logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/10/2016 lúc 08:32:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,167

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Sau gần một năm chuẩn bị, những dự án đã dần dần hiện rõ, những khó khăn đã lần lượt được vượt qua để những chuyến bay từ khắp nơi tiếp nối đáp xuống phi trường Washington DC, những thành viên của Lao Động Việt từ khắp bốn phương trời: Bỉ, Pháp, Đông Nam Á hay xa hơn nữa: Úc châu ở "miệt dưới" cũng tụ tập về đây tham dự Đại Hội kỳ II của Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (Lao Động Việt - LDV).


Bầu trời DC xanh xanh kẻ viền bởi những đám mây trắng đục chào đón những người anh em từ khắp bốn phương trời, tay bắt mặt mừng bên ly cà-phê Mỹ nhạt như nước trà nhưng ấm áp tình người, uống hoài không cạn như tình đồng đội của những Lao Động Việt có mặt hôm nay (vì thỉnh thoảng cô hầu bàn lại ghé châm thêm khi ly cà phê chỉ vơi một nửa). Dù có người đang phải lo cho 3 người thân đang bệnh, kẻ thì đang đi khập khiễng, người thì ôm niềm đau dạ dày, nhưng tất cả đã gác nỗi niềm riêng để lo cho chuyện chung của tổ chức. Bên cạnh niềm vui hội ngộ còn một nỗi canh cánh về những ngày Đại Hội sắp tới: thành công? thất bại? và lo lắng về những trở ngại bất ngờ ở giờ phút cuối mà bất cứ tổ chức nào cũng có thể gặp. 


Dù bận rộn với bao nỗi lo âu, các thành viên Lao Động Việt vẫn nôn nóng thực hiện một trong những mục tiêu quan trọng của chuyến đi này là đến thăm người thầy, người anh, người bạn đồng hành trong suốt đoạn đường dài 10 năm của Lao Động Việt là Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Người đã hy sinh đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời cho công việc chung của quê hương, dân tộc.

Ôi, nói sao cho hết xúc cảm trong lòng khi thấy anh nằm đó, chìm lấp trong những ngọn cỏ úa vàng của nắng gió DC. Không thế tưởng tượng anh không còn nữa bên cạnh chúng tôi. Làm sao quên được nụ cười hiền hậu của anh, mái tóc bạc phơ vẫn cùng chúng tôi đi đến mọi ngõ ngách của công nhân. Đâu đây vẫn còn vang vang giọng nói trầm tỉnh của anh. Trong các buổi họp, bao giờ cũng vậy, đóng góp của anh vẫn là lời khuyên hợp lý, hợp tình trong mọi quyết định.

15 tháng 9, một ngày rất bình thường, không một lời dặn dò, nhưng gần 20 bạn bè đã đến từ rất xa vây quanh mộ anh. Thắp cho anh một nén nhang, thì thầm với anh vài kỷ niệm và chia tay anh bùi ngùi bằng bài hát Việt Nam, Việt Nam. Bởi, anh là người sống một thời và chết một đời cho quê hương.

UserPostedImage
Viếng mộ giáo sư Nguyễn Ngọc Bích


Thứ sáu, 16 tháng 9, sáng sớm, các thành viên LDV trong và ngoài nước đã sẵn sàng để chuẩn bị chọn cho mình những nhân sự điều hành mới. Một Ban Bầu Cử Độc Lập được bầu ra với trưởng ban là Giáo sư Nguyễn Thanh Trang. Các thành viên trong nước tham gia qua hệ thống viễn liên. Cuộc bầu cử diễn ra theo đúng tinh thần dân chủ, công minh. Một số thành viên trong nước cũng đã tham dự để thực thi quyền lợi và nghĩa vụ thành viên của mình, chọn người tin tưởng giao trọng trách cho 3 năm sắp tới. 


UserPostedImage
Ban Bầu cử đang chuẩn bị


Sau hơn 3 giờ làm việc, một Ban Chấp Hành và Ban Giám Sát mới được bầu ra. Bên cạnh đó, một số nhân sĩ trong và ngoài nước cũng được mời tham gia vào ban Cố Vấn, danh sách này cũng đã được cập nhật thêm sau đó. Với thành phần Ban Cố Vấn hùng hậu có bề dày hoạt động nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, Lao Động Việt hy vọng sẽ được hỗ trợ nhiều hơn nữa trong nhiệm kỳ 3 năm tới. 


