Hiện nay đã thành phong trào người Việt sống trong chế độ CS rời VNCS bằng chân, ra ngoại quốc nhứt là Mỹ dưới nhiều hình thức như du
học ở lại, đoàn tụ gia đình, đầu tư định cư rất nhiều, rất tăng. Số sinh viên họ Việt ở các đại học Mỹ và giá nhà đất ở vùng có cộng đồng
người Mỹ gốc Việt tăng lên cao. Không biết những cộng đồng người Mỹ gốc Việt cấp liên bang, tiểu bang, địa phương có đường lối, kế
hoạch sinh viên vận và kiều vận đối với những đồng bào này hay chưa.
Có một sự thật không thể phủ nhận được là không ít người Việt trong nước VN có tiền, có quyền, có cơ hội đều tìm cách chào VNCS bằng
chân. Họ chọn con đường hạnh phúc cho đời mình và cho gia đình bằng cách định cư ở Tây Âu, Bắc Mỹ. Có họ tên, có con số của các cơ
quan quốc tế và các nước chứng minh. Như mới đây Cựu Tổng giám đốc tập đoàn FPT Trương Đình Anh mới đã “cùng cả nhà sang Mỹ định
cư và làm việc lâu dài”. Tổ chức Di cư Quốc tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về vấn đề kinh tế và xã hội cho biết từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn
2 triệu rưỡi người Việt Nam di cư ra nước ngoài.
Những người có tiền thì bỏ ra nửa hay một triệu Mỹ kim xin vào Mỹ đầu tư để được sống ở Mỹ hay Canada. Số hồ sơ xin đoàn tụ gia đình ở
Mỹ còn quá nhiều, có tăng không có giảm. Kể cả đại biểu nhân dân tức dân biểu của Quốc Hội CSVN cũng tìm cách chuẩn bị cho gia đình
sang định cư ngoại quốc như Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Số sinh viên VNCS du học Mỹ chiếm hạng 8 so với các nước, nhưng 10 người đi
chỉ có 3 người về lại VN. Hiện thời theo nhóm công tác Giáo dục và Đào tạo thuộc Diễn đàn doanh nghiệp thường niên VBF 2015, Việt Nam
hiện có hơn 110.000 học sinh và sinh viên du học với mức học phí từ 30.000 đến 40.000 mỹ kim mỗi năm cho sinh viên. Nhà Nước và gia
đình VN như vậy mỗi năm chi gần 3 tỷ mỹ kim cho việc du học.
Mới đây vào ngày 28/12/2015 năm cùng tháng cạn, Quốc Hội Đảng cử dân bầu mới có một cơ hội nghe Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy
Thăng điều trần. Ông nói, “Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về.”
Rất nhiều tin đồn số người giàu, người có tiền sang Mỹ mua nhà, phố, tiệm rất nhiều. Tiêu biểu như Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc thời còn
làm Phó cho Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đã mua hai căn nhà bạc triệu ở TP Anaheim sát nách Little Saigon, một cái cho con ở học, một cái
cho mướn. Con gái vợ sau của TT Võ văn Kiệt ở Nam Cali có rất nhiều nhà đất, phố xá.
Suốt hơn 40 năm trời người Mỹ gốc Việt miệt mài đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho đồng bào trong nước, bằng nhiều mặt trận:
dân vận, quân vận, địch vận, quốc tế vận. Đấu tranh là đấu tranh cho đồng bào trong nước nhà VN bị CS tước đoạt những quyền bất khả
tương nhượng này của Con Người. Người Việt hải ngoại không đấu tranh để trở về tham chánh khi thành công vì ai cũng biết chánh quyền
mới của VN, chánh quyền do đồng bào trong nước đấu tranh mà thành phải là của dân, vì dân, do dân VN trong nước, thì giải quyết chuyện
nước việc dân mới hợp tình, hợp lý.
Nhưng thiết nghĩ lâu nay người Việt hải ngoại hơi lơ là trong mặt trận vô cùng quan trọng, đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước và nhân dân
VN: đó là công tác sinh viên vận hay vận động sinh viên, học sinh VN ra ngoại quốc du học. Và gần đây số đồng bào trong nước tìm đủ mọi
cách thoát ra khỏi gọng kềm CS ra ngoại quốc nhứt là định cư tại Mỹ, ngày càng nhiều.
Đọc tới đây ắt có người bực bội, nói sinh viên du học từ VN Cộng sản đến là “con cháu các cụ cả” của CS mà “vận” với “động” cái nổi gì.
Nhưng lấy ánh sáng trí tuệ lạnh lùng từ từ phân tích hiện tượng đang trở thành phong trào sinh viên từ VNCS sang du học Mỹ ngày càng
đông, mà các cộng đồng, đòan thể, tổ chức người Mỹ gốc Việt đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, bất động, không có kế họach
sinh viên vận – là một thiếu sót, không phải thiếu sót chiến thuật, mà là thiếu sót chiến lược, thiếu sót sách lược, chớ không phải thường đâu.
