logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 06/10/2016 lúc 08:31:54(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Mùa hạ lẳng lặng qua đi. Hạ qua, nắng ấm nay nhường bước, trao trả mùa thu ngọn gió thu. Thu mới vào thu, gió lạnh hơn. Những ngày vàng ánh nắng trên phương bắc dạo này không còn hơi ấm của Hạ. Nắng đấy, nhưng trong nắng có gió se lạnh trên làn da trần. Mới mấy tuần trước còn nóng oi bức của mùa hè, hôm nay gió thu mơn man trong nắng. Nếu có lơ đãng với thời gian, người ta cũng nhận ra tiết trời đã vào thu. Mùa thu nơi đây trở về như có hẹn ước.

Hạ đi.

Thu về!



“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;

Đây mùa thu tới – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.



Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;

Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.



Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…

Non xa khởi sự nhạt sương mờ…

Đã nghe rét mướt luồn trong gió…

Đã vắng người sang những chuyến đò…



Mây vẩn từng không, chim bay đi,

Khí trời u uất hận chia ly.

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.”



Thế đấy, Đây Mùa Thu Tới, mùa thu với những vần thơ đầy thơ mộng của Xuân Diệu. Thu thường là nguồn thi hứng mênh mông, là đề tài hấp dẫn đối với các thi nhân. Cảnh sắc mùa thu mỗi nơi, mỗi thời tuy có tương tự như nhau, nhưng lòng người thì mỗi khác. Mùa thu trong thơ đều có vẻ đẹp nên thơ riêng biệt. Nhưng rồi, từ năm 1945, từ khi Xuân Diệu vào đảng, hồn thơ Xuân Diệu bị lịm chết trong nhà mồ u ám của cộng sản.



“Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm

Đem gửi hương cho gió phũ phàng!

Mất một đời thơm trong kẽ núi,

Không người du tử đến nhằm hang!”



Như trong “Gởi Hương Cho Gió”, sáng tác trước khi vào đảng, những giòng thơ trữ tình của Xuân Diệu sau 1945 đã “mất một đời thơm trong kẽ núi” hay trong kẹt hang nào đó của đảng. Từ đó, Xuân Diệu không còn là Xuân Diệu. Cái tên Xuân Diệu coi như đã chết. Cũng từ đó, cái gọi là “thơ” của Xuân Diệu chỉ còn là các thứ chuỗi chữ nghĩa ca ngợi đảng thật dị hợm!

Có phải chăng những kẻ bán linh hồn cho đảng, như chính nhà thơ Xuân Diệu, đã bị cô hồn các đảng biến thành những con người ngây ngô, lếu láo một cách trơ trẻn!

Thật khó mà tưởng tượng được: “Gánh” (1959), cái thứ “thơ” được đảng vinh danh xưng tụng là “thơ cách mạng” lại chính là “thơ” Xuân Diệu, của nhà thơ thuở nào đầy thơ mộng:



“Người gánh gánh của chúng tôi: là Đảng.

Người gánh gánh với chúng ta: là Đảng.

Người gánh ta, ta gánh Người: là Đảng.

Người gánh đất, Người gánh trời: là Đảng.

Ôi ngời ngời Đảng Cộng sản Đông Dương,

Đảng Lao động Việt Nam, là một đó;

Kim tự tháp diệu kỳ trong vũ trụ …”



Thu về.

Rồi lá thay màu!

Thu trở lại, mang theo nuối tiếc lẫn ngỡ ngàng như tình đời. Có lúc, người ta tìm đủ mọi cách để ra đi. Có người, rồi lại thản nhiên quay về nơi đã từng trốn chạy, như mình đã chưa bao giờ bỏ đi.

Người ta chóng quên hay lòng người cũng thay màu đổi sắc!

Có lá thay màu theo mùa. Có lá xanh vẫn giữ màu xanh thẫm, như những cây thông gàn bướng. Ngọn thông xanh chẳng bao giờ ủ rũ, dù muôn năm vẫn chọn kiếp cô đơn. Thông không chịu đổi màu lá xanh cố hữu, mặc tình cho những hàng cây quanh mình xôn xao trong gió khoe sắc lá đang chuyển từ vàng sang đỏ. Thu sang, người ta thích làm dáng, tạo nụ cười trên môi, long lanh trữ tình trong ánh mắt để được ống kính thu giữ hình ảnh mình cùng hàng cây đang đổi màu lá, trước khi sắc ánh rực rỡ mà chóng tàn ấy sẽ rơi rụng, chỉ còn trơ trụi cành sau vài cơn gió mạnh.



Nắng về chiều, ánh vàng nhạt yếu ớt len qua khung cửa kính của nhà hàng. Có lẽ, mới vào “Happy Hour”, giờ của bia rượu cùng nhiều món ăn được bán hạ giá, nên bên trong nhà hàng chưa thấy đông khách cho lắm.

