logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 13/08/2016 lúc 10:31:25(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Bìa sách “Quỷ Vương” của nhà văn Vũ Ngọc Tiến

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến vốn là đồng nghiệp của tôi, được tôi đánh giá là một trong những nhà Địa Vật lý hậu sinh khả úy và bị tôi cằn nhằn chê trách là dại dột, nông nổi khi có ý định bỏ cái nghề vinh quang thiết thực làm giầu tổ quốc tấp tểnh cầm bút đi làm báo, làm văn mà tôi đã từng cảnh cáo anh “lập thân tối hạ thị văn chương”.
UserPostedImage
Nhà văn Vũ Ngọc Tiến (bên trái)

Như chột dạ, bẵng đi rất lâu anh không hề thăm thú hỏi han gì tôi. Cho đến khi đọc được hàng loạt bài viết của tôi trên các trang mạng anh mới cho rằng tôi đã “nói vậy mà không phải vậy”. Anh mời tôi đến nhà đàm đạo, rủ tôi đi cà phê và liên tục gửi tặng tôi không chỉ hàng tập bài báo mà nhiều tập sách của anh. Trên giá sách của tôi hầu như đầy đủ cả: “Cố nhân”. “Mười hai con giáp”, “Tội ác và sám hối”, “Khói mây Yên tử” … Vì đinh ninh rằng đây chẳng qua cũng chỉ là thứ văn chương phải đạo nên do quá bận bịu với nghị luận, chính luận, tôi đành tạm thời đắp chiếu sách của Vũ Ngọc Tiến. Nhận được thư mời dự lễ ra mắt tiểu thuyết “Quỷ vương” tôi cũng không rạo rực ưu tiên sắp xếp thời giờ đến dự. Tuy nhiên, khi biết tin buổi lễ này bị Đảng cấm đoán thì tôi đành gác lại mấy việc cần cho việc kỷ niệm Mười năm ra đời tập san “Tổ Quốc” của tôi vào ngày 15 tháng Chín tới để dọc cuốn tiểu thuyết long trọng này, xem ví sao Đảng sợ nó.

“Quỷ vương” do Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn xuất bản năm 2016 là tiểu thuyết lịch sử đồng hiện, trong đó các nhân vật lịch sử, các vấn đề chính trị, xã hội, thời sự … trong thời Lê mạt và trong “Vương quốc Bill-Kell” ở tỉnh K thời nay hiện hình đồng thời, đan quyện vào nhau, hóa thân vào nhau, chứng giám cho nhau.

Thông qua nhân vật một thiền sư, Vũ Ngọc Tiến muốn hướng người đọc tới kiếp luân hồi theo luật nhân quả: “Thiền sư Kiến Phúc trụ trì chùa Sùng Miên trong một lần tọa thiền khai mở luân xa đã nhìn thấy nàng Lệ Thanh (thời Lê mạt) có khuôn mặt giống hệt Thùy Dung (ở vương quốc Bil-Kell); còn chàng nho sinh Bùi Trụ giống Hiếu Dân như đúc. Thầy Kiến Phúc quả quyết rằng đã nghe rõ thông điệp từ quá vãng mách bảo, hai người là kiếp luân sinh của họ” (trang 17- 18). Chu kỳ luân hồi xuất hiện vào 30 năm cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 (1497- 1527): “Cuối thời Lê sơ đạo đức xã hội suy vi, kỷ cương triều đình mục nát đến thối rữa nên ngồi trên ngai vàng là một thứ “Quỷ Vương”, quan chức trong triều nhung nhúc loại quỷ”.

