logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/10/2016 lúc 09:44:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lâu lắm rồi, tôi mới tử tế với mình một bữa. Pha ly cà phê phin đúng điệu thuở nào. Có chén nước nóng bên ngoài ly, cho cà phê đừng nguội. Chế nước nóng vô phin kiểu Sài gòn. Không đổ lấy đầy theo kiểu Mỹ như mọi hôm vì sáng dậy phải đi làm. Châm phin cà phê như trả nợ quỷ thần cho xong là đi đánh răng, rửa mặt, trở ra vừa ngáp. Tiết kiệm được thời gian, nhưng ngon thì không. Đúng điệu Sài gòn là chế chút nước nóng vô phin cà phê thôi, nước đủ để nở cà phê mà coi như chưa pha. Cùng lắm cà phê chỉ nhỏ xuống ly đôi ba giọt.

Thế đó, có một thời như thế ở quê tôi. Người ta không biết làm gì cho hết thời gian nên ru đời vào quên lãng bằng cách ngồi nhìn cà phê rơi từng giọt, và trân quý vô cùng. Bởi trước hòa bình, cà phê chỉ là một loại nông sản như bắp như khoai… ai muốn chở cà phê đi đâu thì chở, thậm chí chở vô rừng cho Việt cộng thì phải liệu là họ có mua những mặt hàng xa xỉ ấy không? Nhưng sau hòa bình, cà phê trở thành mặt hàng quốc cấm. Cả nước không được uống cà phê, phải để dành xuất khẩu! Có người bạn tôi giả sử, nếu một ngày trái đất thiếu cà phê/ thành phố Paris sẽ biến thành thành phố chết/ dòng sông Seine ngưng chảy/ và chiến tranh sẽ làm nổ tung nước Mỹ…

Ghê thật!

Sáng nay ngồi nhìn lá vào thu. Từng dợn lá hoe vàng trên cây nhà bên. Mùa thu đã về khoe áo cô hàng xóm. Giá vài mươi năm trước thì đánh chết cũng lăng xăng sang đưa người đi chơi đàn cho nhà thờ. Nhưng từ hôm Chúa đã bỏ loài người, Phật cũng bỏ loài người. Thì tôi xin vẫn cùng em một đời…

Còn gì nữa mà không châm nước nóng vô phin cà phê. Sẽ thấy cà phê không chảy tong tong, hối hả vì cà phê trong phin đã nở đủ độ. Những giọt cà phê sánh giọt sẽ rơi nhẹ hều xuống lớp đường trắng dưới đáy ly tinh khiết. Từ từ loang ra, thấm đen màu trắng tinh tươm của đường – như từng tuổi người bỏ đi chơi. Tâm hồn trong trắng, ngọt ngào như đường cát khi đã nhuộm màu đen thì đời người ta như cà phê. -Đen, đắng, nhưng hớp vào nghe thơm, hậu ngọt. Người ta mê sống đời nghịch cảnh có lý do đó chứ!

Phin cà phê đã nhỏ giọt cuối cùng, kết thúc sự xâm thực. Cà phê thôn tính đã đồng hóa được đường trắng thành đen, nhưng bản chất cà phê cũng bớt đắng bởi vị ngọt của đường. Trường liên tưởng bắt qua bài nghị luận chính trị xã hội xưa của giáo sư Nguyễn Chính Kết. Nói về sức mạnh cộng đồng người Việt hải ngoại thiếu tập trung và sự quan ngại của giáo sư về việc Trung cộng xâm chiếm Việt Nam. Sao mà giống cà phê xâm thực lớp đường. Tùy nồng độ ngọt, người ta gọi là ly nước đường có mùi cà phê hay ly cà phê ngọt đường! Đằng nào, hai bên cũng không còn thuần chủng. Ngày xưa, vó ngựa Thành Cát đánh qua châu Âu. Để lại đoàn quân sau khi chiến bại chạy không kịp mà thành dân tộc Hung Gia Lợi, là dân tộc da vàng duy nhất ở châu Âu. Nhưng Trung cộng xâm chiếm Việt nam thì khác, Tàu cộng sẽ vét sạch sành sanh ngay tài nguyên nhân lực của Việt nam. Hóa trị Việt nam thành đất phóng xạ bởi hàng loạt nhà máy mở ra, mọc lên để làm ra sản phẩm bán cho thế giới. Dĩ nhiên là tiền thu về vô túi ông chủ Tàu.

