logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/08/2016 lúc 08:48:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,366

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nói đến dòng sông, tôi không thể nào quên có một thời tôi đã sống ở Hải Phòng. Ở đó cũng có một dòng sông, nước trong xanh soi bóng những dãy nhà lầu xuống như có thành phố thứ hai và những hàng cây ven sông thật đẹp. Buổi chiều, tôi thường cùng bạn bè rong chơi trên những khu công viên chạy dọc theo bờ sông. Những cặp tình nhân cũng nắm tay nhau đi trên những con đường cát mịn trong vườn hoa. Cuộc hẹn hò đầu tiên trong đời tôi cũng ở đấy. Người con gái trường trung học Ngô Quyền mà tôi theo đuổi mới 17 tuổi, tóc xõa ngang lưng rất hồn nhiên. Tôi chẳng biết cách nào đến gần bởi tôi dạy học ở một trường khác. Đành viết một “lá thư màu xanh” gửi đến nàng. Nàng biết tôi và đón nhận nhưng không dám hồi âm. Tôi viết lá thư thứ hai “liều mạng” hẹn nàng ra bờ sông hồi đó được gọi là Bến Bính, một nơi ai cũng biết. Trước giờ hẹn tôi đã có mặt và hồi hộp đợi từng phút. Đúng 5 giờ chiều vẫn chưa thấy, tôi ngẩn ngơ. Nhưng bất ngờ không lâu sau đó, nàng xuất hiện và… tôi lúng túng như gà mắc tóc, tiến lại gật đầu chào. Cái nhìn e ấp đáp lại. Chẳng biết nói lời nào phút ban đầu ấy. Chúng tôi lẳng lặng đi bên nhau, nhìn dòng sông mà chẳng biết nhìn cái gì. Đi một đoạn dài tôi mới bạo dạn cất tiếng. Ôi cái thứ chuyện ban đầu lôi thôi lắm. Chỉ biết rằng cuối cùng rồi chúng tôi cũng nắm tay nhau. Và tình yêu như bắt đầu từ đấy nhưng chẳng ai dám nói “ai yêu ai”. Hiểu ngầm như thế là quá đủ.

Tiếc rằng quãng thời gian đó quá ngắn cho đến khi tôi được lệnh động viên và vào Trường SQ Trừ Bị Thủ Đức và rồi cuộc di cư năm 1954 đã chia cắt chúng tôi, chẳng bao giờ còn gặp lại. Thôi thì để một chuyện tình đẹp ngây ngô ấy qua đi.

Tôi ở lại làm việc tại miền Nam và ở mãi cho tới nay gần 60 năm rồi. Ở đây cũng có dòng sông Sài Gòn và cũng có những vườn hoa dọc theo dòng sông với những nhà hàng khá sang khác hẳn bờ sông Hải Phòng. Dòng nước cũng trong xanh soi bóng những dãy nhà được gọi là “cao ốc”, những khu phố cực kỳ “hoành tráng” của dân nhà giàu. Ở bờ sông Sài Gòn đã ghi dấu trong tôi quá nhiều kỷ niệm. Tình bạn, tình yêu cùng đồng hành ở đấy cho đến cái tuổi già tôi không còn có cái thú đi dạo bên bờ sông như xưa nữa. Nhưng tất nhiên tôi cũng như hàng chục triệu dân Sài Gòn vẫn ăn uống, sinh họat hằng ngày với nước dòng sống ấy và vẫn cứ đinh ninh rằng dòng sông vẫn như xưa.

Nhưng thật bất ngờ khi đọc trên báo thấy cái tít to tướng trên đầu trang – mà dân làm báo gọi là tít vơ đét – báo động: “Dân Sài Gòn ăn nước pha xác heo thối”.