“Quỷ Vương” (Uy Mục) – kẻ đã bắt giam tra tấn cực hình đến chết toàn bộ gia quyến chú ruột, đánh anh đập em, thậm chí giết cả bà nội bằng thuốc độc, đốt cung Trường Lạc…; kẻ mắc chứng bạo dâm, mỗi lần phá trinh một phi tần hay cung nữ vua đều nghĩ ra những trò quỷ quái để hành hạ người đẹp trước khi ân ái… (trang 43). Rồi Trư Vương (Tương Dực), kẻ dâm loạn với hết lượt phi tần của các đời vua trước; kẻ giết hại 15 vị vương công không cần xử án; kẻ nghĩ ra nhiều trò tiêu khiển điên rồ quái ác; kẻ sai Vũ Như Tô xây cung điện 100 nóc, xây cửu trùng đài nguy nga tráng lệ… trong lúc ngân khố nước nhà cạn kiệt, dân chúng đói khổ, lầm than”… Phải chăng “Vương quốc Bil-Kell” là từ Lê mạt hồi sin và nhung nhúc những “Quỷ vương” xưa cũng đang tái sinh? Đủ loại: “quỷ vương”, “ trư vương”, “thử vương” … đã từng xuất hiện, và vẫn đang hoành hành. Nhưng sao chưa thấy tác giả điểm danh “Lú vương” trong khi hắn đang lù lù chễm chệ đấy kia.

Hắn lú đến mức giặc đã xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải, quần thần đã xôn xao nhắc nhở vẫn gạt đi “Biển Đông không có gì mới”.

Lú và khốn nạn đến mức ký tuyên bố chung chính thức với vua giặc mời cảnh sát giặc sang chuẩn bị tắm máu đồng bào mình, để “ổn định xã hội”; chuẩn bị diệt “phe X”, để giữ vững ngai vàng.

Lú đến mức bay sang tận trời Tây để tụng ca một thứ chủ nghĩa đã bị nhân loại vứt vào sọt rác. Bị xua đuổi không xấu hổ, không biết nhục, vẫn khoác lác, hợm hĩnh “Mình có thế nào thì người ta mới mời chứ!”.

Vũ Ngọc Tiến thì dị ứng với cái thứ chủ nghĩa mà “Lú vương” tụng ca đến mức dày công nghiền ngẫm truy tìm tông tích nó để rồi thấy oán trách cả người anh hùng dân tộc Lê Lợi. “Năm xưa vua Trần Nhân Tông sau khi đánh thắng giặc Nguyên – Mông, bỗng day dứt trong lòng về một thế giới bất an, Ngài đã vứt bỏ ngai vàng, lên núi Yên Tử sáng lập ra Đạo Phật đặc sắc riêng của Việt Nam trên nền tảng tư tưởng tam giáo đồng nguyên. Hệ tư tưởng ấy là quốc bảo, là di sản văn hóa phi vật thể vô giá, nhưng nhà Lê, khởi đầu là vua Lê Thái Tổ, đặc biệt là Lê Thánh Tông đã phũ phàng vứt bỏ” (trang 226).

“Xét cho cùng mọi sự suy đồi tuột dốc không phanh của các triều đại vua trong ba mươi năm kể từ khi vua Lê Thanh Tông chết (1497 – 1527) … có thể gói gọn trong mấy chữ: “mất đạo trước, mất nước sau, ngai vàng quyền lực còn đâu”. Tuy nhiên, muốn truy tìm tận gốc của sự mất đạo ta lại phải xét trong tổng thể 100 năm thời Lê sơ, bắt đầu từ Lê Lợi, vị anh hùng dân tộc có công đánh đuổi giặc Minh, cứu đất nước khỏi nạn đồng hóa và nguy cơ Bắc thuộc lần thứ hai. Con người vĩ đại ấy khi lên ngôi vua đã phạm phải nhiều sai lầm… ông đã thẳng tay vứt bỏ hệ tư tưởng tam giáo đồng nguyên của thời Lý – Trần, rước về một thứ Đạo Nho làm hệ tư tưởng độc tôn trong xã hội … Điều tệ hại nữa, đó là thứ Đạo Nho không còn giữ được những nét tinh túy khởi thủy thời Tiên Tần” (Trang 210 -211). Đạo Nho chính là môi trường sinh thái thích hợp cho chủ nghĩa Cộng sản ươm mầm và phát triển. Trớ trêu sao, xưa vua quan thời Lê mạt hành đạo một thứ Đạo Nho không còn giữ được những nét tinh túy khởi thủy thời Tiên Tần thì về sau những người Cộng sản Việt Nam cũng không quán triệt Mác mà chủ yếu làm đồ đệ trung thành của Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông.

