logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/05/2013 lúc 11:21:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mỗi khi nói đến chữ thường, mọi người đều có vẻ coi thường. Khi hỏi thăm ai, người ta trả lời cũng bình thường

thôi. Câu trả lời đó có nghĩa là, không có chuyện gì đáng nói, đáng nhắc đến, chẳng có gì để khoe khoang. Khi hỏi

đến một người nào, người ta lắc đầu nói: anh đó, cô đó cũng thường thôi. Đây chẳng phải là một lời chê, nhưng

cũng không thể là một lời khen mà ngụ ý con người này không xuất sắc, lại càng không xuất chúng, chỉ làng

nhàng. Bình thường đồng nghĩa với trung bình. Tất cả mọi người, ai cũng thích những điều to lớn, phi thường.
Nếu có thì giờ, hôm nào rảnh rang, cụ thử ngẫm mà xem, tôi nói có đúng không nhá. Từ thời lập quốc tới nay,

người ta luôn luôn ca ngợi những bậc anh hùng, liệt nữ. Khi sinh con ai cũng muốn cho nó sau này trở nên một

bậc anh tài. Điều đó rất dễ hiểu và chấp nhận được. Chẳng ai muốn con mình sau này là một người bình thường,

thuộc loại bố cu, mẹ đĩ. Riêng người Việt Nam – tôi chưa thấy một dân tộc nào giống thế - chẳng những muốn

con mình xuất chúng, mà luôn mong muốn con mình trở thành anh hùng. Cụ cứ nghe cái bài hát Bên Bờ Đại

Dương là cụ thấy ngay: làm gái toàn là Trưng Vương, làm trai rạng ngời Quang Trung. Vẫn biết cha mẹ nào cũng

mong muốn cho con mình nên người, làm rạng danh dòng họ, nhưng tôi hỏi cụ chứ, nếu trong xã hội, ai cũng là

Trưng Vương, ai cũng là Quang Trung, nghĩa là những bậc anh tài xuất chúng, thì lấy ai làm quân, làm dân, làm

nhà nông để trồng trọt lấy lúa gạo cho các Trưng Vương, Quang Trung ăn chứ? Cũng có thể vì thế mà trong xã

hội ngày nay, những cái tôi to đùng cứ giành nhau chỗ để nở phồng, để bay bổng, cho nên mới xảy ra hiện tượng

ai cũng là ông cả bà lớn. Chẳng ai chịu làm lê dân. Chẳng ai thèm nghe lời ai. Tôi nhận thấy mấy vị tai to mặt lớn

ngoài xã hội, ông nào bà nào cũng là anh hùng, anh thư cả. Mỗi thời chỉ cần một Trưng Vương hay một Quang

Trung thôi!
Ngay cả những đứa trẻ con, nhiều đứa cũng không thích làm người bình thường mà lại thích làm anh hùng. Chả

thế mà hồi Việt Cộng mới vào, có những đứa con nít, có lẽ vì mang dòng máu một nòi giống anh hùng, cho nên

chúng đã hành động như những anh hùng. Chúng cãi lại thầy cô - những loại thầy cô Việt Cộng - chúng không

chịu học những bài học ca ngợi kẻ chiến thắng mà coi cha chúng, anh chúng là những kẻ bán nước, theo đuôi kẻ

thù. Chúng từ chối gọi những bậc cầm đầu chính quyền cũ là thằng, chúng đã đứng lên, ngay giữa lớp phản đối

việc này. Có những đứa trẻ đã bị bắt tại lớp, hình phạt dành cho việc làm anh hùng của chúng là chúng bị đánh

thậm tệ ở bóp cảnh sát. Không những chỉ đánh con mà bọn cảnh sát còn trừng phạt cha mẹ chúng bằng cách gọi

cha mẹ chúng tới để chứng kiến những hình phạt con họ phải chịu. Những cái tát đổ đom đóm mắt, những cú đá,

nhũng cái đạp quặn người. Chỉ nghe tới những hình phạt đó, tôi đã hết hồn hết vía, một mặt năn nỉ con ráng nhịn

nhục, đừng làm anh hùng, một mặt tìm mọi cách vượt biên cho nhanh cho lẹ. Tôi thầm nghĩ, chúng đánh tôi, tôi

còn không thể chịu được, huống chi chúng tra tấn con tôi, trước mặt tôi. Đó là một điều, chỉ cần nghĩ tới là tôi đã

không có can đảm để trả giá cho hai chữ anh hùng. Nghĩ đi, nghĩ lại, tôi là một người thật là hèn kém, chẳng xứng