Rồi cửa mở, hơi gió lạnh bên ngoài được dịp theo những người khách mới lùa vào. Nhưng rồi nhà hàng ấm hơn khi thêm được khách vào ăn uống. Bốn người bước nhanh vào bên trong nhà hàng rồi ngồi vào các ghế quanh bàn theo lời mời của nhân viên đón tiếp.

Không biết có phải chiều thu làm lòng người chùng xuống!

Bốn người khách mới ngồi yên lặng một lúc rồi mở thực đơn, lướt qua tên thức ăn. Chốc sau, mâm thức uống được mang đến bàn trước, cà phê cho người đàn ông, ba ly nước lạnh cho ba người phụ nữ và gia đình tuần tự đặt thức ăn chiều.

Uống thêm hớp cà phê, người đàn ông để tách xuống, nhìn ba mẹ con ân cần thăm hỏi:

– Sao… mẹ con đi chơi có vui không?

– May mà anh để mẹ con em đi bộ vào chợ, không thì chưa chắc anh quay xe trở ra ngoài để đi công chuyện được…

Nghe vợ mình nói thế, người đàn ông ngạc nhiên nhìn vợ và con rồi hỏi thăm:

– Sao vậy… hồi sáng, anh thấy lối vào Granville Island cũng bình thường, không đông xe lắm?!

Cô gái nhanh nhẹn thay mẹ giải thích với người cha:

– Dạ đúng vậy Ba, nhưng chỉ vài phút sau thì… có chuyện xảy ra, xe không được ra hay vào…!

Như tên gọi, Granville Island Public Market, nằm trên một đảo nho nhỏ, bên dưới chân cầu Granville là khu phố có nơi mua sắm, ăn uống … Qua đoạn đường ngắn hai chiều duy nhất để ra và vào, lối xe chạy trở thành đường một chiều, theo ba cạnh hình tam giác. Xe phải chạy gần như trọn vòng đảo mới trở lại ngả ba, để ra khỏi khu chợ.

Thấy ánh mắt cha ngạc nhiên, chờ được biết thêm, cô gái lớn ngồi gần cha khẻ tiếp lời em:

– Dạ… có người nhảy từ trên cầu xuống đường xe chạy bên dưới…!

Câu chuyện ngưng lưng chừng. Bốn người chợt yên lặng. Một lúc sau người cha hỏi nhỏ:

– Tự sát…?!

Người mẹ và hai cô gái nhìn nhau rồi nhẹ gật đầu.

– Sao đến thế?!

Ông ta lầm thầm như tự hỏi, rồi âu lo nhìn ba mẹ con:

– Mẹ con chắc không chứng kiến?!

– Dạ không!…

– May mắn!.. mấy mẹ con chỉ hay biết tin sau đó mà thôi!



Không gian chừng như ngưng đọng.

Đâu đây có những tiếng thở dài.

Thức ăn chiều mang đến. Họ nhận dĩa thức ăn của mình, khẻ mời nhau ăn. Hương vị thức ăn hấp dẫn từ khứu giác đến vị giác nhưng chiều nay không có tiếng rộn ràng của dao nĩa trên dĩa thức ăn cùng tiếng nói cuời như những thực khách ở hai bàn gần đó. Không nghe ai bàn bạc hay nói chi thêm về những gì không vui đã xảy ra, nhưng chắc hẳn hãy còn lắm bâng khâng ngậm ngùi cho số phận của người bị đưa đẩy đến ngỏ cụt.



Con người, ở thời đại nào và ở đâu cũng có khổ!

Nhưng cái khổ cũng có trăm thứ khác nhau. Người ta khổ vì sức khoẻ, công danh sự nghiệp hay vì tình yêu và danh vọng. Còn ở đất nước bị cộng sản cướp chính quyền như Việt Nam, người ta phải chịu đủ thứ khổ.

Khổ đủ thứ!

Chẳng những khổ vì miếng cơm manh áo, sức khoẻ mà còn bị khổ vì sự sĩ nhục; khổ vì không được sống như một con người, như mọi người. Người ta phải bán những gì họ có thể bán để sống sót; từ nhân lực, đến nhân phẩm, danh dự, trinh tiết bằng giá rẻ mạt…

Thế mà, người ta có được yên thân với sự hèn mọn ấy đâu!

Trong xã hội của cái đảng xưng gọi là cách mạng ấy, tràn ngập các thứ quan, đủ loại quan; từ anh nhân viên bảo vệ đến ông quản lý, ai cũng có cái quyền hành hạ, sách nhiễu dân lành. Dân chúng chỉ còn biết chịu đựng. Họ bị biến thể thành một thứ đầy tớ mới của thời đại mà chế độ cộng sản tự hào gọi là xã hội chủ nghĩa.

Vẫn chưa xong!

Những đầy tớ này lại còn bị mỉa mai trên diễn đàn quốc tế, trên đài phát thanh, truyền hình, trên báo chí, khắp mọi nơi: họ là “người chủ đất nước”.

Thật là một sự mỉa mai!