Từ Khổng giáo suy vi đến Mac-xit biến tướng, Việt Nam ngày càng chìm sâu trong độc tài, độc tôn, toàn trị. Chính vì thế “Lú vương” ngày nay trở nên nguy hại, kinh tởm hơn “Quỷ vương”. Trong bài viết “Kẻ trói tay nạp mạng dân tộc mình cho Đại Hán” tôi đã chứng minh tên “Lú vương” ngày nay còn tệ hại hơn, đáng khinh ghét hơn Lê Chiêu Thống: “Lê Chiêu Thống đã từng bị nguyền rủa trong lịch sử Việt Nam vì tội rước voi dày mả tổ, nhưng sau những năm tháng lưu lạc xứ người, khi chết, ông vua này vẫn có nguyện vọng thi thể mình được trở về cố quốc, bọn Lê Chiêu Thống hiện đại hình như đang khẩn trương đưa Việt Nam vào lãnh địa Trung Quốc để dẫu chết vẫn được cùng mẫu quốc tôn thờ “đại cục”, vẫn được “Định hướng Xã hội chủ nghĩa!”.

Nhà văn Lê Mai đồng ý với nhà văn Nhật Tuấn nhận xét: “Trên bãi cứt của nghệ thuật đương đại, tiểu thuyết “Quỷ vương” của nhà văn Vũ Ngọc Tiến mọc lên như một loài kỳ hoa dị thảo”.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo coi đây là kính chiếu yêu giúp ta soi thấy bóng dáng lũ vua quỷ, quan quỷ thời hiện đại mà vẫn sống động, hấp dẫn, có tính tư tưởng. Nó là một tác phẩm đậm chất chính trị- thời sự có tính phúng dụ cao.

Nhà văn Nguyễn Khôi, nguyên Chuyên viên cao cấp, Phó Vụ trưởng VPQH thì bình luận: “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam xưa nay chưa có tác phẩm nào sánh với “Tứ đại danh tác” của Trung Quốc. (Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Hồng lâu mộng). Trước năm 1945 có 2 cuốn đáng đọc: “Hoàng Lê nhất thống chí” viết theo lối tiểu thuyết chương hồi (Kiểu tiểu thuyết “Chí” của Trung Hoa). Gọi là thứ “cây nhà lá vườn” thì phải đọc chứ đọc hẳn “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn có khi còn thích hơn!… Cuốn “Tiêu sơn tráng sĩ” của Khái Hưng viết theo lối tiểu thuyết hiện đại đầu thế kỷ 20 lãng mạn, thi vị hóa mối tình Phạm Thái với nàng Trương Quỳnh đọc khá cuốn hút. Có thể nói sau hai tác phẩm nói trên, cuốn “Quỷ Vương” của Vũ Ngọc Tiến được tạm xếp sánh ngang tầm bởi có đậm chất sử, lóng lánh chất văn chương, có tính thời sự cấp báo”.

Tôi viết bài này để xin lỗi Vũ Ngọc Tiến. Suýt nữa thì tôi đã vô tình vùi dập một tài năng. Nếu Vũ Ngọc Tiến nghe lời tôi ở lại làm Địa Vật lý thì dẫu anh có thực sự góp phần tìm được một vùng mỏ lớn nào đó thì cũng không sánh bằng sự nghiệp văn chương của anh. Riêng tiểu thuyết “Quỷ vương” cũng đã là một sản phẩm tinh thần mang tầm tư tưởng cao trong kho tàng văn học nước nhà.

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2016

Nguyễn Thanh Giang

Số nhà 5 ngõ 341 đường Trung Văn – Hà Nội

Mobi: 0984 724 165

Sửa bởi người viết 13/08/2016 lúc 10:36:31(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 13/08/2016 lúc 10:34:15(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
BA LẦN ĐỌC VUA QUỶ

(Về cuốn TTLS “Quỷ Vương” của Vũ Ngọc Tiến Nxb HNV 6/2016)

Nguyễn Khôi
Hội viên Hội nhà văn Hà Nội
Nguyên Chuyên viên cao cấp, Phó Vụ trưởng VPQH



