logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/05/2013 lúc 09:29:18(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Blogger Người Buôn Gió và Thị trưởng thành phố Weimar

Trà Mi kính chào quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên của đài VOA.

Vài mẫu chuyện ngắn thuật lại những ngày tháng bị giam giữ trong đồn công an vì các bài viết bị xem là “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích nhà nước và an ninh quốc gia” đã đưa một blogger tại Việt Nam sang tham quan và khám phá môi trường tự do báo chí, tự do thông tin ở tận trời Tây theo lời mời của Thị trưởng thành phố Weimar (Đức).
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh niên VOA hôm nay, anh Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió, sẽ kể cho chúng ta nghe những điều thú vị xung quanh chuyến đi 3 tháng được tài trợ toàn phần này và những gì ghi nhận được dưới 1 ngòi bút Việt Nam được mời sang tác nghiệp tại môi trường tự do báo chí Tây phương.

Bấm vào đây để nghe toàn bộ cuộc trao đổi với Blogger Người Buôn Gió


Blogger Người Buôn Gió: Học bổng mời tôi sang đây tham quan, tìm hiểu về thành phố này và sáng tác một tác phẩm nhỏ để kỷ niệm với thành phố.

Trà Mi: Vì sao bút danh Người Buôn Gió ở tận Việt Nam được người đứng đầu một thành phố ở tận trời Âu biết và để ý tới?
Blogger Người Buôn Gió: Cuối năm 2010, tôi sang Berlin dự giao lưu văn hóa Việt-Đức. Tôi được một tổ chức văn hóa mời sang cùng nhà thơ Bùi Chát và nhà văn Võ Thị Hảo. Hôm đó, mỗi người đọc một tác phẩm của mình và tác phẩm của tôi được một người Việt sống lâu năm ở Đức thích và dịch sang tiếng Đức. Câu chuyện đấy đến tai một nghệ sĩ điêu khắc lớn của thành phố tên là Giắc, người có nhiều tác phẩm lớn đặt ở các nơi công cộng ở thành phố Weimar. Sau khi đọc chuyện của tôi, ông ấy mời tôi sang đây. Ông Giắc và ông thị trưởng có quan hệ với nhau thường xuyên nên ông ấy nhờ ông thị trưởng Weimar mời tôi. Sang đến đây rồi tôi mới biết sở dĩ ông Giắc mời tôi vì ông ở Đông Đức này trước đây sống trong chế độ cộng sản cũng đã va chạm nhiều với an ninh như tôi. Câu chuyện tôi viết về việc tôi bị công an bắt vì viết blog. Tôi chỉ kể về những ngày tôi bị giam trong nhà tù. Ông Giắc đọc xong và đồng cảm, muốn gặp tôi và giúp đỡ tôi một cách nào đó.
UserPostedImage
Blogger Người Buôn Gió, các tác phẩm điêu khắc trong hình là của nghệ sĩ Giắc (Sachs)

Trà Mi: Một người đã từng trải muốn gặp gỡ người đang nếm trải những kinh nghiệm mà ông đã qua trước đây tại Đông Đức. Được biết đây là lời mời thứ nhì của thị trưởng thành phố Weimar sau lần đầu bất thành vì một lệnh cấm xuất cảnh của Việt Nam đối với anh. Khi gặp anh, ông thị trưởng có giải thích về sự kiên nhẫn của ông chăng?

Blogger Người Buôn Gió: Có, ông có giải thích rằng lần trước tôi bị cấm xuất cảnh, ông có báo lại ông Giắc. Sau đó, ông Giắc có trình bày với thị trưởng tôi là người thế nào và cho ông xem tác phẩm nhỏ của tôi. Sau khi xem xong, ông thị trưởng nói cần phải cố gắng giúp tôi bằng mọi cách. Thế là ông lại tiếp tục mời.