Theo báo Thanh Niên: “Cái sự mù mờ của người dân Sài Gòn có lẽ không hơn gì các vị lãnh đạo tỉnh Bình Phước. Họ cũng có biết gì đâu. Vì đã rất nhiều lần doanh nghiệp Đài Loan (lại Đài Loan) đóng tại xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản vứt xác heo thối xuống sông Sài Gòn, nhưng chỉ khi báo chí khui ra các vị ấy mới chịu chỉ đạo “điều tra làm rõ trách nhiệm” của doanh nghiệp làm bậy. Mà cũng không hiểu cơ quan chức năng ở tỉnh này làm việc kiểu gì, cứ làm lơ, hay đang bảo vệ doanh nghiệp sai phạm?

Ông phó chủ tịch tỉnh khi được hỏi đã trả lời rằng không biết gì vì chưa nhận được báo cáo về vụ việc. Chuyện động trời mà lãnh đạo phải chờ báo cáo mới biết? Hay thật!”

UserPostedImage
Khốn khổ vì xác heo chết vứt dọc đường

Bà Phó chủ tịch… nghẹt mũi

Hay quá là hay, nhất là khi nghe bà Nguyễn Thị Quý, Chủ tịch UBND xã Minh Tâm thanh minh thanh nga: “Hằng năm, đoàn của phòng, Sở Tài nguyên – môi trường, lãnh đạo huyện Hớn Quản, xã Minh Tâm tổ chức nhiều đợt kiểm tra, nhưng không phát hiện công ty này xả thải ra sông Sài Gòn gây ô nhiễm”.

Tin vào những phát ngôn của bà này chỉ có nước đổ thóc giống ra mà ăn. Dân biết nhưng bà ấy là “phương diện quốc gia” muốn nói gì thi nói, tin thì tin chẳng tin cũng chẳng chết thằng Tây nào, bà Chủ tịch vẫn cứ yên vị ngồi đấy. Phát ngôn nữa đi thưa bà chủ tịch. Dân ngửi thấy mùi thối nhưng bà không ngửi thấy, có lẽ bà bị… nghẹt mũi. Xin thông cảm!

Cái gì cũng “đúng quy trình” làm mộc đỡ đạn

Thật ra chuyện này người dân khu vực nhiều lần kêu cứu lên chính quyền địa phương vì tình trạng hôi thối kinh khủng khắp vùng do khu chăn nuôi này gây ra nhưng mọi chuyện vẫn êm re.

Có phải đó chính là “điểm tựa” để mấy doanh nghiệp đầu tư vào VN sẵn sàng coi VN như bãi rác của họ – bãi rác công nghệ, bãi rác xả chất thải, khí thải. Cứ bảo rằng họ làm lén lút, nhưng hàng trăm xác heo thối vứt thẳng ra sông hoặc chất đầy bờ sông thì sao gọi là lén lút được. Trừ phi tiền đã cản mũi thì chẳng ai nhìn ra thứ gì hôi thối trước mặt. Chỉ nhìn thấy nét đẹp của đồng đô la.

Một người bạn của tôi đang ở Mỹ bảo, ở Mỹ, nếu rác thải đựng trong bao rách văng vãi ra ngoài, không để đúng chỗ, đúng giờ, không phân loại sẽ bị phạt mỗi lần ít nhất 35 USD. Nhưng đấy là luật của… thiên hạ. mình chẳng ăn nhậu gì. Luật của mình khác. Luật là do các quan làm, các quan bảo nó là “đúng quy trình” là đúng, bảo sai là sai, anh dân làm gì có quyền xía vô. Đã có các quan “no”.

Việc xử lý chất thải không đúng quy định tưởng chỉ là hành vi vi phạm hành chính nhưng thực ra, đó là hành động đầu độc cộng đồng. Ai dám chắc 10 năm nữa những đứa trẻ mới sinh ở khu vực mà Formosa xả thải độc hại sẽ không mắc những chứng bệnh quái gở vì cha mẹ chúng đã phải sống trong môi trường bị nhiễm độc? Hay việc vứt xác heo chết xuống thượng nguồn sông Sài Gòn khác nào cố tình phá hoại môi trường, hủy diệt nguồn nước và lan truyền dịch bệnh cho hàng chục triệu người dân sống nhờ vào nguồn nước sông Sài gòn?