Trước hết cần định nghĩa lại: Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử- chính trị thời sự bởi những vấn đề chính trị ngày xưa qua các “bài giảng” về lịch sử (lời tác giả VNT) và chính trị thời nay thông qua các hình tượng văn chương xuất lộ, đan quyện vào nhau. Bởi thế thiết nghĩ, đọc “Quỷ Vương” không thể chỉ qua một lần là có thể tìm ra hết những mạch ngầm tư tưởng trong đó. Người viết đã bị hút hồn đọc đi đọc lại 3 lần mới chỉ viết ra vài nhận xét nhỏ, nói văn vẻ khôi hài như Nguyễn Quang Lập là những “ý nghĩ vụn” mà thôi…

Lần 1 (7/7/2016): Đây là tiểu thuyết lịch sử viết theo lối hiện đại (không theo chương hồi, lớp lang sự kiện như thông lệ). Về đại thể, tác phẩm dựng lên được lịch sử thời Lê mạt đan cài với “Vương quốc Bil- Kel” thời nay ở tỉnh K heo hút vùng biên.

Phần đầu đậm chất tiểu thuyết (có văn)

Phần giữa tái hiện cổ sử có cảm tưởng như “Đại Việt thông sử” tân biên, nặng về sự kiện “khứ” sử, hơi nghèo về chất tiểu thuyết. Vẫn biết tác giả muốn thử nghiệm loại hình tiểu thuyết giáo trình nên phải trần thuật lại lịch sử nguyên vẹn như nó vốn có, song đã là văn chương vẫn cần sự uyển chuyển, hư cấu thêm vào. Ở đây thiếu tả cảnh, tả tình, độc thoại nội tâm nhân vật, kể cả thiếu đan cài lý số, định mệnh luân hồi của các nhân vật xưa và nay… tạo nên sự cuốn hút.

“Xuân Tây Thi xuất ngoại” là chương đọc thích thú, khá hấp dẫn, cổ- kim đan cài, nhân vật miêu tả sinh động, có nội tâm sâu sắc lại khéo lồng vào việc phê phán một xu hướng đua nhau xây đền- chùa thật to, hao tài tốn lực rất thời sự hiện nay.

Chương “Quỷ quan tranh bá” khá sinh động, tái hiện được sự thật bi thảm của lịch sử trong 30 năm sau khi Lê Thánh Tông băng hà.

Chương “Triết gia trong chùa Sùng Miên” cũng là một chương khá hấp dẫn, thuyết pháp về “Tam giáo đồng nguyên”, chỉ tiếc có 2 chỗ viện dẫn lời của triết gia Kim Định chưa thật thuyết phục- thực chất đây phải là thời mạt pháp kéo dài sự tao loạn từ Lê mạt đến tận thời hiện đại. Dẫu sao đọc chương này ta cũng lờ mờ nhận ra cái thực trạng đất nước hôm nay: Về tư tưởng độc tôn, căn cốt vẫn là một mớ hổ lốn giữa Khổng giáo giai đoạn suy đồi với chủ nghĩa Mác xít- Lê nin nít cũng biến tướng dần qua Staline, Mao Trạch Đông, Pôn Pốt mà thôi. Cái gọi là ‘người người bình đẳng” thực chất vẫn là quan hệ quân/thần, quan/dân nặng nề còn hơn cả thời phong kiến… Về Phật giáo nhìn bề ngoài cứ ngỡ là đang được phục hưng, nhưng thật ra rất hời hợt về đạo pháp, nặng nề nghi thức, ham hố xây chùa to để cầu tài cầu lộc… Về Lão giáo chưa vươn tới cái lẽ vi huyền của Lão Tử trong “Bản thể luận”. Tóm lại dường như ta đang sống trong một xã hội không có tư tưởng. Tất cả chỉ là lũ lưu manh cũ/mới. Một xã hội chỉ sùng bái quyền lực và tiền bạc, ích kỷ, tư lợi. Một đất nước không có tình thương con người, nặng về tàn sát kể cả tàn sát môi trường vì lợi ích nhóm. Ta như cảm nhận được một ốc đảo giữa hành tinh này chìm đắm trong ly loạn, chiến tranh, lọc lừa, tham nhũng triền miên suốt mấy trăm năm lịch sử. Ngẫm mà đau!... Đọc “Quỷ Vương” làm ta nhớ Mac-két trong “Trăm năm cô đơn”