Khi Việt nam không còn gì để thu hoạch thì Trung cộng sẽ làm gì với Việt nam? Vẽ lại bản đố nước Tàu thêm một tỉnh phía nam; làm chỗ bỏ rác điện tử; thử vũ khí hóa học, nguyên tử… Với người Tàu không bao giờ hết giá trị lợi dụng vì họ có lịch sử nam tiến từ ngàn xưa, kinh nghiệm cướp bóc lâu đời. Cho dù không phải nhà cầm quyền Hà nội thì đà phát triển, thế bành trướng bắt buộc của Trung cộng không ngần ngại chính thể nào của Việt nam vì họ nắm chắc phần thắng. Khác chăng sự chống trả của VNCH có khí tiết dân tộc hơn. Dù đã cũ khi nhắc lại nhưng cũng cần nhớ cho muôn đời.

Ly cà phê vào thu cầu kỳ vô ích với thầy Kết, vì đọc vô những lý luận của ông không có gì mới nhưng không hiểu vì sao mãi hoài dân tộc Việt nam vẫn không đoàn kết sức mạnh được. Chúng ta không có sức mạnh, sức mạnh hoang tưởng lâu ngày tưởng như có nên là mất. Có đâu mà mất hay mất từ trong lịch sử phân tranh đã lâu? Dò lại lịch sử bè phái trong cùng một chính phủ của miền nam; hai nền cộng hòa non trẻ đã không đồng nhất. So với băng đảng của miền bắc cũng không khác gì. Cuộc chiến tranh Việt nam kết thúc là ý muốn, dàn xếp của những cường quốc – không dính líu tới khả năng, tài cán của Hà nội. Trong khi trong nam, Mỹ cắt viện trợ là chết cứng. Thử hỏi sách vở dạy con nít cứ ra rả miền nam trù phú, vựa lúa vựa gạo của Đông Nam Á, tài nguyên biển rừng ngút ngàn… sao Mỹ buông ra là chết không kịp ngáp. Vậy chính phủ Nguyễn Văn Thiệu đã không làm gì để có sức tự cường chống thù trong giặc ngoài. Trang sử mâu thuẫn của Việt nam luôn tố giác những người có tên trong lịch sử hơn là từ ngữ hoa mỹ kể công trạng.

Ít nhiều, chiến tranh đã kết thúc từ lâu. Hai cuộc chiến tây bắc với Trung cộng; tây nam với Campuchia năn 1979 không đáng kể. Hơn bốn mươi năm thôi thấy hoả châu đêm đêm thắp sáng một vùng trời. Sáng ra thôi thấy mặt người hớt hải chạy tang… Nhưng cuộc chiến sắp tới không tránh khỏi. Máu lại chảy thành dòng ra biển lớn. Có hay không? Có chiến tranh thì chắc có, nhưng đổ máu thì không tin. Chả ai thích đổ máu, nhưng chẳng đặng đừng, thà đổ máu giữ nước, tướng chết theo thành khi không giữ được còn hơn như “hệ lụy” đang nắm quyền bính trong tay, trong nước. Một chuyến bay trốn chui trốn nhủi ra ngoại quốc, họ bỏ lại toàn dân nô khổ cho Tàu, là điều hiển hiện.


Ly cà phê đầu thu thành ra ngồi lục email cũ để gởi cho thầy Kết. Hồi ký của ông Nghĩa. Đọc mà tức tác giả, người chi tiếc viết tới cái họ với chữ lót. Nhưng nghĩ cho cùng, một cái tên ở đời có nghĩa gì. Người sống đúng tên như ông Nghĩa thì một chữ “Nghĩa” đã có nghĩa. Cần gì Nguyễn Anh Hùng, Tự Trọng, Kinh Luân, Cái Thế… đọc đi đọc lại như không tin mình hân hạnh được đọc hồi ký về vị tướng chết theo thành đã lừng danh thiên cổ. Đa tạ ông Nghĩa trước khi xin trích đoạn. Cầu xin Ơn trên cho ông được bình an tới lúc lâm chung vì những đau khổ trần gian ông đã gánh chịu đủ đầy.