Trà Mi: Nghĩa là họ rất ấn tượng với tác phẩm của anh và những gì anh đã trải nghiệm tại Việt Nam.

Blogger Người Buôn Gió: Nói tác phẩm thì cao xa quá. Đó chỉ là một câu chuyện có thật và có sự đồng cảm với người đã trải qua như ông Giắc. Ngay người dịch câu chuyện này ra tiếng Đức, một Việt kiều, cũng đã từng bị tù ở Việt Nam và giờ định cư tại Đức. Anh ấy đọc câu chuyện đấy cũng đồng cảm và sửng sốt vì sự thật.
Trà Mi: Ba tháng tại Đức, họ tạo điều kiện cho anh sáng tác và tìm hiểu thêm về những khó khăn của một ngòi bút Việt Nam. Trong thời gian ở đây anh sẽ tham gia một khóa học nào chăng? Mọi chi phí trang trải họ có lo liệu cho anh?
UserPostedImage
Blogger Người Buôn Gió và thị trưởng thành phố Weimar trong Tòa Thị chính
Blogger Người Buôn Gió: Họ đối xử với tôi rất tốt. Tôi rất cảm động. Một dân tộc với những con người tốt như thế này mà trước kia từng xâm lược và tiêu diệt người Do Thái. Tôi ngẫm nghĩ rằng vẫn là con người đấy thôi nhưng cái tư tưởng, chủ nghĩa họ theo đuổi sẽ biến họ thành con người tồi tệ hay tốt đẹp. Đó là điều tôi cảm thấy rất sâu sắc. Ở đây, họ cấp cho tôi căn hộ riêng đầy đủ tiện nghi từ máy tính đến điện thọai. Họ mua bảo hiểm sức khỏe cho tôi và cả bảo hiểm cho tôi nếu tôi ra đường làm hỏng gì của ai thì bảo hiểm sẽ đền cho tôi. Họ chu đáo đến độ như vậy.

Trà Mi: Họ có cho anh tham dự khóa học nào để rèn luyện thêm?

Blogger Người Buôn Gió: Họ đang tìm cho tôi một khóa học như vậy vì thời gian tôi sang trễ. Họ mời đầu tháng tư nhưng đến cuối tháng tôi mới đi được cho nên đã bị lỡ một khóa học đã dự trù. Họ đang tìm cho tôi một khóa học tiếng Đức cơ bản.

Trà Mi: Trên Facebook, anh có chia sẻ rằng đến Đức rồi anh được nhận thêm một lời mời nữa có thể thay đổi cuộc đời của anh. Anh có thể cho biết một chút về đề nghị đó?

Blogger Người Buôn Gió: Ông thị trưởng nói tôi sẽ ở đây 6 tháng chứ không phải 3 tháng. Ông nói sau 6 tháng đó, có thể chúng ta sẽ gặp lại và bàn chuyện tiếp tục.

Trà Mi: Anh có suy nghĩ gì về lời đề nghị đó?

Blogger Người Buôn Gió: Tôi không bao giờ có dự định gì quá 10 ngày. Tôi cũng không trông mong một điều tốt đẹp đến với tôi trong tương lai và cũng không bất ngờ khi một ngày nào đó tự dưng mình bị bắt tù. Cho nên, lời của ông thị trưởng và tương lai sau 6 tháng ở đây đối với tôi hiện giờ còn quá xa xôi.

Trà Mi: Thế nhưng nếu họ đề nghị anh ở lại lâu hơn, liệu anh sẽ chấp nhận lời mời đó?

Blogger Người Buôn Gió: Tôi sẽ cân nhắc nhưng tôi nghĩ tôi đi vài tháng rồi trở về vì còn vợ con, mẹ già, anh em bạn bè ở nhà. Tôi vẫn muốn về hơn.

Trà Mi: Sang Đức theo một chương trình có nội dung về báo chí-văn học, anh quan sát ghi nhận thế nào về môi trường thông tin báo chí, môi trường ngôn luận tại đất khách?

