logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 14/09/2016 lúc 08:42:06(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un gặp các nhà khoa học và kỹ thuật viên nguyên tử. Ảnh của KCNA ngày 09/03/2016.
KCNA/Files via Reuters

Le Monde hôm nay 14/09/2016 nhận định « Nguyên tử, chiến lược nguy hiểm của Bắc Triều Tiên » : Bình Nhưỡng hy vọng sở hữu các hỏa tiễn có thể bắn sang tận lãnh thổ của kẻ thù Mỹ.

Tờ báo quay lại với quá khứ : đó là tháng 10/1992, khi đế chế xô-viết vừa bị tan rã. Tại sân bay Cheremetievo ở Matxcơva, một nhóm hành khách gồm 36 người Nga là chuyên gia về chế tạo hỏa tiễn, chuẩn bị cùng với gia đình sang sinh sống ở Bình Nhưỡng. Họ làm việc tại « văn phòng Makeiev » gần thành phố Tcheliabinsk ở Oural, nơi sản xuất ra R-27 Zyb, một loại hỏa tiễn đạn đạo tầm trung để bắn đi từ tàu ngầm.

Với sự tan rã của Liên Xô, lương của các chuyên gia này giờ chỉ còn bằng mức lương công nhân, trong khi Bình Nhưỡng hứa hẹn một cuộc sống thoải mái cho họ. Gió đã đổi chiều : Nga quyết định xích lại gần Hàn Quốc để đối lấy viện trợ tài chính, bỏ mặc người anh em Bắc Triều Tiên tự xoay sở.

Việc nhóm chuyên gia bị kiểm tra an ninh, được báo chí Nga thời đó đưa lại, là bằng chứng cụ thể duy nhất cho việc Bắc Triều Tiên lén lút mua công nghệ đạn đạo của Liên Xô cũ. Còn bao nhiêu kỹ sư khác đã bí mật vượt biên giới đến làm việc cho phòng thí nghiệm của vương quốc nhà họ Kim ? Không ai có thể biết được.

Hôm 22/6, sau bốn vụ bắn thử thất bại trong hai tháng trước đó, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã phóng đi hai hỏa tiễn Musudan, cùng loại với R-27 được Bình Nhưỡng chú ý một phần tư thế kỷ trước nhưng là phiên bản bắn từ mặt đất. Một hỏa tiễn đã bay lên được độ cao 1.000 km và đạt được đoạn đường 400 km về hướng Nhật Bản. Rõ ràng đây là một tiến bộ.

Thử hỏa tiễn 30 tháng nhiều hơn cả 30 năm trước

Trong khi người cha Kim Jong Il có tiếng là luôn tìm kiếm vũ khí nguyên tử, người con Kim Jong Un muốn sở hữu loại hỏa tiễn có thể bay đến tận đất Mỹ. Từ đầu năm nay, Bình Nhưỡng đã cho bắn tên lửa 20 lần, kể cả các vụ bắn thất bại.

Kỹ sư hàng không Markus Schiller ghi nhận : « Trong vòng 30 tháng, họ đã tiến hành số vụ bắn thử nhiều hơn cả 30 năm qua. Kim Jong Un có vẻ theo phương pháp khác hẳn người cha. Ông ta muốn chứng tỏ với thế giới là mình có chương trình hỏa tiễn, và đây là mối đe dọa thực sự ».

Chương trình nguyên tử Bắc Triều Tiên tiến triển nhờ lợi dụng sự bất đồng giữa hai đại cường Mỹ-Trung. Đối với Hoa Kỳ, chỉ có Bắc Kinh mới có thể siết lại Bình Nhưỡng. Về phía Trung Quốc thì từ chối gánh lấy rủi ro chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ, nhắc nhở rằng chính Washington mới cảm thấy mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.

Những tiến bộ về nguyên tử giúp biện minh cho những hy sinh áp đặt cho người dân, và là niềm tự hào của chế độ. Antoine Bondaz, điều phối viên chương trình Triều Tiên của Asia Centre tóm lược : « Bắc Triều Tiên hoàn toàn lép vế trong tương quan lực lượng với Hàn Quốc, nên để tránh thống nhất Triều Tiên theo mô hình miền Nam, chế độ phải dùng đến nguyên tử để bảo đảm an toàn cho mình ». Không có lý do nào để phải từ bỏ.