Rút kinh nghiệm thời Việt Nam Cộng Hòa, quốc gia dân tộc Việt Nam dù trong thời chiến tranh vẫn cố gắng dành một số ngọai tệ rất quý để
cấp học bổng hay cho đổi theo hối suất chánh thức cho sinh viên du học. Nhưng vì lúc bấy giờ các tòa đại sứ và tổng lãnh sự của VNCH như
ở Pháp không có đủ người và phương tiện để sinh viên vận. Nên CS Hà nội “câu móc” khá nhiều về ý thức hệ. Pháp là nước có nhiều sinh
viên du học phản chiến và anh chị em này lầm tưởng CS Hà nội đánh Miền Nam là chống Mỹ cứu nước và thống nhứt đất nước, chớ không
phải để cộng sản hóa cả nước VN.
Chuyện đó cũng dễ hiểu thôi. Ai cũng biết bài thơ đầu là bài thơ nhớ dai nhứt. Mới qua nước Pháp phi trường quá lớn, nhiều cửa ra vào,
Paris đông đúc, to lớn, dễ lạc mà có người giúp đón, kiếm nhà trọ, tiếp ghi danh, tìm việc làm thêm, thì ai mà không nhớ ơn. CS tập trung nỗ
lực làm việc đó vì coi việc đó là một thứ câu cá. Không cần phải nuôi cá mà bắt tòan cá lớn, cá ngon do VNCH nuôi.
Bây giờ tình hình đã thay đổi 180% đối với sinh viên du học Mỹ rồi và đối với nhà cầm quyền CS Hà nội. CS Hà nội thành nhà cầm quyền độc
tài đảng trị tòan diện. Tòa đại sứ và tòa tổng lãnh sự là cơ quan của Đảng Nhà Nước rất “quan liêu, cửa quyền”, chỉ biết kiểm sóat, thống trị
tất cả cán bộ, công nhân viên, người dân đi ngọai quốc, công tác, du lịch, học hành, lao động. Ở đời ai cũng muốn được tự do, kể cả “con
cháu các cụ cả” du học được nhiều ân sủng của Đảng Nhà Nước cũng không ưa những cán bộ của phòng tùy viên văn hóa và lãnh sự của hai
cơ quan ngọai giao này của CSVN.
Còn phải nói thêm sinh viên du học với tư cách tư nhân về VN rất khó tìm việc làm trong cơ quan của nhà nước. Có người phải vào làm cho
công ty ngọai quốc, khác ngành học, là chuyện thường.
Lâu nay ở Mỹ, rất ít nếu không muốn nói là không thấy sinh viên du học, cô dâu chú rể sang Mỹ do người phối ngẫu bảo lãnh chống cộng
đồng người Mỹ gốc Việt hay chống cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền VN. Trái lại nhiều cơ sở của người Mỹ gốc Việt giúp sinh
viên du học làm việc kiếm tiền túi.
Còn những gia đình VN sang định cư đầu tư ở đây cũng không dám hoạt động một cái gì bất lợi cho công cuộc đấu tranh của người Mỹ gốc
Việt.
Với hoàn cảnh thuận tiện đó nếu cộng đồng Việt hải ngoại làm công tác sinh viên vận, kiều vận thì rất hợp thời cơ, địa lợi, nhân hòa. Sinh viên
vận và kiều vận đối với những đồng bào mới đến này không cần phải đòi hỏi hành động khoa trương, biểu dương. Không cần đòi hỏi sinh viên
đi hội họp, biểu tình, nói chánh trị, chánh em, hô hào chống Cộng, chống kiếc gì nhiều. Làm thế nhiều khi bị phản tác dụng. Với sách báo,
truyền thanh, truyền hình, các webs tiếng Việt và tiếng Anh mỗi gia đình VN nghe, xem, xài, sinh viên thế nào cũng có dịp xem. Đặc tính của
người có học là so sánh và nhận định. Tự sinh viên sẽ biết chế độ trong nước đúng sai, bưng bít cỡ nào.
Giúp được một sinh viên du học, một đồng bào định cư đầu tư là tạo thêm một đường dây, một bước tiến cho tiến trình tự do, dân chủ, nhân
quyền VN, ngay trong nước. Vì những đồng bào mới đến và sinh viên du học ai cũng có tương quan gia đình, bè bạn, xã hội trong nước, và
thường có kiến thức, kinh nghiệm sát thời cuộc, tình hình trong nước hơn người tỵ nạn CS di tản vắng mặt đã lâu
Vi Anh