Ban Giám Sát cũng là một bộ phận không thể thiếu trong một tổ chức có quy mô lớn để chứng tỏ sự trong sáng, minh bạch và công tâm của tổ chức.


Ông Nguyễn Đình Hùng, hiện là chủ tịch của Nghiệp đoàn may mặc, dệt và giày dép tại tiểu bang New South Wales, đồng thời cũng là Ủy viên của Ủy ban Quốc tế vụ Tổng Nghiệp đoàn Úc châu được tín nhiệm vào chức Chủ tịch của Lao Động Việt nhiệm kỳ 2016-2019. Với kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động cho Nghiệp đoàn Úc và những quan hệ sẵn có trong giới Nghiệp đoàn, mọi người hy vọng vị Tân Chủ tịch sẽ đưa tiếng nói của Lao Động Việt đến với các Nghiệp đoàn Quốc tế, qua đó giúp cho Lao Động Việt tại Việt Nam có chỗ dựa vững chắc trên trường Quốc tế.


Ông Nguyễn Văn Tánh, Trưởng ban Giám sát của Tân Ban Chấp Hành cũng là một nhà hoạt động Nghiệp đoàn với hơn 40 năm kinh nghiệm, kiến thức của ông cũng là một trường học đầy bổ ích cho các thành viên Lao Động Việt trong lãnh vực nghiệp đoàn.


Ban Chấp Hành Lao Động Việt 2016-2019


Chủ Tịch: Nguyễn Đình Hùng (Úc châu)
Phó Chủ Tịch Quốc Nội: Châu Dương (Việt Nam)
Phó Chủ Tịch Hải Ngoại: Ca Dao (Pháp)


Tổng Thư Ký: Chu Văn Cương (Hoa Kỳ)
Phó Tổng Thư Ký Quốc Nội: Lê Tùng (Việt Nam)
Phó Tổng thư Ký Hải Ngoại:  Nguyễn Hưng Đạo (Úc châu)


Thủ Quỹ Hải Ngoại: Hoàng Thuỵ Hương (Hoa Kỳ)
Phó Thủ Quỹ Quốc Nội: Như Liên (Việt Nam)


Ban Giám Sát


Chủ Tịch: Nguyễn Văn Tánh (Bỉ)
Các Thành Viên: Lê Bình (Việt Nam), Phạm Hoàng (Đức)


Ban Cố Vấn


Ông Trần Quốc Bảo (Hoa Kỳ)
Bác sĩ Bùi Trọng Cường (Úc Châu)
Bà Jade (Nghiệp đoàn Pháp)
Ông Trương Ngọc Phương (Hoa Kỳ)
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân (Hoa Kỳ)
Luật sư Phạm Hoàng Sơn (Việt Nam)
Giáo sư Nguyễn Thanh Trang (Hoa Kỳ)


Các Đại Diện Địa Phương


Đại Diện Âu Châu Trần Quốc Hiền
Đại Diện Hoa Kỳ Jackie Bông
Đại Diện Úc Châu Phạm Lê Hoàng Nam
Và các Đại diện tại Việt Nam


Ban Chấp Hành mới là một kết hợp hài hòa giữa trong và ngoài nước để thực hiện chủ trương phát triển lực lượng trong nước với hỗ trợ của hải ngoại. Mọi người tham gia ngày tiền Đại Hội đều hài lòng với những gương mặt đã được chọn để nhận lãnh trọng trách trong 3 năm tới. Mũi dùi đấu tranh vẫn là trong nước, nhưng ở thời điểm hiện tại, khi mà hoạt động Nghiệp đoàn còn bị ngăn cấm bởi nhà nước Việt Nam thì việc chia sẻ trách nhiệm cũng như những hiểm nguy giữa trong và ngoài nước là cần thiết. 


Một ngày trước ngày Đại Hội chính thức là một buổi chiều đầy biến động và một kỷ niệm không thể nào quên: trong khi mọi người xôn xao chuẩn bị, ai lo việc đó thì phát giác ra… một thành viên bị mất valise!!! 


Trong đó, ngoài quần áo là những tài liệu đã được in để phát trong ngày Đại Hội và... banner chính thức của Đại Hội !


