với người dân trong nước để hiểu được nhu cầu của người dân cần gì nếu mong muốn nhìn thấy VN thay đổi. Những vấn đề như đàn áp tôn giáo hay nạn cưỡng chế đất đai sai trái, là những vấn đề thực tiễn đến cuộc sống của người dân hiện nay. Vì thế thay vì cấm gửi tiền về thì nên chuyển tiền giúp những người dân này.

Ông Nguyễn Gia Kiểng, một trong những người thành lập “Tập hợp Dân chủ Đa nguyên” ở Pháp lên tiếng không đồng ý với nội dung của thỉnh nguyện thư với lời phân tích vì vũ khí tự vệ của các chế độ độc tài kể cả chế độ Cộng Sản VN là bức tường bưng bít, là sự cô lập dân tộc VN để dễ thống trị. Theo ông Nguyễn Gia Kiểng thì phải nên mở tung cánh cửa bưng bít đó để làm yếu chế độ Cộng Sản. VN cần phải có sự trao đổi với thế giới bên ngoài. Ông Nguyễn Gia Kiểng phân tích:

“Tôi nghĩ rằng không nên lầm lẫn chế tài chế độ Cộng Sản VN với chế tài nhân dân VN. Bởi vì trong số tiền gửi về VN thì trong đó có nhiều số tiền được tài trợ cho những gia đình nghèo khó, gặp khó khăn về mặt kinh tế”.
Ông Nguyễn Gia Kiểng nói là trong trường hợp chiến dịch này thành công đưa đến việc chính phủ Mỹ giới hạn hoặc cấm đoán sự trao đổi, những dịch vụ gửi tiền về VN thì có thể tạo ra những vấn đề thương tâm về mặt nhân đạo. Tuy nhiên, ông Kiểng cho rằng nên có sự kêu gọi ký thỉnh nguyện thư để chế tài chế độ Cộng Sản VN bằng cách yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ nên kiểm soát lượng tiền bẩn đã tẩy thành tiền sạch. Ông Kiểng cho biết những khoản tiền tham nhũng, những khoản tiền buôn lậu kể cả buôn lậu bạch phiến được gửi ra nước ngoài trong những vali tiền mặt sau đó được bán lại hoặc lấy ra khõi các ngân hàng và chuyển về VN là rất lớn. Ông Nguyễn Gia Kiểng nói:

“Thỉnh nguyện thư này xuất phát từ sự phẫn nộ sau những vi phạm nhân quyền của chính quyền Cộng Sản. Có lẽ các anh em ở Hoa Kỳ bình tĩnh 1 chút. Những anh em tranh đấu ở Hoa Kỳ nên làm 1 việc sẽ có lợi hơn nhiều như yêu cầu chính phủ kiểm soát chặt chẽ những nguồn tiền đến từ VN”.

Sau đúng tròn một tháng thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ ban hành đạo luật hạn chế đi du lịch và gửi tiền về VN thu được 1471 chữ ký.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.