logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/05/2013 lúc 05:36:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên tại phiên xử sáng ngày 16/05/2013 ở Tòa án Nhân dân tỉnh Long An. Courtesy nguyentandung.org
Tòa án Nhân dân Long An hôm qua đã tuyên án 8 năm tù đối với thanh niên Đinh Nguyên Kha và 6 năm tù đối với sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Những người quan tâm đến phiên tòa nói gì về hai bản án đó?

Bắt người ủng hộ
Phiên xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào ngày 16 tháng 5 vừa qua thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là những người đang quan tâm đến tình hình đất nước hiện nay, khi mà Trung Quốc đang gây hấn ngoài Biển Đông lấn chiếm các đảo và ngư trường truyền thống bao đời nay của Việt Nam.

Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt giam hơn bảy tháng đến hôm 16 tháng 5 mới đưa ra xử vì đã rải truyền đơn với nội dung phản đối những hành động ngang ngược của Trung Quốc, tình hình tham nhũng cũng như những bất công đàn áp tại Việt Nam.

Những người ủng hộ cho việc làm của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha từ nhiều nơi đã về tại Long An để theo dõi phiên xử. Dù phiên xử được nói là công khai nhưng ngoài gia đình, cánh phóng viên Nhà Nước, lực lượng công an; những người khác đều không được vào phòng xử án.
Khi ở bên ngoài, một số đã bị công an bắt về đồn làm việc trong ngày 16 tháng 5. Những người bị bắt được cho biết là 5 người gồm một số những khuôn mặt công khai đấu tranh vì những điều sai trái như bà Bùi Hằng, ông Huỳnh Công Thuận, anh Trương Văn Dũng, anh Hoàng Dũng và blogger Gió Lang Thang, Trịnh Anh Tuấn.

Blogger Gió Lang Thang vào lúc 8:30 tối khi đang cùng một số người khác đứng trước đồn công an Phường 1, Long An kể lại sự việc bị bắt về đồn công an làm việc như sau:
UserPostedImage
Sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên tại phiên xử sáng ngày 16/05/2013 ở Tòa án Nhân dân tỉnh Long An. Photo courtesy of nguyentandung.org
“Tầm hơn 10 giờ, lúc đó phiên tòa gần đến giờ nghỉ trưa, tôi và một số bạn ngồi trước sảnh của phiên tòa đợi để hỏi thăm một số điều, có mấy nhân viên mặc thường phục và dân phòng xông vào bắt tôi lên xe và chở về đồn công an Phường 1, thành phố Tân An, Long An và nói lý do tình nghi chụp hình khu vực tòa án. Đến khoảng hơn 17 giờ, tức chừng sáu giờ giam giữ tôi thì họ thả ra mà không đưa ra lý do gì hết.”

Phiên xử bất cập
Có ba luật sư tham gia bào chữa cho hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trong phiên xử vào ngày 16 tháng 5 vừa qua là các ông Hà Huy Sơn, Nguyễn Thanh Lương, và Nguyễn Văn Miếng
Sau khi tham dự tranh tụng cho thân chủ là sinh viên Nguyễn Phương Uyên, luật sư Hà Huy Sơn cho biết một số điểm mà ông nói là không theo đúng qui định của luật pháp Việt Nam tại phiên xử:

“Tôi tham dự phiên tòa và thấy quá trình tố tụng có những điều sai. Sai cơ bản là theo luật Việt Nam những chứng cứ không được xuất trình tại tòa để xem xét.”

Luật sư Hà Huy Sơn cũng cho biết quan điểm của ba luật sư tham gia tranh tụng bào chữa cho hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha; nhưng rồi tòa không nghe lập luận của luật sư mà tuyên án theo ý của hội đồng xét xử. Ông trình bày:

“Các luật sư đều nói những bị cáo vô tội. Có rất nhiều ý kiến nhưng bản án không phản án quan điểm của luật sư.

