logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 09/09/2016 lúc 08:56:28(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Omran Daqneesh nhìn thẫn thờ và bê bết máu ở phía sau một xe cứu thương sau một cuộc không kích ở Aleppo

Khuôn mặt thẫn thờ của cháu bé Omran Daqneesh 5 tuổi, đông kết trong máu và đất, gây sốc cho thế giới trong tuần qua. Những hình ảnh chiến tranh có thể làm chúng ta cảm nhận thấy nhưng không bao giờ làm chúng ta hiểu được, Kelly Grovier viết.

Thỉnh thoảng lại có một bức ảnh làm thế giới sững sờ. Hình ảnh của Phan Thị Kim Phúc 9 tuổi, trần truồng chạy dọc một con phố ở Việt Nam tháng 6/1972 với da bị cháy bỏng vì bom napalm là một ảnh như vậy. Ảnh của nhà báo Nam Phi Kevin Carter, tháng 3/1993, chụp một đứa trẻ Sudan sắp chết đói, bị một con kền kền nhăm nhe đi theo là một ảnh khác. Vào tối thứ tư vừa qua, lương tâm thế giới, một lần nữa, lại trỗi dậy với cảnh một đứa trẻ trong cảnh khốn cùng ghê sợ khi một hình ảnh từ thành phố Aleppo của Syria truyền tràn lan trên mạng xã hội.

Ngồi bất động trên chiếc ghế màu cam tươi tắn không hợp cảnh, một bé trai, với khuôn mặt đông kết trong máu và bùn đất, mắt thủy tinh thẫn thờ nhìn trống rỗng vào khoảng không như một con búp bê bằng vải vụn, rách nát và bị vứt bỏ.
UserPostedImage
Nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng thông tấn AP tại một buổi triển lãm ở Hà Nội vào tháng 6/2015.

Bức ảnh hãi hùng này, được nhà báo Mahmoud Raslan của đài Al Jazeera chụp sau khi cậu bé Omran Daqneesh được cứu sống trong một tòa nhà bị máy bay Nga tàn phá, đã nhanh chóng trở thành một biểu tượng của người dân đau khổ bị mắc kẹt trong cuộc nội chiến Syria (một cuộc xung đột làm gần 20 triệu dân ly tán trong 4 năm qua, và làm ít nhất 250.000 người chết).

Còn đang bị ám ảnh bởi các hình ảnh thân xác bất động của cháu trai 3 tuổi Alan Kurdi chết đuối ở biển Địa Trung Hải tháng 9/2015 khi cố thoát khỏi Syria để tới Châu Âu, nhiều người trên khắp thế giới thấy khiếp sợ vì mất mát mà chiến tranh đã gây ra đối với trẻ em tại khu vực này.

Những hình ảnh lan truyền trên mạng của Kurdi và Daqneesh ghi sâu đến mức chúng đi vào tâm thức của chúng ta hơn cả sự mô tả hình tượng của bạo lực.

Người ta không muốn gợi ý là cảnh hãi hùng của hết đứa bé này đến đứa bé khác được đưa vào làm mồi, như cỏ khô vào dạ dày bò, cho cuộc xung đột triền miên ở Syria phản ánh đúng hoàn toàn, thí dụ, như tranh vẽ đáng khiếp sợ “Saturn ăn thịt con mình” của Francisco Goya, trong đó một người khổng lồ ghê tởm, vì sợ một trong những con mình có thể lật đổ mình, đã quyết định ăn thịt từng đứa con một.
UserPostedImage
Tranh “Chiến Tranh” của Paula Rego, bằng phấn màu trên giấy và nhôm, vẽ từ 2003 và là phản ứng đối với cuộc xung đột ở Iraq (Ảnh: Tate/Paula Rego)

Mặc dù cuộc sống không phải là bức tranh và không được nhầm lẫn với tranh nhưng tác phẩm nghệ thuật lớn nhất này giúp ta tăng cường phản ứng đối với các thảm kịch của cuộc sống hơn là làm ta sao nhãng bỏ qua.

Hãy xem bức tranh đương thời “Chiến tranh” của họa sĩ Tây Ban Nha Paula Rego. Được vẽ sau cuộc xâm lấn Iraq của liên quân năm 2003 và lấy cảm hứng từ một ảnh trên báo các trẻ em chạy tránh một vụ nổ (giống như những tình huống trong ảnh tuần này của Aleppo), tranh “Chiến tranh” của Rego thách đố chúng ta phân biệt cái gì là ảo tưởng với cái gì là thật.

Trong ngôn ngữ siêu thực của tranh Rego, những gương mặt chính đã được biến đổi từ con người thành các con thỏ kiểu như đồ chơi. Trong cảnh kỳ cục như vậy, ta không thể biết một cách chắc chắn bản chất của một hình giống như đứa trẻ đờ đẫn ở giữa bức tranh. Đó có phải chỉ là một con búp bê ngẫu nhiên bị rơi vào giữa đám hỗn độn này hay đó là xác thực sự của một em bé tuyệt vọng bị bỏ rơi, một nạn nhân bi thảm của vụ nổ bom?

Khi nhìn vào cái nhìn trống rỗng của cháu bé 5 tuổi Omran Daqneesh trong bức ảnh gây tổn thương đến tâm hồn vào tuần này làm tôi nhớ lại cái nhìn bất lực của chính tôi vào bức tranh “Chiến tranh” của Reg, biết rằng, cho dù tôi có thấy hình ảnh này mạnh mẽ thế nào thì tôi cũng sẽ không bao giờ hiểu nổi một nửa của nó.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.036 giây.