Vài đính chính nhỏ giúp tác giả:

- Bài thơ của Đỗ Mục là “Tặng biệt”, không phải “Tống biệt”

- Huyện Đông Ngàn thuộc phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc

- Vua Khải Định khi chưa lên ngôi gọi là Bửu Đảo

Tóm lại, Với “Quỷ Vương” Vũ Ngọc Tiến đã tạo sự đột phá về cách viết tiểu thuyết lịch sử đan xen xưa- nay, hình tượng nhân vật sống động, ăn nhập, ẩn/hiện- hóa thân của nhân vật cổ/kim liền mạch. Tác giả có những cống hiến độc đáo như khẳng định xã hội Việt Nam từ thời Lê đến nay không tư tưởng (mất đạo), chỉ còn lại một thứ đạo Khổng biến tướng, hủ lậu kéo dài suốt mấy trăm năm, e còn lâu mới khá lên được nếu không thoát Trung. Thành công của “Quỷ Vương” ở chỗ có nhân vật, sự kiện xưa/nay đều cuốn hút, khiến ta đọc một mạch chưa hả, lại muốn đọc thêm nữa, trăn trở thêm nữa…

Lần 2 (17/7/2016)- Tồn tại và bày tỏ:

Tôi cứ lăn tăn, ấm ức rằng, tác giả dùng “Quỷ Vương” cấp quốc gia đối xứng soi chiếu với “quỷ quan”cấp địa phương tỉnh K heo hút miền biên viễn như vậy là hơi vênh, chưa tương xứng? Tác giả e ngại điều gì thế nhỉ, hay vì viết thì phải lách như lẽ thường tình ở xứ An Nam ta ư?

Nếu Nguyễn Huy Thiệp tập trung đả kích chế độ phụ quyền, bạo hành gia đình của những đứa con giết cha… thì Vũ Ngọc Tiến lại phơi bầy cái loạn kỷ cương phép nước kết tinh ở “Quỷ Vương” xưa, “quỷ quan” nay đã tàn phá non sông đất nước, gây loạn ly, xáo động xã hội triền miên. Như vậy, tác phẩm vô hình chung như một hồi chuông cảnh báo (SOS) cái nguy cơ tụt hậu trước sự bành trướng xâm lước của các thế lực thù địch đang lăm le ngày đêm với Tổ quốc ta.

Xin cảm ơn nhà văn rất đáng trân trọng!

Lần 3 (25/7/2016)- Nhưng chưa phải lần cuối:

Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam xưa nay chưa có tác phẩm nào sánh với “Tứ đại danh tác” của Trung Quốc. (Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Hồng lâu mộng). Trước năm 1945 có 2 cuốn đáng đọc:

“Hoàng Lê nhất thống chí” viết theo lối tiểu thuyết chương hồi (Kiểu tiểu thuyết “Chí” của Trung Hoa). Gọi là thứ “cây nhà lá vườn” thì phải đọc chứ đọc hẳn “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn có khi còn thích hơn!...

Cuốn “Tiêu sơn tráng sĩ” của Khái Hưng viết theo lối tiểu thuyết hiện đại đầu thế kỷ 20 lãng mạn, thi vị hóa mối tình Phạm Thái với nàng Trương Quỳnh Như là tác phẩm văn chương đọc khá cuốn hút.

Có thể nói sau hai tác phẩm nói trên, cuốn “Quỷ Vương” của Vũ Ngọc Tiến được tạm xếp sánh ngang tầm bởi có đậm chất sử, lóng lánh chất văn chương, có tính thời sự cấp báo. “Quỷ Vương” như Trần Mạnh Hảo nói trên FB không ngoa rằng, nó là kính chiếu yêu giúp ta soi thấy bóng dáng lũ vua quỷ, quan quỷ thời hiện đại mà vẫn sống động, hấp dẫn, có tính tư tưởng. Nó là một tác phẩm đậm chất chính trị- thời sự có tính phúng dụ cao…

(P/S: Phúng dụ theo từ điển tiếng Việt là mượn một chuyện khác, thơ hoặc văn để nói thác, khiến cho người tỉnh ngộ, biết sửa đổi cái sai lầm…)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.112 giây.