Vụ thử hạt nhân lần thứ năm gây dấu ấn với « đầu đạn nguyên tử thu nhỏ » sẵn sàng để gắn vào hỏa tiễn, như vậy chế độ đã có khả năng gây tác hại nghiêm trọng. Bắc Triều Tiên đầu tư vào hai hướng nguy hiểm, mà hàng đầu là hỏa tiễn đạn đạo tầm xa có thể bay đến lục địa Mỹ. Về lâu về dài, Kim Jong Un đang mơ sở hữu một hạm đội tàu ngầm.

« Nhà nước côn đồ » : Sự hung hăng và tính chính danh

Bên cạnh đó, Le Monde có bài phân tích mang tựa đề « Bắc Triều Tiên, trò chơi khôn ngoan của một Nhà nước du kích ». Theo thông tín viên của tờ báo tại Tokyo, việc xếp Bắc Triều Tiên vào hàng « Nhà nước côn đồ », bị cô lập với các nước khác, đã khuyến khích chế độ Bình Nhưỡng theo đuổi một chính sách ngoại giao thảm họa.

Theo tờ báo, từ cuộc chiến « du kích quân sự » chống Nhật rồi Mỹ, Hàn trước đây, Bắc Triều Tiên đã chuyển sang « du kích chính trị », nhờ đó chế độ họ Kim có được tính chính danh để huy động dân chúng « đang trong một thành trì bị bao vây ». Họ dùng chiến thuật nắm đấm : khiêu khích xong lại nghỉ ngơi một thời gian, sau đó lại lên giọng.

Chưa hề ký hiệp ước đình chiến với miền Nam sau chiến tranh Triều Tiên năm 1953 nên chế độ duy trì được tâm trạng « bị bao vây thường trực » đối với người dân. Các lãnh đạo Bình Nhưỡng không muốn lao vào một cuộc chiến tranh mà họ biết trước là sẽ thất bại, nhưng lợi dụng nguy cơ này để dọa nạt địch thủ. Cảm giác bị đe dọa cộng với tình cảm ái quốc được phóng đại, giúp chế độ tuyên truyền rằng những đau khổ của người dân là do quốc tế trừng phạt.

Số phận của Saddam Hussein và Mouammar Kadhafi càng củng cố thêm quyết tâm về nguyên tử của Bình Nhưỡng. Được ghi vào Hiến pháp từ năm 2013, vũ khí hạt nhân đã trở thành « bản sắc » của Bắc Triều Tiên. Đối với Bình Nhưỡng, vấn đề này là không thể thương lượng ; và nếu có, chỉ là việc tạm thời đóng băng chương trình nguyên tử, và phải song song với vấn đề lá chắn tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc.

Lụt lội khiến nạn đói đe dọa Bắc Triều Tiên

Cũng liên quan đến đất nước khép kín này, nhật báo công giáo La Croix chú ý đến một khía cạnh khác : « Bắc Triều Tiên bị chìm dưới làn nước dòng sông Đồ Môn ».

Theo tổng kết của Liên Hiệp Quốc, có 133 người chết, 395 người mất tích, trên 100.000 người bị mất nhà và 35.000 căn nhà bị hư hại tại miền đông bắc Bắc Triều Tiên, gần biên giới Trung Quốc. Một phái đoàn Hồng thập tự đến tại chỗ cho rằng những trận lụt đã gây ra « một thảm họa trầm trọng và phức tạp ».

Tại một số làng mà đoàn đã đến thăm ở gần Hoeryong, sát biên giới Trung Quốc, « không có một tòa nhà nào còn đứng vững ». Trên 600.000 người đang thiếu nước uống, và 16.000 hecta đất nông nghiệp đã bị chìm dưới nước trong khi chỉ vài tuần nữa là thu hoạch lúa, bắp. Bóng ma nạn đói đang đe dọa, sau trận đói đã giết hại trên một triệu người Bắc Triều Tiên năm 1995 khi không còn viện trợ của Liên Xô.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.