logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/08/2016 lúc 08:31:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong cuộc họp của Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng Tám, giới Thượng Nghị Sĩ của lưỡng đảng đều chỉ trích Tổng thống Obama về một điểm nguy hiểm của hiệp định "Thương Mại Châu Á - Thái Bình Dương" gọi tắt là TPP - đó là dung dưỡng tình trạng nô lệ thực dân tại Mã Lai. Tuy nhiên, sự lên án của Thượng Viện chỉ mới đúng có một nữa sự thật. Cộng đồng quốc tế đều lên án cả Việt Nam lẫn Mã Lai về tình trạng nô lệ thực dân đang xảy ra. Thí dụ như Việt Nam đã cưỡng bức lao động khổ sai tù nhân tại các nông trường trồng hạt điều chẳng hạn - mà quốc tế gọi là "hạt điều máu"; cũng tàn nhẫn ngang bằng tình trạng lao động khổ sai tại các nông trường sản xuất dầu cọ ở Mã Lai. Thế mà hai quốc gia này, Việt Nam và Mã Lai, đang được bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tán thưởng một cách hết sức khôi hài là "đang nỗ lực cải thiện nhân quyền hết mình"(?!) bất chấp một sự thật quá rõ là chính quyền ở hai quốc gia này vẫn đàn áp nhân quyền một cách công khai mỗi ngày.

Đối với tình trạng lao động khổ sai theo kiểu thực dân tại các nông trường trồng hột điều ở Việt Nam, các tù nhân chính trị bị buộc phải lao động khổ sai trong điều kiện lao động nghiệt ngã bảy tiếng đồng hồ không nghĩ trong một ngày suốt cả tuần với ba dollar Mỹ tiền lương cho một ngày kéo dài năm này qua năm nọ, có khi lên đến bảy năm, dẫn đến tình trạng phạm nhân bị tàn phế, chấn thương, thậm chí bị mù cả mắt để có thể đem về cho đảng Cộng Sản Hà Nội một nguồn lợi nhuận xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ và nhiều thị trường khác lên đến 1,5 tỷ Mỹ kim mỗi năm!

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hành xử chiều theo mưu tính cho quyền lợi chính trị trước mắt, loại bỏ nhiều quốc gia ra khỏi danh sách cấm vận để bảo đảm mưu đồ chính trị được thuận lợi mà không cần phải đắn đo kỹ lưỡng trước thực tế chà đạp nhân quyền tàn nhẫn ở các quốc gia này. Giống như người ta vẫn thường nói, "quốc gia dễ đổi, bản chất khó dời", các chính phủ độc tài chà đạp nhân quyền một cách tàn nhẫn nay chỉ cần chà đạp quyền con người một cách khéo léo kín đáo hơn trước một chút là được, cũng như hạn chế thông tin và ngăn cấm giới báo chí đến tận nơi điều tra để bảo đảm sự thật được giấu kín một cách an toàn cho chế độ. Quốc Hội Hoa Kỳ và các tổ chức Nhân quyền, vốn có trách nhiệm điều tra mọi sự vi phạm, vì thế không biết thật hư của tình trạng chà đạp nhân quyền ra sao, không có bằng chứng cụ thể để lên án sự chà đạp nên cứ thế mà họp báo cáo là mọi việc tốt đẹp, rồi bỏ qua nỗ lực giám sát các chế độ vi phạm nhân quyền tàn bạo này, tiến tới một sự tác cởi mở mà không biết thật tế, sự chà đạp nhân quyền ở các chế độ nà vẫn còn y nguyên, chẳng có gì thay đổi cả!

Hai mươi năm qua quan hệ với Việt Nam; đưa ra biết bao nhiêu nỗ lực hỗ trợ kinh tế với kỳ vọng cao cho sự tiến bộ để rồi nay chỉ để đánh đổi lấy hết sự lường gạt này đến sự lường gạt khác cùng với những lời hứa suông dối trá và sự tàn bạo chà đạp nhân quyền một cách trắng trợn không ngưng tay từ chế độ Cộng Sản đang cầm quyền mà thôi! Đó là chưa kể các đảng viên và giới chóp bu của đảng cộng sản cầm quyền thì tư lợi tham nhũng, bóc lộc lên chính nhân dân của họ một cách công khai tàn nhẫn để trở nên giàu to trong suốt thời gian hai mươi năm qua.