Hốt hoảng, bối rối, 7 giờ tối rồi, làm sao bây giờ ? Nhưng, “không có khó khăn nào là không thể vượt qua” lời của một bậc trưởng thượng đã an ủi khi chúng tôi đứng trước những trở ngại tưởng chừng đã ngã lòng.


Rất nhanh, chúng tôi hỏi thăm một vài địa chỉ để in lại tất cả những tài liệu đó. Lúc ấy mới biết cái usb nhỏ bé tí mà tôi mang theo lợi hại dường nào. Nó là cứu tinh của những “tâm hồn đau khổ” lúc đó.


Sau khi đi qua một vài địa chỉ in ấn, 10 giờ tối, chúng tôi còn đứng chờ in lại tài liệu trong nỗi phập phòng. Dù có chuẩn bị chu đáo đến đâu, mọi buổi tổ chức đều không tránh khỏi những trục trặc bất ngờ vào giờ cuối. In xong, về nhà tưởng đã tai qua, nạn khỏi, nhưng sau đó phát giác chỗ in còn giữ lại cái usb, thế là sáng hôm sau phải trở lại nơi in ngay trước giờ khai mạc. Có lẽ Chúa Phật thương, anh Bích phù hộ chăng (?) nên rồi cuối cùng, mọi trở ngại đều được vượt qua. Và ngày chính thức khai mạc Đại Hội Kỳ II của Lao Động Việt cũng được bắt đầu như dự định với đầy đủ tài liệu để phát cho quan khách và một banner tuy kích thước không lớn như cái đã mất nhưng cũng khá rôm rả.


Sáng thứ bảy, 17 tháng 9, nhà hàng Harverst Moon đã tiếp đón khoảng 60 quan khách và các cơ quan truyền thông. Mở đầu Đại Hội là nghi thức chào Quốc Kỳ Mỹ - Việt, tưởng niệm. Sau đó Trưởng ban Tổ chức tại Địa Phương, bà Jackie Bông đã giới thiệu thành phần khách mời. Ngoài những đại diện đoàn thể, đảng phái, nhân sĩ tại địa phương, còn có những nhân sĩ đến từ rất xa như Cali, Texas. Kế tiếp, Tân Chủ tịch Lao Động Việt chào mừng quan khách và giới thiệu Tân Ban Chấp Hành Lao Động Việt nhiệm kỳ 2016-2019, các đại diện địa phương Ban Giám sát và Ban Cố Vấn Lao Động Việt.
UserPostedImage
Ban Chấp Hành Lao Động Việt nhiệm kỳ 2016-2019


Đại diện cho Ban Cố Vấn, Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân cũng gửi lời chúc mừng Đại Hội cũng như mong muốn Việt Nam sớm có được những nghiệp đoàn do chính công nhân thành lập tại Việt Nam.


UserPostedImage
BS Nguyễn Quốc Quân, GS Nguyễn Thanh Trang (thứ 2 và 3 từ trái qua phải) trong Ban Cố Vấn
Sau đó là phần tưởng niệm Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Bên cạnh anh Nguyễn Hưng Đạo là bà quả phụ Đào thị Hợi trầm lặng nghe anh Nguyễn Hưng Đạo sơ lược dòng tiểu sử của anh Nguyễn Ngọc Bích.


UserPostedImage
Bà quả phụ Đào thị Hợi

Mọi người không khỏi ngậm ngùi khi nhìn lại những hình ảnh của anh Bích đã theo chân Lao Động Việt từ những ngày thành lập ở Ba Lan, đến Mã Lai, rồi Thái Lan. Nơi nào anh và hiền phụ Đào thị Hợi cũng có mặt. Hình ảnh cuối cùng anh và chị mặc áo thun có logo Lao Động Việt nắm tay nhau đi về phía trước như một lời từ giã, thấp thoáng đâu đó vài chéo khăn khẽ lau vội giọt buồn. Hội trường lắng xuống…


UserPostedImage
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và Tiến sĩ Đào thị Hợi
(Đai Hội kỳ I LĐV, Bangkok, Thái Lan 2014)


Khi nỗi xúc động qua đi, Tân Chủ tịch Lao Động Việt Nguyễn Đình Hùng cho biết những lý do để Ban Tổ Chức chọn địa điểm Washington DC để tổ chức Đại Hội kỳ II là để viếng mộ Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, thành viên sáng lập Uỷ Ban Bảo Vệ Lao Động Việt, người đã sát cánh với LDV trong 10 năm qua cũng như an ủi bà goá phụ Đào thị Hợi, cũng là thành viên LDV. Và Washington DC, nơi quy tụ guồng máy của chính quyền của Hoa Kỳ cũng là địa điểm để thực hiện các cuộc vận động cho hai người hoạt động nghiệp đoàn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương còn đang ở trong tù.