Một sự mỉa mai thật là cay độc mà dân tộc Việt Nam chưa từng phải chịu đựng trong suốt hơn bốn ngàn năm lịch sử!

Khi kẻ cầm quyền có quá nhiều quyền lực, lắm tiền của, thì họ muốn làm gì cũng được. Họ là luật pháp! Ngược lại, dân chúng trở thành người bị tước đoạt quyền căn bản làm người. Trong đất nước cộng sản chủ nghĩa này, những kẻ nhân danh đảng cộng sản nắm quyền cai trị, thì tự cho mình là “Dân Tộc”, là “Đất Nước”; hàng chục triệu người còn lại thì đã bị cái nhóm gọi là “nhà nước” ấy cướp mất chính danh.

Hàng chục triệu người còn lại ấy, họ không là gì cả, họ cũng chẳng biết họ là ai ?!

Cánh cửa khẻ mở. Người đàn ông khép khép nép bước vào. Người khách hỏi nhỏ nhân viên tiếp tân gần cửa đôi câu rồi bước vội ra ngoài. Ông đứng tựa vách tường bên cửa ra vào, lần tay móc vét hết số tiền trong túi áo lạnh cho vào nón và tẩn mẩn đếm một lúc, rồi quay trở vào nhà hàng.

Theo sau nhân viên nhà hàng, hai tay giữ cái nón đựng mớ tiền, người khách bước đi xiêu vẹo khó nhọc với chân trái có vẻ không bình thường.

Gió thu se lạnh từ bên ngoài len vào thoang thoảng trong hơi ấm của phòng ăn.

Cái áo lạnh mùa đông cũ kỹ, rộng lớn quá khổ làm thân thể người đàn ông đã ốm yếu, trông càng ốm lỏng thỏng bên trong.

Không biết vì mắt kém hay ngại ngùng muốn tránh ánh mắt của tất cả thực khách trong phòng, hai cánh thực đơn trên tay người khách mới đến gần như che trọn khuôn mặt của mình, chỉ còn chỏm tóc bù xù nhô bên trên bìa thực đơn. Ông ta cứ giữ thực đơn che mặt mình như thế, cho đến lúc phải hoàn lại thực đơn, sau khi đã chọn và gọi xong món ăn.

Bên trong nhà hàng kín gió, yên ấm. Đưa tay khép vành nón che giữ mớ tiền giấy và đồng kim loại, người khách liếc nhìn nhanh qua những người trong phòng, rồi cởi chiếc áo lạnh mùa đông dày cộm ra, để trên nệm ghế bên cạnh mình. Tựa càm giữa hai lòng bàn tay đang che hai bên mặt mình, ông ta ngồi gục đầu, như dáng người mang nặng ưu tư, ánh mắt lang thang cùng những hoa văn trang trí in trên khăn trãi bàn chờ thức ăn.

Ít khách, nhà bếp làm việc nhanh nhẹn; không mấy chốc, dĩa thức ăn đầy ấp mang đến bàn. Người khách cúi gầm mặt ăn trông thật ngon miệng. Thức ăn trong nhà hàng, chắc hẳn phải ngon hơn những gì xin hay tìm được ngoài hè phố. Trong mùi gà và khoai chiên vàng thơm phức mới mang đến có lẫn mùi riêng từ người khách vô gia cư. Cái mùi có thể làm người kề cận không vừa ý, nhưng lại rất quen thuộc với người lính trận. Mùi của những bộ quân phục trên người đã ướp trộn mồ hôi cùng mưa bùn, khô đi rồi lại ướt sũng, rồi iu ỉu hâm hâm qua nhiều ngày thân thể chưa được tắm, áo quần chưa được giặt…



Thấy bàn mình đã ăn xong, người cha hỏi ý vợ con:

– Chắc mình đi được rồi?!

– Dạ được, Ba!

Ngẫm nghĩ một lúc, ông ta ngần ngại hỏi ý kiến hai đứa con, có vẻ như đã được đi học, trưởng thành nơi đây:

– Ba nghĩ… mình nên rời nhà hàng sớm để kín đáo trả tiền bửa ăn này cho người bên cạnh, nhưng không biết có nên không, mình có xúc phạm đến ông ấy không?

Cô gái ngồi cạnh cha nhanh nhẹn nói:

– Không sao đâu Ba, mình nên giúp ông ấy lắm!

Đưa thẻ tín dụng cho con:

– Ba mẹ và em đi ra xe trước chờ con. Con giúp ba mẹ đến trả tiền cho bàn mình cùng bàn bên cạnh.


Ngày đang ngắn lại dần!

Mới hơn năm giờ, chiều thu nơi đây đã tắt ánh mặt trời.

Gió se sẻ đưa lá bay. Lá lao chao rơi trông thật buồn. Bên những lá đỏ tàn úa nằm trên mặt đất ướt lạnh, có những lá mới nhuốm màu, hãy còn vương sắc xanh của nhựa sống.


Bùi Đức Tính
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.170 giây.