UserPostedImage
Đoàn kiểm tra phát hiện, bắt giữ heo bơm nước nhưng vẫn cho bán

Chủ doanh nghiệp tàn nhẫn

Chủ các doanh nghiệp biết rất rõ hậu quả việc làm của họ. Nhưng họ lại biết hành động của mình sẽ được lờ đi, được tiếp tay, thậm chí nếu bị khui ra thì cũng chỉ là “giơ cao đánh khẽ”, phạt mấy chục triệu đồng thì ăn thua gì, hà cớ gì họ phải bỏ qua. Tiền họ bỏ túi mang về nước, độc hại, chết chóc, nghèo đói mình chịu. Thế là doanh nghiệp đồng lõa với kẻ thù để đồng bào mình tự giết lẫn nhau. Còn có thứ kẻ thù nào nham hiểm hơn kẻ thù giấu mặt đó.

Bộ Luật Hình sự của VN trước đây chủ yếu chỉ phạt hành chính các doanh nghiệp gây ô nhiễm, dù là hành vi cố ý và gây hậu quả nghiêm trọng, nên không gây được áp lực với doanh nghiệp vi phạm. Nay bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2015 được quốc hội khóa 13 thông qua và có hiệu lực từ 1.7.2016 đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tăng nặng hình phạt doanh nghiệp vi phạm. Bộ Luật Hình sự 2015 bổ sung hình phạt đối với pháp nhân là tội phạm môi trường. Theo giới luật sư thì thời gian tới chắc chắn nhiều pháp nhân vi phạm môi trường sẽ bị xử lý hình sự.

Nhiều chuyên gia luật pháp đề nghị thêm, việc xác định hậu quả môi trường không dễ, vì vậy cần xử lý theo theo hành vi, cách mà thế giới vẫn áp dụng và phải có những hướng dẫn cụ thể hơn nữa để dễ dàng định tội danh và hình thức xử lý.

Người dân đã đặt nhiều hy vọng vào bộ luật hình sự mới như là liều thuốc mạnh chấn chỉnh lại tình trạng loạn xả thải hiện nay. Nhưng một tin không vui từ Quốc hội vừa cho biết, bộ luật Hình sự được Quốc hội khóa 13 thông qua phải tạm “treo” do phát giác nhiều sai sót lớn.

Không biết đến bao giờ bộ luật này mới được thông qua đây. Dân dài cổ chờ. Nhưng đợi đến khi luật ban hành rồi, liệu có ai dám bảo đảm các cấp thừa hành sẽ tuân thủ đúng hay lại mập mờ làm ngược lại, khi bị hỏi vẫn cho là “đúng quy trình”. Cái sự “đúng quy trình” này đang là cái mộc đỡ đạn cho tất cả những việc làm tai quái của các quan tham, không tham thì dốt, không dốt thì đổ vạ lung tung rằng “chưa nghe”, “chưa có báo cáo”, “chưa thể xử lý được”, “khi nào điều tra xong sẽ xử đúng người đúng tội”. Ôi, câu trả lời nhẹ nhàng ngon ơ như thế người dân vẫn thường nghe, phải chăng đó là con đường chạy tội nhanh nhất, đỡ vất vả nhất? Còn bao giờ xử lý là chuyện nói sau hay chẳng bao giờ nói nữa. Thế là huề cả làng.

Còn nhiều chuyện vô đạo đức nữa, tôi chỉ nêu một vấn đề tiêu biểu trong thời gian gần đây

Biết heo độc vẫn bán cho dân ăn

Hàng loạt lô heo độc lén lút vận chuyển về TP Sài Gòn giết mổ được cơ quan chức năng phát hiện kịp thời nhưng thay vì buộc tiêu hủy thì cơ quan chức năng lại cho thương lái bán ra thị trường.