Đại hội lần này còn mang một ý nghĩa đặc biệt: Kỷ niệm 10 năm Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN được thành lập từ Hội Nghị Cơm Áo và Quyền Lao Động tại Ba Lan. Tân Chủ Tịch LĐV gửi lời cám ơn tất cả các nhân sĩ đã yểm trợ về tinh thần và vật chất cho LĐV trong suốt 10 năm qua đồng thời đã trao quà lưu niệm cho một số nhân sĩ đã có mặt tại Hội Nghị Ba Lan 10 năm về trước và hôm nay tại Đại Hội kỳ II, WDC.


UserPostedImage style="margin-left: auto; margin-right: auto;" width="640" border="0" height="472">
Uỷ Ban Bảo Vệ Người lao động Việt Nam (Warsaw, Ba Lan 2006)

UserPostedImage
Liên đoàn Lao Động Việt Tự Do (WDC, Hoa Kỳ 2016)
Từ Việt Nam, đại diện Nghiệp đoàn Giáo Chức Tự Do cũng như đại diện nhóm công nhân của Công ty may mặc đã gửi lời chúc mừng đến Đại Hội qua hệ thống hội thoại viễn liên.


Mười năm là chặng đường dài trong một đời người nhưng quá ngắn trong sự chuyển vận của đất nước. Ban Tổ Chức đã cùng quan khách ôn lại những hình ảnh của Hội nghị Warsaw. Mười năm trôi qua, kẻ còn người mất, nhưng vẫn còn đó những tấm lòng nặng nợ với quê hương và những công nhân thiếu thốn nhiều quyền lợi nơi quê nhà. Những gương mặt hiện lên màn hình trong sự xúc động của mọi người: Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Nhà báo Nguyễn Minh Cần, nhà báo Vũ Ánh, ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện, bác sĩ Phạm Thành Khương là những người có mặt tại Ba Lan nay đã thành cố nhân ở bên kia cõi vô cùng. Họ đi, nhưng không mất, lý tưởng của họ vẫn được tiếp nối bởi những người còn ở lại.


UserPostedImage

UserPostedImage
Nhà báo Nguyễn Minh Cần, Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện (Ba Lan, 2006)
“Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, nhân dịp này, LDV cũng trao món quà lưu niệm cho những thành viên sáng lập đã có mặt trong Hội nghị 10 năm về trước tại Warsaw và cũng có mặt hôm nay tại WDC


UserPostedImage
Trao quà lưu niệm cho các thành viên sáng lập UBBVNLDVN
Từ Hội Nghị Ba Lan, một Uỷ ban Bảo vệ Người Lao động VN được thành lập. Trong quá trình hoạt động, do những biến đổi tình hình tại VN cũng như nhu cầu phát triển, đầu năm 2014, Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do được thành lập với sự kết hợp giữa Uỷ Ban Bảo Vệ Người lao Động (hải ngoại) và 2 tổ chức hoạt động nghiệp đoàn trong nước. Cho đến hôm nay LĐV cũng đã kết nạp thêm một số tổ chức nghiệp đoàn hoặc mang tính nghiệp đoàn khác. Trong 10 năm qua, có những người đã chia tay, có những người vẫn ở lại cùng Lao Động Việt, và cũng không ít người mới đã tham gia, để cùng dấn thân với Lao Động Việt. Đó cũng là lẽ thường tình trong xã hội. Lao Động Việt mong càng nhiều tổ chức hoạt động Nghiệp đoàn càng tốt, chứng tỏ tinh thần đa nguyên của những hoạt động mang tính dân chủ.


Để dễ dàng phát triển, trong thời gian qua, Lao Động Việt chọn hai địa bàn hoạt động chính là Việt Nam và Mã lai. Sau phần trình bày quá trình thành lập của Lao Động Việt, hai thành viên từ VN trình bày quá trình hoạt động của Tiểu ban Việt Nam cũng như Mã Lai.


Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Tiểu Ban Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động đáng kể như giúp cho công nhân tại các công ty, Diamond, Duke, Yupoong..v.v… đòi lại quyền lợi của mình. Ngoài ra, một bản báo cáo công phu về tình trạng Tù lao động cũng được trình bày cũng cử toạ.


Với số lượng công nhân xuất khẩu lao động đứng thứ ba trong các nước có công nhân Việt Nam xuất khẩu lao động, Mã Lai được chọn như một địa bàn để tiếp xúc thoải mái hơn với công nhân. Trong thời gian qua, Tiểu Ban Mã Lai đã tạo được những thành quả đáng kể. Nổi bật nhất là việc kết hợp với đài truyền hình số 7 của Úc đòi lại được tiền môi giới cho gần 8000 cho công nhân (gồm nhiều quốc tịch khác nhau) tại công ty Nike tại Mã Lai. Bên cạnh đó Lao Động Việt đã giúp cho rất nhiều công nhân được bồi thường khi công ty đóng cửa hoặc bị chủ quịt lương. Từ việc cứu những cô gái bị gạt sang Mã Lai làm gái mãi dâm cho đến cứu hàng chục công nhân bị bắt vào tù vì không có hộ chiếu. Ngoài ra,việc đem thông tin về quyền và lợi ích của công nhân xuất khẩu lao động đã được Tiểu Ban Mã Lai thực hiện khá hữu hiệu so với số nhân lực ít ỏi và tài chánh khiêm tốn. Hình ảnh cậu công nhân bị cháy nám hơn nửa thân người cho đến những người lao động khốn khổ tay chân bị cùm trong trại giam cũng như những container chứa người như súc vật đã gây xúc động cho quan khách tham dự.


Nhân dịp này, Tân Chủ Tịch đã công bố Cương Lĩnh của Lao Động Việt, khẳng định Lao Động Việt là một tổ chức độc lập với mọi tổ chức chính trị. Mục tiêu của Lao Động Việt là đấu tranh để bảo vệ quyền tự do căn bản của Nghiệp đoàn, đó là quyền tự do lập hội để bảo vệ công nhân và quyền tự do đưa ra các yêu sách. Nguyên văn Bản Cương Lĩnh này có thể đọc trên website của LĐV: www.laodongviet.org


Chương trình buổi sáng chấm dứt bằng buổi ăn trưa tại nhà hàng Harverst Moon.


Đến 1 giờ 30 trưa cùng ngày, Đại Hội được tiếp tục với Chương trình Hội thảo về TPP. Các diễn giả như Giáo sư Nguyễn Bá Lộc và Giáo sư Tạ văn Tài đã phát biểu qua hệ thống viễn liên về nội dung Chương 19 của Hiệp Thương Mỹ-Việt , đặc biệt những vấn đề liên quan đến các thủ tục hành chánh để thành lập các Nghiệp đoàn độc lập một khi TPP được thông qua. Có mặt tại Đại Hội, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt và ông Trần Trung Việt đã trình bày những khó khăn cũng như thuận lợi trong việc thành lập các Nghiệp đoàn độc lập tại VN cũng như vai trò của các tổ chức Nghiệp đoàn quốc tế trong việc hỗ trợ cho việc thành lập các Nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam.


UserPostedImage
GS Đoàn Viết Hoạt và ông Trần Trung Việt trình bày về TPP


TPP là một đề tài liên quan trực tiếp đến sự phát triển trong tương quan quốc tế của Việt Nam nhưng ít được nhiều người biết đến cặn kẻ do những luật lệ nhiêu khê của nó. Do vậy, những vấn đề thực tế được các diễn giả đưa ra đã lôi kéo sự quan tâm của quan khách. Những câu hỏi từ phía cử toạ cũng như cơ quan truyền thông đã làm buổi hội thảo với một đề tài khô khan đã trở nên vô cùng sôi nổi và kéo dài cho đến quá giờ quy định của nhà hàng.


Cuối buổi Hội thảo, tân Chủ Tịch Lao Động Việt đã thay mặt Ban Chấp Hành chính thức mời các diễn giả tham gia vào Ban Tham Vấn TPP cho Lao Động Việt. 