Blogger Người Buôn Gió: Ông thị trưởng nói với tôi rằng ở đây tôi yên tâm có thể viết bất cứ điều gì tôi muốn, kể cả tôi viết rằng ông ta là một thằng khốn nạn hoặc chính sách của đất nước này là tồi tệ. Ông nói tôi cứ viết thoải mái, không ai làm khó khăn hay bắt bớ tôi vì chuyện đấy cả. Đến đây, vừa ngồi vào máy tính tôi cũng định thao tác vượt tường lửa, nhưng chợt nghĩ lại thấy buồn cười vì tôi đang ở một đất nước làm gì có tường lửa để mà vượt. Nó đã trở thành bản năng khi tôi ngồi vào máy. Lời nói của người lãnh đạo cao cấp nhất thành phố này và thực tế khi tôi ngồi vào máy tính ở đây không phải vựơt tường lửa đã nói lên tất cả về tự do ngôn luận, tự do thông tin ở đây.

Trà Mi: Quá trình lịch sử chính trị Đông Đức từng có sự hiện diện của chế độ cộng sản tương tự như Việt Nam. Vậy Đức ngày nay thế nào so với thời trước khi còn theo chế độ cộng sản? Anh có cơ hội tìm hiểu, hỏi han người dân tại đó?

Blogger Người Buôn Gió: Từ khi sang đây, tôi chưa nhìn thấy bóng cảnh sát hay tổ trưởng dân phố hay dân phòng nào đến cả. Còn ở bên Việt Nam, ngay trước cửa nhà tôi người ta dựng lên trạm dân phòng để quan sát và bắt khai báo. Ở đây người ta không có chuyện đấy.

Trà Mi: Có thể vì đối với Việt Nam, anh là “đối tượng đáng chú ý” chăng?

Blogger Người Buôn Gió: Không phải, bình thường ở khu phố nào cũng có một trạm như thế. Có điều là tình cờ ở khu phố tôi, họ đặt trước cửa nhà tôi thôi.

Trà Mi: Trong ánh mắt của anh, qua ngòi bút của blogger Người Buôn Gió, một nước Đức đã giã từ chế độ cộng sản và một nước Việt Nam duy trì cộng sản có những điểm nào khác biệt đáng chú ý, những ưu-nhược điểm mà anh muốn chia sẻ với các độc giả ở Việt Nam?

Blogger Người Buôn Gió: Có rất nhiều khác biệt khó trả lời hết được bây giờ. Có lẽ tôi phải viết thành truyện.

Trà Mi: Một vài đặc điểm đơn cử qua cái nhìn hằng ngày của anh đối với đời sống ở hai nơi chẳng hạn?

Blogger Người Buôn Gió: Đi trên đường, nhìn gương mặt của người Đức và người Việt Nam khác nhau rất nhiều. Gương mặt người dân ở đây thoát lên sự thanh thản, không lo âu, toan tính hay nhọc nhằn, rất yên bình, vui vẻ. Họ không phải lo lắng, lo sợ hay sợ hãi. Còn ở Việt Nam, gương mặt người dân toát lên những lo âu, trằn trọc, trăn trở, những khó khăn. Tôi không nói về mặt vật chất vì khác biệt rất rõ ràng ai cũng thấy. Đời sống vật chất các thứ ở đây hơn hẳn đất nước Việt Nam đến bao nhiêu lần. Tôi nghĩ những gương mặt đó nói lên tất cả về đời sống, chính trị, kinh tế.

Trà Mi: Anh dự định sẽ ứng dụng những gì học hỏi được sau chuyến đi này khi trở về Việt Nam như thế nào?