Tôi có thể nhắc lại thế này: một cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của tổ tiên người Việt Nam, các nước phong kiến Việt Nam trước đây, và sau này được Việt Nam Cộng Hòa sử dụng lại, chứ không phải biểu tượng của một tổ chức phản động nào cả. Hai là các thân chủ chỉ phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ, biển đảo Việt Nam; chứ Uyên - Kha không chống Nhà nước. Hội đồng Xét xử nói không xử chuyện chống Trung Quốc, nhưng trong kết quả bản án vẫn nêu ra hành vi phản đối Trung Quốc. Tôi cũng nêu ra Đảng Cộng sản VN khác với Nhà nước VN. Trong Bộ Luật hình sự VN không có điều chống đảng cộng sản VN. Nên việc nói liên quan Đảng Cộng sản Việt Nam không liên quan Nhà nước CHXHCNVN; nhưng tại phiên tòa người ta vẫn nhầm lẫn.”

Phản ứng bản án
Đối với bản án 8 năm tù giam cho Đinh Nguyên Kha và 6 năm tù cho Nguyễn Phương Uyên, blogger Gió Lang Thang Trịnh Anh Tuấn có ý kiến:
“Khi ra khỏi đồn công an, mọi người nói với tôi về bản án, thì tôi rất ‘ức chế’ về bản án bất công, thô bạo của chính quyền của tòa án đối với Uyên và Kha như thế.”

Ngoài ý kiến về bản án cả hai người như blogger Gió Lang Thang và luật sư Hà Huy Sơn đều bày tỏ quan ngại ngày 16 tháng 5 là thời điểm mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông bắt đầu và phiên xử hai thanh niên vì phẩn uất trước việc Trung Quốc xâm chiếm tại Biển Đông xảy ra cùng ngày.

Blogger Gió Lang Thang nói về điều đó:

“Đúng ngày hôm nay tại Long An diễn ra phiên xử đối với hai sinh viên trẻ chống Trung Quốc, đây là điều thật sự đáng suy nghĩ về vấn đề đất nước, về chuyện nhà cầm quyền đang thực hiện.”

Luật sư Hà Huy Sơn cũng có cùng thắc mắc:

“Tôi muốn nhắc vào đúng 12 giờ trưa ngày 16 tháng 5 lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam có hiệu lực và diễn ra phiên tòa xử những người chống Trung Quốc như thế; thì tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước sẽ biết về phiên tòa này, và hội đồng xét xử phải có ‘lương tâm và chịu trách nhiệm’ về hành vi hôm nay.”

Trên các trang mạng xã hội rất nhiều ý kiến cho rằng bản án tuyên cho hai sinh viên được cho là yêu nước như thế là không thể chấp nhận được, và có người còn cho rằng nếu kết tội hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha như thế thì hầu hết nhiều người Việt có lòng yêu nước đều phải bị tòa án của chính quyền Hà Nội hiện nay tuyên án.
Source: RFA
phai  
#2 Đã gửi : 16/05/2013 lúc 06:37:56(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tòa án qua góc nhìn mẹ Phương Uyên
Mẹ của Nguyễn Phương Uyên nói bà khuyên con "hãy làm những gì con cho là đúng, bố mẹ luôn đồng hành với con tới cuối con đường".

Trả lời BBC Tiếng Việt ngay sau khi kết thúc phiên tòa một ngày ở Long An, bà Nguyễn Thị Nhung nói bà và gia đình cảm thấy sốc trước bản án dành cho hai bị cáo Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.

Bà nói: "Khi tranh tụng trước tòa cũng như dựa trên những chứng cứ tòa đưa ra thì hoàn toàn không đủ yếu tố cấu thành tội phạm."

"Phương Uyên nói trước tòa rằng 'Tất cả những gì tôi làm đều nhằm thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ là tôi bị bỏ tù vì lòng yêu nước'," bà Nhung nói.

"Sau khi tranh tụng, ở trước tòa, họ muốn đậy mọi chuyện lại, không muốn khui ra, nhưng Phương Uyên nói 'Tôi làm những khẩu hiệu chống Tàu vì tôi phẫn uất Tàu lên tới tột độ, tôi làm những điều này để thể hiện lòng yêu nước' nhưng quan tòa cắt lời, không cho Phương Uyên nói tiếp," bà cho biết thêm.

Phiên tòa kết thúc với mức án tám năm tù giam cho sinh viên Đinh Nguyên Kha và sáu năm tù cho Nguyễn Phương Uyên. Mỗi người còn phải chịu thêm ba năm quản chế sau khi mãn hạn tù.
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.060 giây.