Các vị sau đây đã chính thức nhận lời vào Ban Tham Vấn TPP cho Lao Động Việt:


- Giáo sư Đoàn Viết Hoạt (trưởng ban)
- Giáo sư Nguyễn Bá Lộc
- Luật sư Tạ văn Tài
- Ông Trần Trung Việt


Với những kiến thức sâu rộng về những luật lệ rắc rối của TPP, LDV tin rằng, các vị cố vấn sẽ hỗ trợ đắc lực cho LDV về mặt hành chánh hầu rút ngắn quá trình thành lập các Nghiệp đoàn độc lập hợp pháp tại Việt nam.


Ngày thứ hai của Đại Hội đã chấm dứt vào 4 giờ chiều cùng ngày. Tối hôm đó, cũng cùng một địa điểm, Lao Động Việt cũng đã tham dự buổi tiếp tân do Nghị Hội Toàn Quốc Hoa Kỳ tổ chức. Một gạch nối đã giữ mối thân tình giữa Nghị Hội và LDV là Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, vừa mới qua đời. Gạch nối này sẽ được tiếp tục trong nổ lực đem lại cho người lao động VN có tiếng nói độc lập của mình.


Trong ngày thứ ba của Đại Hội, chúa nhật 18 tháng 9, Tân Chủ Tịch đã trình bày trước Ban Chấp Hành kế hoạch 3 năm của LDV. Mũi dùi của kế hoạch ba năm dĩ nhiên là dồn mọi nỗ lực để hình thành các Nghiệp đoàn Độc Lập tại Việt Nam. Đó là điều kiện tiên quyết để bảo vệ tiếng nói của công nhân, giúp công nhân đòi hỏi quyền và lợi ích chính đáng của mình.


Để thực hiện được điều này. Lao Động Việt cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc huấn luyện các cán bộ về kỹ năng tổ chức Nghiệp đoàn, kỹ năng thương lượng tập thể, hình thành các tiền Nghiệp đoàn, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động hợp pháp nếu TPP được thông qua. Tiếp tục giữ vững và phát triển mối tương quan với các Nghiệp đoàn Quốc tế. Bên cạnh đó, huấn luyện về mặt truyền thông để phổ biến tin tức về người lao động cũng là một bộ phận không thể thiếu. 


Trong ba ngày Đại Hội, một số các thành viên từ trong nước cũng tham gia qua hệ thống viễn liên.


Sau những ngày đầy sôi động của Đại Hội. các thành viên LDV có mặt tại Washington DC cũng đã tiếp tục mục tiêu của mình khi chọn WDC làm nơi tổ chức Đại Hội là tiếp xúc với các cơ quan hữu trách để vận động cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Lao Động Việt cũng đến một số cơ quan liên hệ để vận động cho quá trình trở thành thành viên của ITUC cũng như trao đổi kinh nghiệm đấu tranh cho quyền lợi công nhân, báo cáo thành quả 10 năm và đồng thời ra mắt Tân Ban Chấp Hành đến một số cơ quan liên hệ như:


- Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ: văn phòng Lao động, Nhân quyền, Vietnam desk
- Solidarity Center
- Freedom Now
- International Labor Rights Forum
- Văn phòng các Dân Biểu Christ Smith, Alain Lowenthal, Gerry Connolly


Ngoài ra Lao Động Việt cũng có cơ hội trình bày quan điểm của mình tại các cơ quan truyền thông như Đài Á Châu Tự Do, SBTN DC, Viet TV, BYN, SGN. SBS Úc châu v.v…


UserPostedImage
Tại trụ sở đài Á Châu Tự Do (WDC)


Washington DC những ngày vừa qua nắng gió thất thường, nhìn vợ chồng nhà Nghiệp đoàn lão thành Nguyễn văn Tánh lúp xúp dưới cơn mưa rào tháng 9, xen giữa hơi thở mệt nhọc là những bước chân nặng nề của cụ già trên 80 tuổi chạy từ cơ quan này đến văn phòng nọ để cùng các anh em vận động cho Hùng và Chương hay tìm một giải pháp cho Nghiệp đoàn Độc Lập tại Việt Nam, lòng chúng tôi dấy lên một niềm tin mãnh liệt: Khi nào ngọn lửa đấu tranh còn nhen nhúm, khi nào tình đồng đội nghĩa anh em còn thắm đẩm trong tim, lúc đó giấc mơ Nghiệp đoàn sẽ có ngày trở thành hiện thực.


Nếu thế hệ này qua đi, Tuổi trẻ Việt Nam sẽ tiếp nối để thực hiện giấc mơ ấy.

Washington DC, 2016
Lao Động Việt 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.301 giây.