đáng với dòng máu anh hùng chảy trong huyết quản.
Vậy mà khi đã thoát khỏi nhà tù to lớn của cộng sản, vừa mới đặt chân trên ngưỡng cửa của thế giới tự do, là đảo

tị nạn, con trai tôi kể lại rằng, khi còn ở Việt Nam, nó đã có chân trong một tổ chức phục quốc, từng đi rải truyền

đơn nhiều lần, mà lần nào nó cũng may mắn chạy thoát trong gang tấc. Tôi nhìn thằng con anh hùng mà rùng

mình, sởn gai ốc, hồn phi phách lạc, khi nghĩ đến cái hình phạt tra tấn con, trước mặt cha mẹ. Tôi chỉ biết chắp tay

cầu nguyện, cảm tạ Ơn Trên đã che chở cho con tôi được bình an. Cho chúng tôi được thoát khỏi nanh vuốt của

loài cầm thú, để có cơ hội sống một cuộc đời bình thường. Tôi rất cảm phục những người anh hùng, tôi kính phục

những đứa trẻ con bất khuất, nhưng trong lòng tôi chỉ muốn là người ngoài cuộc chiêm ngưỡng, thờ lạy những

người anh hùng, tôi không bao giờ mong muốn có chồng hay con là anh hùng cả. Cụ có thể khinh chê tôi, cười tôi

là cái đồ vô dụng, hèn yếu, ích kỷ, nhưng nếu cụ cũng sống trong thời gian đó, tại không gian đó, cụ cũng sẽ có

những ý nghĩ như tôi mà thôi. Chồng tôi đã đi tù, tôi không thể nào mất thêm một đứa con.
Có lẽ tôi là một con người ươn hèn và ích kỷ thật cụ ạ. Tôi tuyệt đối hâm mộ, cung kính những người anh hùng,

những Lê Thị Công Nhân, những Việt Khang, nhưng nói cụ đừng chửi chứ tôi chẳng bao giờ ước muốn cho

chồng con tôi là những người đó. Ông Xã Xệ có được một thời trai trẻ anh hùng – bao nhiêu năm từng lê gót nơi

quê người, cũng có cái tiếng là nhà cách mạng – vì lúc đó chưa có tôi xuất hiện trong cuộc đời của ổng. Chứ mà

có tôi rồi thì chắc chắn chẳng thể ra khỏi nhà nửa bước chứ ở đấy mà đòi đi đó đi đây, vào sinh ra tử? Khi ông ở

trong tù cộng sản, lần nào thăm nuôi, tôi cũng chỉ có căn dặn một câu, liệu giữ mồm giữ miệng, giữ lấy cái mạng

cùi mà về với vợ con.
Càng già tôi càng cảm thấy cái sự anh hùng tuy cao quí thật đấy, nhưng đó là thân phận dành cho những vĩ nhân,

người đã được đặc biệt tuyển chọn, và đã phải đánh đổi bằng bao nhiêu khổ đau, ngay cả cái chết. Chẳng thể nào

anh hùng bằng miệng mà đánh lừa thiên hạ. Còn tất cả đại đa số nhân loại, sống ở trên cõi trần ô trược này, cái

quan trọng nhất, cần thiết nhất là làm sao giữ cho được một cuộc sống bình thường. Không phải ai cũng có thể là

anh hùng. Không phải ai cũng là người xuất chúng. Cũng chẳng ai có thể trở thành anh hùng bằng lòe bịp, bằng lời

nói suông. Người Phú Lang Sa có câu châm ngôn: muốn sống sung sướng thì nên sống ẩn dật. Nhất là sau khi