Trên lãnh vực nhân quyền, Cộng Sản Hà Nội vẫn tiếp tục siết chặt bàn tay sắt để đối phó với những ai bày tỏ bất đồng chính kiến hay chỉ trích chế độ ở trên mạng, hay đối với những ai muốn có cải cách chính trị, muốn cải thiện sự tự do về tôn giáo tín ngưỡng bằng cách đưa ra các điều khoản phạt tiền nặng nề vô lý, xử án cầm tù rất bất công dã man có khi lên đến 17 năm, thậm chí, tiến tới cả hạ sát. Điều này cho thấy nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội chẳng có đổi thay hay cải thiện một tí nào cả về Nhân quyền - dựa trên những bằng chứng điều tra mới nhất từ tổ chức Human Right Watch hay các tổ chức phi chính phủ khác, cũng như từ chính báo cáo của bộ Ngoại Giao (Hoa Kỳ). Cộng Sản Hà Nội thật sự là xứng đáng với danh hiệu là: "Chế độ chà đạp nhân quyền tàn bạo nhất ở Đông Nam Á!”

Đối sách luồn lách che giấu sự tàn bạo về nhân quyền của nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội:

Khi viếng thăm Hoa Kỳ, TBT của đảng CSVN là Nguyễn Phú Trọng, không những yêu cầu thúc đẩy TPP mà còn làm bộ đòi thêm tiền cho những tổn thất của chất độc "màu da cam". Chính phủ Hoa Kỳ đã tung hàng triệu dollar để làm sạch những vùng ảnh hưởng bởi loại hóa chất này trong thời gian chiến tranh. Trớ trêu thay, chính Cộng Sản Hà Nội lại là kẻ đem hóa chất này hay các loại hóa chất có ảnh hưởng tương tự lên đất nước Campuchia xuyên suốt khu vực gọi là "Đường Mòn Hồ Chí Minh" để buộc nông dân Cao Miên phải rời bỏ khu vực này, dựa trên tường trình gởi về Liên Hiệp Quốc gần đây.

Bổn phận của Hoa Kỳ là phải lên tiếng mạnh mẽ để yêu cầu nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội chấm dứt chà đạp tôn giáo, bãi bỏ cấm đoán báo chí truyền thông, tôn trọng quyền bày tỏ chính kiến, chấm dứt sự kiểm soát sách nhiễu những người bất đồng trên mạng để có đủ điều kiện tham gia vào TPP; thế nhưng mà dường như chính phủ Obama sẽ nhắm mắt làm ngơ trước những điều kiện tiên quyết này để có thể gia nhập hiệp định TPP.

Chính phủ Obama đang cố nhắm mắt làm ngơ tối đa nếu có thể được về mặt Nhân quyền đối với hai quốc gia Mã Lai và Việt Nam, đang ngày một vi phạm quyền con người một cách trắng trợn và dã man. Cộng Sản Hà Nội đang có triển vọng trở thành một lực lượng quân sự chủ yếu chống lại và ngăn cản bớt sự bành trướng của Trung Cộng tại biển Đông theo đối sách "lấy độc trị độc" của chính phủ Obama. Mã Lai thì lại nắm giữ eo biển Malacca rất then chốt để phong tỏa kinh tế Trung Cộng khi cần thiết với hơn 40% số lượng hàng hóa của thế giới theo đường hàng hải, đó là chưa kể một phần ba lượng dầu hỏa thiết yếu cho nền kinh tế Trung Cộng, đều đi ngang qua nơi này.

Câu hỏi đặt ra là "Thưa Tổng Thống Obama, vậy còn đồng minh chính yếu của chúng ta (Hoa Kỳ) - những người Việt Nam không Cộng Sản yêu chuộng Tự Do, thì chúng ta phải tính ra làm sao và như thế nào đây?"

Michael Benge
Nguyễn Trọng Dân lược dịch

Michel Benge từng làm việc tại Việt Nam hơn 11 năm như là một quan sát viên nên ông rất am tường nhiều sự dối trá của nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội. Ông cũng là một người hoạt động nhân quyền rất tích cực. Lối viết của ông hóm hĩnh nhưng vô cùng sắc bén, cứa thẳng vào chỗ ung nhọt của chế độ Cộng Sản Hà Nội.

______________

Nguồn:
1. http://www.americanthink...ietnam_and_malaysia.html

http://content.time.com/...e/0,8599,2092004,00.html

2. http://www.washingtontim...uman-trafficking-report/

3. http://newamericamedia.o...cashews-from-vietnam.php
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.