Hàng triệu người Thái bước vào cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp mới, có thể sẽ mở đường cho cuộc tổng tuyển cử năm 2017 nhưng đòi hỏi chính phủ tương lai phải tuân thủ các điều khoản của quân đội.
Hãng tin Reuters nhận định cuộc trưng cầu là phép thử trước công chúng đầu tiên với Thủ tướng Prayuth Chan-oCha, người đã đàn áp các hoạt động chính trị trong suốt hai năm qua kể từ khi ông nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014 ở Thái Lan.
Khảo sát cho thấy một số người chấp nhận hiến pháp mới, nhưng hầu hết cử tri vẫn chưa có quyết định. Có khoảng 50 triệu người đủ điều kiện đi bỏ phiếu và Uỷ ban Bầu cử nhắm đến chỉ tiêu 80% người dân tham gia bỏ phiếu. Kết quả bỏ phiếu sơ bộ có thể được công bố vào khoảng 20:00 giờ Việt Nam.
Tưởng Prayuth nói ông sẽ không từ chức nếu người Thái từ chối bản hiến pháp và cuộc tổng tuyển cử vẫn sẽ được tiến hành vào năm tới dù kết quả trưng cầu có ra sao chăng nữa.
"Chúng tôi cần tổ chức tổng tuyển cử vào năm 2017 vì đó là lời hứa chúng tôi phải thực hiện," Thủ tướng Prayuth nói trước ngày trưng cầu. "Không có bản hiến pháp nào có thể làm hài lòng mọi người 100%."
Quân đội đã lật đổ chính phủ của gia đình Shinawatra hai lần trong hơn một thập niên ồn ào của nền chính trị Thái.
Trong khi Thaksin đang sống lưu vong ở nước ngoài, ông vẫn duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt với sự hỗ trợ cho nông dân ở miền Bắc Thái Lan. Em gái ông, bà Yingluck trở thành thủ tướng Thái Lan vào năm 2011.
Các phe đối lập nói cuộc trưng cầu không công bằng vì các chiến dịch bị cấm.
Luật Trưng cầu Dân ý, được đưa ra để quản lý các hoạt động trưng cầu, kết tội "bất cứ ai phổ biến các văn bản, hình ảnh và âm thanh không phản ánh sự thật".
Ít nhất 17 người đã bị truy tố vì vi phạm Luật Trưng cầu Dân ý và phải đối mặt với án phạt tù lên đến 10 năm.
Người Thái sẽ bầu gì?40 triệu cử tri sẽ trả lời có/không cho hai câu hỏi: Bạn có chấp nhận bản hiến pháp mới không?
Nếu đa số cử tri trả lời có, dự thảo sẽ trở thành hiến pháp và quân đội được trao quyền hợp pháp để tiến hành cuộc bầu cử mà thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hứa sẽ tiến hành năm tới.
Nếu hiến pháp không được thông qua, hiện chưa rõ việc gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng quân đội vẫn sẽ nắm quyền.
Cử tri cũng được hỏi: "Thượng viện có được phép cùng Hạ viện chọn thủ tướng không?
Thay đổi quan trọng trong hiến pháp mới
Quân đội tranh luận rằng các chính trị gia tham nhũng chính là nguyên nhân gây bất ổn và chia rẽ trong nền chính trị Thái Lan trong thập niên vừa qua.
Bản dự thảo hiến pháp được công bố vào tháng 3/2016, với nội dung khiến một đảng chính trị khó có thể chiếm được đa số trong chính phủ.
Một trong những phần gây tranh cãi nhất là cho phép 250 ghế ở thượng viện hoàn toàn do chính quyền quân đội bổ nhiệm.
Trước cuộc đảo chính, hơn một nửa số ghế Thượng viện được bầu cử và số còn lại là chỉ định.
Nhiều người đã bị truy tố vì vi phạm Luật Trưng cầu Dân ý
Thay đổi này có nghĩa là các nhà làm luật do quân đội bổ nhiệm luôn chiếm số đông hơn các lãnh đạo được bầu trong Quốc hội Thái Lan.
Nếu được thông qua, đây sẽ là bản hiến pháp thứ 20 của Thái Lan kể từ năm 1932.
Gothom Arya, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Xây dựng Hoà bình từ Đại học Mahidol và là nhà phê bình chính quyền quân sự nói với Reuters: "Quân đội muốn việc nước được điều hành ít nhiều dưới sự giám sát của họ."
Ở thành phố miền Bắc Khon Kaen, một cựu lãnh đạo phe áo đỏ ủng hộ nhà Shinawatra nói quân đội sẽ thắng dù kết quả trưng cầu có ra sao hôm Chủ Nhật 7/8.
Luc Stevens, Đại diện Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan nói dù kết quả trưng cầu có ra sao, Liên Hiệp Quốc muốn thấy sẽ có thêm đối thoại giữa quân đội và những phe đối lập chính trị,
Theo BBC