sống đến tuổi này, tôi lại càng cảm thấy cái quí giá của một cuộc sống bình thường.
Cụ cứ nhìn quanh ngó quẩn mà xem - chẳng cần phải dùng đến giáo điều của một tôn giáo nào, chỉ cần đến một

chút suy nghĩ - cụ sẽ thấy rằng cuộc đời thật là phù du, tất cả những gì thuộc về đời sống vật chất đều là giả tạo,

nay còn mai mất. Cuộc đời là một sân khấu, đời người là những vở tuồng. Có mở màn thì cũng có đóng màn. Nay

cụ lên voi, mai cụ xuống chó, chả ai đoán trước, hay tránh né được. Của Trời, Trời lại lấy đi, giương đôi mắt ếch

làm chi được Trời. Vậy thì bon chen làm gì? Cụ cứ xem lịch sử gần đây, nhưng cậu Hắc công tử, Bạch công tử,

ăn chơi huy hoắc, tiền tiêu để trong bao bố đem đi cho gái, đánh bạc hoặc ném qua cửa sổ, thế mà cậu nào cũng

chết trong nghèo khổ. Rồi thì những cuộc tranh chấp quyền lực. Khi lên ai bằng gia đình Cụ Ngô, lúc xuống thì

anh em chết trong tủi cực. Ngay như những người đã vì danh lợi đã bắt tay với những quyền lực đối nghịch, lật đổ

nhà Ngô, một thời, đã tự vỗ ngực cho mình là anh hùng, rút cục cũng có ra gì đâu? Cũng chẳng còn lại cái gì,

ngoài cái tiếng lừa thày phản bạn, hại nước cầu vinh. Tay trắng vẫn hoàn tay trắng, chỉ còn lại cái danh đen ngòm

theo đuổi tới sang tận bên kia thế giới.
Trên đời này, tôi hãi nhất là cái sự nhân danh. Người ta nhân danh tất cả mọi thứ, để tự phong làm anh hùng,

mang vào cho mình một bộ áo đi mượn. Có người sống luôn luôn phải che giấu, giả bộ làm một nhân vật mà

không phải thật là con người của mình. Có người tự cho mình là nhà giàu, là nhiều tiền. Có người thích khoe

sang, có người thích đóng vai tài giỏi. Ai cũng muốn làm người phi thường. Chẳng ai muốn làm người bình

thường. Nhưng mà, chỉ khi nào mình cam chịu thân phận bình thường, lúc đó mình mới có thể sống được một

cuộc sống thành thật, mới là chính mình, lúc đó mới có thể có được một cuộc sống an lành.
Nếu mình không thành thật với chính mình thì làm sao mình thành thật được với người khác. Nếu mình không

thành thật với những người xung quanh mình, thì làm sao mình thành thật được với Ông Trời, một nhân vật không

có hình thể, sống xa mình vạn dậm, chằng biết ở nơi mô, có hay không nữa. Nhưng nếu mình không thành thật với

Đấng Chí Tôn Chí Thánh, tạo dựng nên muôn vật, muôn loài, thì mình còn thành thật được với ai? Một cuộc sống

không thành thật, làm sao có thể là một cuộc sống bình thường?
Mà muốn là người bình thường trước hết phải là người tử tế. Muốn làm anh hùng lại càng phải tử tế nhiều hơn, vì

không tử tế thì làm sao dám hy sinh mạng sống của mình cho người khác. Vì thế tất cả đều bắt đầu bằng sự bình

thường, không có đường tắt để đi đến anh hùng. Vì thế, làm người bình thường cũng chẳng dễ lắm đâu. Làm anh

hùng rơm thì không khó, nhưng làm anh hùng thật thì không dễ tí nào. Tôi chỉ dạy bản thân tôi, các con tôi làm một

người bình thường, một người tốt lành, thành thật sống theo đúng với địa vị và khả năng của chính mình.
Triết lý vụn nhức đầu quá đi mất, mà lại chẳng ra đâu vào với đâu. Xin lỗi cụ nhá. Ngày mai tôi sẽ nói chuyện lẩm

cẩm kiểu khác, may ra vui hơn.
Bà Ba Phải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.145 giây.