logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 26/09/2016 lúc 06:01:58(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Trong khi Khôi chậm chân ga, lái xe vào sân đậu xe thì Thúy, ngồi bênh cạnh bỗng chỉ tay nói với chồng:

-Anh xem dàn mướp hương của anh chị Lương Phan sai quả quá.

Khôi nhìn theo và thấy dứoi cái dàn đóng kiên cố, là hàng loạt những quả mướp hương dài ngoằng treo la liệt như những món hàng được treo

trong một tiệm bách hóa. Khôi gật gù:

– Nhiều quá, chúng mọc nhanh quá, tháng trước mình tới chỉ có vài quả..

Thúy nói:

-Anh nhớ mang nồi cà ri cẩn thận, kẻo nó đổ ra sàn xe..

Trời tháng 9, mùa thu đã về! Thời tiết đã bắt đầu trở lạnh, tuy những hàng cây phong vẫn còn những lá xanh tươi. Hôm nay Khôi đến nhà anh chị

Lương Phan tham dự một cuộc họp mặt của những cựu học sinh trường Nguyễn Bá Tòng.

Tuy Khôi và Thúy không là học sinh của trường này, nhưng Duy, chồng của một cô cựu nữ sinh trường Nguyễn Bá Tòng , là bạn học cũ của Khôi.

Nhân dịp này, Khôi đến gặp lại người bạn cũ đã không gặp mặt sao bao nhiêu năm trời.

Gặp Duy tại phòng khách nhà Lương, Khôi đưa tay mặt ra bắt, thì mới nhớ là Duy chỉ còn dùng được tay trái.. Duy mừng rỡ ôm bạn:

-Mày vẫn không khác ngày xưa.. nhìn là tao nhớ liền..

Khôi cũng nói:

-Thấy mày là tao cũng nhận ra ngày, dù hơn 40 năm mình không gặp..

Những câu chuyện về một ngày cũ hồi còn học chung một trường đã khiến hai người quên cả những người khách ngồi xung quanh..

Duy hỏi:

-Mày đi vào ngày nào?

-Ngày 28 tháng 4 năm 1975, tao còn lên trường: trường vắng hoe, chỉ gặp có X.H. cùng lớp. Cô ta rủ đi thực tập ở bệnh viện Bình Dân, nhưng tao

không đi được vì chiều hôm đó tao phải về đi đón ba tao.. Ngày hôm sau 29 tháng 4, cộng quân pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất, cơ quan

USAID của Mỹ đã phải dùng xe bus đưa những nhân viên của họ xuống bến tàu Khánh Hội đi xà lan ra ngoài khơi.. Gia đình tao ở gần khu bến cảng,

nên có thì giờ, nhảy xà lan theo những người này di tản..

Duy kể:

-Hôm 30 tháng 4, gia đình tao ra bến tàu, lên tàu Trường Xuân, nhưng thấy chiếc tàu ọp ẹp, máy móc hư, nên ông già tao quyết định đem gia đình

trở lại nhà, và kẹt luôn, cho đến năm 1989 tao mới đi được.

Khôi gật gù:

-Số nhà mày xui.. nếu ở lại thì mày đã đi thoát cùng với hàng ngàn người di tản trên chiếc tàu đó..

-Đúng vậy, mỗi người một phần số, không biết trước được..

Duy trầm ngâm:

-Tao qua năm 1989, thi được bằng tương đương, và đi chuyên khoa về ngành ung thư và làm việc ở bệnh viện trong thành phố Albany, tiểu bang

New York.. nhưng đến năm 2008, tao bị một cú stroke.. liệt nửa người..

Trong thời gian đầu, tao phải ngồi xe lăn, không nói được, cũng như quên mặt chữ.. May có sự giúp đỡ của bà vợ tao và cộng thêm những may mắn,

bây giờ tao có thể chống gậy đi được, không cần xe lăn. Tao nói không ngọng nữa, như người bình thường, và cũng viết được bằng tay trái..

-Đúng thế, tao thấy mày nói chuyện hết sức bình thường, không còn ngọng như nhạc sĩ L.P., người cũng bị tai biến mạch não, mà bây giờ vẫn còn

phải ngồi xe lăn.. Mày là con người quyết chí và đã thắng được những nghịch cảnh..

Hai người thủ thỉ nói về những chuyện cũ, những kỷ niệm của thời còn đi học hình như đã mịt mù trong tâm tưởng.

Duy kể cho Khôi nghe:

-Tao lấy bà xã tao sau khi ra trường và còn ở Việt Nam, rồi gia đình tao mới tìm đường vượt biên.. Có một kỷ niệm rất vui, là sau khi quen Yến qua

sự giới thiệu của một người bạn cùng lớp, trong một buổi party, tao đưa Yến đi dự. Đến lúc nhảy đầm thì tao nói với Yến “anh không biết nhảy”. Yến

mới nói” anh là dân Marie Currie mà không biết nhảy đầm?”. Tao mới nói ” nhà nghèo quá, có đủ tiền đóng học phí là may rồi, có tiền đâu mà đi vũ

trường, học sinh Marie Currie cũng tùy từng người chứ”



Ngày vui nào rồi cũng tàn.. Mọi người đến dự họp mặt rồi cũngphải chia tay..

Khi chia tay, Khôi ôm Duy bùi ngùi nói:

-40 năm mình mới gặp nhau, thời gian qua nhanh quá..không biết mình có dịp gặp lại nhau không? Mày ráng giữ sức khỏe..

-Gặp nhau là may rồi, khi nào rảnh mày qua tao chơi..



Khôi đưa Duy ra cửa.. Chiếc xe của Lương chở hai vợ chồng Duy trở lại khách sạn gần phi trường Pearson, để mai hai người sẽ phải bay chuyến

bay sớm trở lại Hoa Kỳ.

Khôi nhìn theo ánh đèn của chiếc xe khuất dần ở cuối đường mà lòng ngậm ngùi nhớ lại một bài hát của Phạm Duy ngày nào “cho tôi lại ngày đầu,

chưa đi vội về sau..”


Nguyễn Huy Khôi
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.