Giữa làn sương ẩn hiện trên mặt hồ, sương đến rồi tan rất nhanh trong nắng, cách xa thành phố Đà lạt khoảng 45 phút, qua nhiều dốc cao, trước mặt là hồ nước rộng, sau lưng là rừng thông bạt ngàn Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), lang thang và nhận ra rằng con người thật nhỏ bé trước thiên nhiên khi phát hiện giữa không gian bao la, một cây “cô đơn” nên tức cảnh sinh tình làm thơ:
Ngồi buồn mà trách ông xanh,
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Giữa trời, vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thời trèo với thông
Montreal, một chiều cuối thu, dưới cơn mưa hòa lẫn tiếng ồn ào của xe cộ, tôi bước vào nhà già để thăm một người.
Rằng: hay thì thiệt là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào! (ĐTTT, 489-490).
Nỗi xót xa đó của Kiều trong cuộc sống tha hương, hẳn nhiều người trong cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta đã từng cảm nhận. Cảnh xa quê của chúng ta hôm nay không chỉ là khổ đau, nhưng còn là cơ duyên để tiếp cận với thân phận và tình người. Trong khổ đau của kẻ xa nhà, khổ đau hơn khi đến tuổi phải vào viện dưỡng lão, và khổ đau tận cùng khi một người lớn tuổi mà hội cao niên, rồng vàng, hội SAIM không mấy người xa lạ, Bà Trần thị Phòng, phu nhân của ông Lâm Công Quận (chủ tịch hội văn bút). Nghe đâu bà Trần thị Phòng là một trong những người góp phần vào việc thành lập hội SAIM, nắm hầu bao của hội đó là chức thủ quỉ và mãi cho đến bây giờ vẫn còn có tên trong conseil d’administration mặc dầu đã vào nhà già mấy năm rồi.
Nỗi nhớ nhà, nhớ quê của cuộc sống tha hương và nhớ những người bạn đã từng sinh hoạt với mình, bác Trần thị Phòng chỉ nói một câu chứa tất cả tâm tình người Việt:
– Họ bạc lắm cháu ơi!!!
Bà khe khẻ ngâm và chìm vào giấc ngủ:
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm con chim én tung trời mà bay.
Kiếp sau xin chớ làm mây,
Làm cơn mưa nhỏ rơi gầy vai em.
Kiếp sau sống giữa thiên nhiên,
Bên chai rượu đế say mềm môi anh. (Vô danh)
Tôi lẳng lặng ra về………………
27-9-2016
Lệnh Hồ Công Tử
Sửa bởi người viết 27/09/2016 lúc 09:32:27(UTC)
| Lý do: Chưa rõ