logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/10/2016 lúc 07:18:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhà báo Ngô Nhân Dụng tại Viện Việt Học

Vào ngày Chủ Nhật 2 Tháng 10 2016, tại hội trường Viện Việt Học, nhân dịp kỷ niệm 5 năm phát hành Phong Bao Mừng Tuổi Ta, nhà báo Ngô Nhân Dụng (nhà văn Đỗ Quí Toàn) đã có một bài nói chuyện với chủ đề: vì sao sau hơn nghìn năm bị giặc Tàu đô hộ, người Việt vẫn đứng vững mà không bị đồng hóa? Bài nói chuyện này với một số cách nhìn mới, đã đọng lại nhiều suy gẫm trong hơn 100 khán giả đã đến tham dự.

Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng, ý thức về một “quốc gia tự chủ” của người Việt Nam đã hình thành từ rất sớm. Câu ca dao nói lên tinh thần này có lẽ đã có từ thời Hai Bà Trưng:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Nguyên nhân của ý thức tự chủ này cũng khá dễ hiểu: đã từ ngàn xưa, người Việt luôn luôn chịu áp lực xâm lăng từ nước láng giềng phương Bắc. Từ rất nhiều giống dân Việt (Bách Việt), nay chỉ còn có mỗi dòng giống Lạc Việt là còn đứng vững độc lập cho đến tận ngày hôm nay. Ý thức chống lại giặc ngoại xâm đã hun đúc tinh thần độc lập dân tộc.

Cũng theo nhà báo Ngô Nhân Dụng, ý thức quốc gia này của người Việt rất khác với dân tộc Trung Hoa (Hán). Từ thời lập quốc, nước Trung Hoa đã được cai trị bởi nhiều đế chế khác nhau mà không phải là người Hán: nhà Chu, nhà Nguyên, nhà Mãn Thanh… Nền văn minh Trung Hoa cũng là sự tập hợp của nhiều sắc dân, chủng tộc, chứ không riêng gì của người Hán. Có vẻ như người Trung Hoa tự xem họ là một đế quốc, gồm tập hợp của nhiều giống dân. Ý thức “quốc gia dân tộc” của người Trung Hoa hình như chỉ mới bắt đầu hình thành khi nước Trung Hoa bị các quốc gia Tây Phương xâu xé vào thế kỷ 19.

Đâu là nguyên nhân khiến sau nghìn năm Bắc thuộc, người Việt vẫn là người Việt? Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là vì người Việt vẫn giữ vững được ngôn ngữ riêng của mình, không để tiếng Hán trở thành ngôn ngữ chính. Tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Môn-Khmer, một ngôn ngữ có nguồn gốc từ Nam Á, hiện nay vẫn còn tồn tại ở Miến Điện, Cam Bốt… Ngôn ngữ này có cấu trúc, văn phạm khác hẳn với tiếng Hán. Một thí dụ điển hình là cách đặt chủ từ trước tĩnh từ trong cụm từ: “Biển Đông” thay vì “Đông Hải” ở tiếng Hán… Giữ được tiếng VIệt, người Việt giữ được cội nguồn, bản sắc riêng nền văn hóa của mình. Khai triển thêm khía cạnh này, nhà báo Ngô Nhân Dụng cho rằng việc sử dụng tiếng Hán trong tiếng Việt không làm người Việt mất gốc. BỞi người VIệt biết cách biến đổi tiếng Hán để làm giàu thêm cho tiếng Việt của mình. Khả năng dung hóa nhiều nền văn hóa là một đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam. Trên thế giới, có nhiều thí dụ cho thấy những quốc gia hùng mạnh vẫn sử dụng ngôn ngữ của dân tộc khác, mà vẫn không sợ bị đồng hóa. THí dụ như trong ngôn ngữ Nhật có hơn 50% vốn từ vựng là từ chữ Hán. Ngôn ngữ Anh sử dụng rất nhiều từ ngữ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Latin của người La Mã. Những quốc gia này vẫn phát triển độc lập.

Nhà báo Ngô Nhân Dụng còn cho rằng trong thời ngàn năm Bắc thuộc, những vị quan lại cai trị của người Tàu sang Việt Nam chủ yếu để bóc lột, vơ vét, hơn là cố gắng “đồng hóa” người Việt. Khí hậu của VIệt Nam được người Tàu mô tả là “sơn lam, chướng khí”. Quan lại người Tàu rất sợ sang nước Việt. Họ cai trị chỉ mong vơ vét thật nhiều, để hối lộ cho thượng cấp, và mau được trở lại Trung Hoa. Cũng chính khí hậu khắc nghiệt này đã giúp cho quân Việt nhiều lần đại thắng quân Tàu trong lịch sử chống ngoại xâm. Nhiều lính Tàu sang đến Việt Nam ngã bệnh vì không chịu được khí hậu, nên quân đội của họ suy yếu, tạo điều kiện cho quân Nam phản công, giành thắng lợi.

Nhiều khán giả nghe câu chuyện của nhà báo Ngô Nhân Dụng, đã liên tưởng đến tình hình hiện nay của Việt Nam trước hiểm họa Hán hóa. Nếu những phân tích trên là đúng, thì nguy cơ bị Hán hóa hiện nay đối với dân tộc Việt Nam là cao hơn rất nhiều, so với thời ngàn năm Bắc thuộc. Dưới sự cai trị của đảng cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Đại Hán đang được cổ xúy mạnh mẽ hơn bào giờ hết. Quyết tâm lấn đất giành biển, biến Việt Nam thành một thuộc địa đã nằm trong chính sách quan trọng của chính quyền Trung Cộng. Trong khi đó, ý thức “dân tộc tự chủ”, hay “bảo vệ quốc gia lãnh thổ” của chính quyền CSVN hiện tại đang được xem là nhu nhược, yếu kém hơn bao giờ hết, trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nếu người Việt Nam không có hành động cụ thể để thay đổi chính quyền CSVN hiện tại, tương lai Bắc thuộc có lẽ đã đến gần hơn bao giờ hết.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.037 giây.