Ngày 31- 5 vừa qua, Chi cục Thú y TP. Sài Gòn cho biết vẫn đang lưu giữ 4 lô (325 con heo) có nguồn gốc từ Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai có dấu hiệu bơm nước bẩn trước khi đưa vào các lò mổ tại TP.

Trong đó có 3 lô đưa về cơ sở giết mổ Xuyên Á, 1 lô đưa về lò Tân Thạnh Đông (cùng đóng tại huyện Củ Chi). Sau khi làm việc, các chủ hàng đã thừa nhận số heo trên đã bị bơm nước bẩn trước khi vận chuyển về TP. Sài Gòn.

Trước đó, rạng sáng 14.5, Chi cục Thú y phối hợp Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) – Công an TP. Sài Gòn kiểm tra, phát hiện 8 lô (623 con heo) có dấu hiệu bất thường từ các tỉnh chuẩn bị nhập vào cơ sở Nam Phong (Quận Bình Thạnh) giết mổ. Sau khi xét nghiệm, 623 con heo này đã bị thương lái bơm nước bẩn và tiêm chất acepromazine (thuốc an thần này đã bị cấm tiêm vào heo trước khi giết mổ).

Thế nhưng điều đáng nói là những lô heo độc này rồi cũng sẽ được ưu ái cho sống 7 ngày để “đào thải độc”, sau đó giết mổ bán ra cho người tiêu dùng mua về ăn.

Nếu vi phạm số lượng hàng trăm con heo với khối lượng hàng chục tấn mà chỉ xử phạt hành chính với mức 6 – 7 triệu đồng là quá nhẹ. Thêm vào đó, việc cho phép người vi phạm giữ gia súc sau 7 ngày rồi tiếp tục giết mổ để bán ra thị trường cũng là một cách xử lý không thể chấp nhận được, thiếu khoa học và thiếu đạo đức.

Việc này không chỉ có doanh nghiệp vô đạo đức mà chính quyền cũng tiếp tay gây tai họa cho dân, nó có thể đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của cả cộng đồng xã hội với thời gian lâu dài.

Sự việc ghê rợn này đã kéo dài. Năm 2015, Chi cục Thú y TP. Sài Gòn cũng đã phát hiện nhiều trường hợp heo bị tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ.

Cụ thể, ngày 6.7.2015, Trạm thú y Q.12 phát hiện tại nhà không số thuộc tổ 47, KP.7, P.Hiệp Thành của ông Nguyễn Văn Văn đang giết mổ lậu 11 con heo. Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện rất nhiều chai thuốc hiệu combistress (thuốc gây mê an thần) và chính ông Văn cũng thừa nhận mua loại thuốc này ở các tiệm thuốc thú y về tiêm vào heo trước khi giết thịt.

Ngày 22.7.2015, Trạm thú y H.Hóc Môn phát hiện ông Nguyễn Văn Tiến ngụ tổ 11, ấp 1, xã Đông Thạnh đang giết mổ lậu 25 con heo. Ông Tiến cũng thừa nhận đã tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ…

Còn bao nhiêu vụ gian lận táng tận lương tâm của các con buôn và chính quyền địa phương toa rập giết hại dân Sài Gòn nữa? Bọn họ chính là kẻ thù ngầm phá hoại đời sống của người dân Sài Gòn.

Thế nên các bệnh viện công cũng như tư ở Sài Gòn cứ mỗi ngày một đông kín chật chội đến nỗi không có chỗ len chân, bệnh nhân phải nằm dưới gầm giường. Mỗi năm nhà nước và người dân phải bỏ ra bao nhiêu tiền khám chữa những thứ bệnh quái lạ thư mà trước đây rất ít. Ôi người Sài Gòn của tôi đáng thương biết chừng nào.

Còn đâu những buổi chiều dạo chơi bên bờ sông Sài Gòn thơ mộng. Xin cho tôi được sống lại với Hải Phòng và Sài Gòn của tôi những ngày xa xưa.

Văn Quang

Sửa bởi người viết 03/08/2016 lúc 08:54:07(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.107 giây.