Blogger Người Buôn Gió: Tôi nghĩ rất là khó ứng dụng tư duy và đời sống ở đây vào Việt Nam vì đất nước chúng ta là một đất nước kỳ quặc như trong tác phẩm tâm huyết nhất của tôi Đại Vệ Chí Dị đã viết, kỳ quặc, kỳ quái, một đất nước kỳ quái, không thể nào áp dụng một lối sống ở nơi văn minh vào đấy được. Nó có những luật lệ và ngoắc ngoéo, thông lệ ước ngầm riêng, hoàn toàn khác. Tôi sang đây, tôi thấy biểu tình mà không hề thấy bóng cảnh sát hay dân phòng. Ở Việt Nam, chúng tôi vừa chớm căng băng rôn thì lập tức công an đến hốt cổ về tội ‘gây rối trật tự công cộng. Tôi từng bị như thế. Ở đây, tôi thấy các quan chức nhà nước rất dễ dàng và thân thiện. Ở Việt Nam, dân không dễ dàng vào thăm trụ sở hội đồng nhân dân phường. Còn ở đây, tôi vào xem tòa nhà quốc hội dễ dàng. Họ rất thân thiện.

Trà Mi: Anh không thấy có sự ngăn cách giữa chính quyền với người dân?

Blogger Người Buôn Gió: Tôi chẳng thấy điều đó. Có hôm tôi gặp ông thị trưởng đi bộ trên phố, ông đến bắt tay, vỗ vai tôi rồi hòa vào dòng người đi bộ. Ở Việt Nam mấy khi nhìn thấy một ông quận trưởng. Chủ tịch một quận thôi thì cũng phải xe con đưa rước rồi.

Trà Mi: Liệu độc giả Việt Nam có thể mong chờ một Đại Vệ Chí Dị tập tiếp hay một Tây Du Ký từ blogger Người Buôn Gió sau chuyến đi này?

Blogger Người Buôn Gió: Có thể tôi sẽ viết những câu chuyện nhỏ khi về nước, viết về những cảm nghĩ của tôi trước những gì tôi nhìn thấy ở đây. Có thể đó sẽ là những câu chuyện hay với một số người, nhưng một số người khác lại cho rằng đó là những câu chuyện ‘tuyên truyền, bôi nhọ chế độ Việt Nam’. Họ nghĩ thế nào tôi cũng chịu thôi.

Trà Mi: Một ngòi bút Việt Nam được mời sang tác nghiệp tại một môi trường tự do báo chí Tây phương, anh chia sẻ điều gì với các bạn đồng nghiệp của mình ở Việt Nam và với người dân trong nước?

Blogger Người Buôn Gió: Tôi có một chia sẻ thế này. Hôm nay tôi ở đây, tôi không phải chú ý xóa những gì mình viết trên máy tính, không phải lo ngày mai mình có thể bị bắt hay bị triệu tập vì chuyện viết blog. Đó là điểm khác biệt rất lớn. Những người viết blog trong nước ngày đêm mong ước có được điều khác biệt ấy để viết lên các tác phẩm đủ độ chính chắn. Tôi mong rằng những người viết báo tự do như tôi sẽ có môi trường tốt về báo chí về tự do để thỏa sức sáng tác.

Trà Mi: Xin cảm ơn anh và chúc anh thành công trong chuyến đi. Hy vọng độc giả sẽ được đón nhận những tác phẩm hay từ Người Buôn Gío sau chuyến đi nảy.
Blogger Người Buôn Gió: Cảm ơn chị. Xin gửi lời chào đến thính giả đài VOA.

Trà Mi: Tạp chí Thanh Niên vừa gửi đến quý vị câu chuyện của blogger Người Buôn Gío về xuất học bổng của anh theo lời mời của thị trưởng thành phố Weimar, Đức. Trà Mi hẹn mang đến quý vị một câu chuyện mới vào trong buổi phát thanh trực tiếp lúc 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật tuần sau trên trang web voatiengviet.com. Mong quý vị nhớ đón nghe.
Source: VOA

Sửa bởi người viết 12/05/2013 lúc 09:32:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.125 giây.