Lúc đó khoảng 8h30 tối ngày 30-4-75. Bộ quân phục nghiêm chỉnh vẫn còn trên người Chuẩn tướng và tôi. Bên trong phòng ngủ Chuẩn tướng, ngay sát đầu cầu thang trên lầu, sau nụ hôn vĩnh biệt của phu nhân vừa kịp đặt trên má chồng, ông Tướng đã vội vã đẩy bà ra phía ngoài và đóng nhanh cánh cửa. Lúc quay người lại, thấy tôi còn đứng lại trong phòng, giọng ông thảng thốt:

– Nghĩa! Mầy đi ra…

Vừa nói ông vừa nắm lấy tay tôi lôi về phía cửa. Tôi bệu bạo:

– Tôi ở lại cùng Thiếu tướng!?…(*)

Sự dứt khoát của nghiêm lệnh hằng ngày trong giây phút xúc động mãnh liệt làm giọng Chuẩn tướng lạc đi. Cái níu đẩy tôi ra ngoài, sự cọ xát ngắn ngủi đầy bi thương ấy khiến tôi có cảm giác mình như là thỏi sắt đang bị rút ra khỏi cục nam châm. Ôi! Cái chết hoàn toàn được sắp đặt trước, lần đầu tiên trong đời tôi mới chứng kiến. Tôi chợt oà khóc!

Đứng bên ngoài, tôi và phu nhân tai còn vọng nghe tiếng rít cài then khô khốc từ bên trong. Bất giác, tôi và bà tướng mọp người xuống nền gạch, cố đưa mắt nhìn vào khe hở dưới cửa. Mọi sự diễn ra không đầy 1 phút sau đó. Một tiếng nổ chát chúa vang lên bên trong cánh cửa. Tôi hoảng hốt ngưng khóc, đứng bật dậy. Với tiếng nổ đó, tôi đau đớn nhận rõ chắc chắn chuyện gì đã xảy ra rồi! Trong phòng không còn tiếng động nào. Tôi đưa tay thử lay động cánh cửa. Vô hiệu! Tôi lùi lại nhìn xuống phía chân cầu thang kêu lớn khi thấy có 3-4 cái đầu đang nhớn nhác nhìn lên (hình như có cả Thiếu tá Phương):

– Kiếm một con dao… cạy cửa mau…

Người tài xế tên Giêng cầm con dao to, nhọn, chạy nhanh lên và đích thân nạy cánh cửa bật ra. Mọi người cùng ùa vào phòng. Tôi bàng hoàng khóc ngất. Tất cả cũng khóc và chạy đến chỗ giường ngủ của Chuẩn tướng. Ông đang ngửa người, nửa thân trên nằm trên tấm nệm trải drap trắng, 2 cánh tay buông ngang, khuy cổ và ngực áo bung ra, màu máu tươi nhuộm thắm phần ngực trái chiếc áo thun trắng bên trong. Cả phần chân Chuẩn tướng buông thỏng bên ngoài, 2 gót giày chấm đất. Có lẽ Chuẩn tướng đã ngồi cạnh thành giường, 1 tay cởi 2 khuy áo trên, tay kia đưa nòng colt 45 ấn vào chỗ trái tim…

Chúng tôi đặt Chuẩn tướng ngay ngắn lại trên giường, gương mặt ông xanh tái, lấm tấm mồ hôi, miệng há, đôi mắt chưa khép, biểu lộ sự đau đớn cực độ. Vừa đặt đầu ông lên gối, bà tướng vuốt mắt cho chồng… Chuẩn tướng đã yên nghỉ! Viên đạn oan nghiệt đã xuyên thật chính xác quả tim người anh hùng.

Đứa con đầu lòng, Lê Uy Hải, lúc đó vừa tròn 6 tuổi, đã nhặt được đầu đạn đưa cho mọi người xem, rồi mím môi khép 5 ngón tay giữ chặt “kỷ vật”. Nhìn cử chỉ ấy, tôi nghĩ tuổi thơ ngây dại của cháu đã trôi qua mất kể từ buổi tối hôm nay rồi. Khoảng một tiếng đồng hồ trước đó hai anh em (em gái 3 tuổi) còn đùa giỡn trên tấm nệm cao su đặt dưới nền gạch cạnh phòng cha, hai đứa bé không hề hay biết lát nữa đây vành khăn tang trắng sẽ phủ lên tuổi ấu thơ hồn nhiên của mình.”



Ông Nghĩa, chắc là sĩ quan tùy viên của Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó Vùng IV chiến thuật, phó tướng của Tư lệnh Vùng IV Nguyễn Khoa Nam. Hai vị tướng tự sát ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tôi đọc hết hồi ký này trong một email cũ. Kính phục phu nhân tướng Hưng còn hơn kính phục vị tướng chết theo thành. Chuyện quá đương nhiên… Và đau lòng vô hạn với diễn tả của ông Nghĩa về thi thể Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam nằm trong Quân y viện Cần Thơ.

Thời gian trôi qua đời người như mùa thu hôm nay đến, mai đi… ly cà phê hôm xưa chưa uống hết một lần nên còn pha, còn uống, dù hương vị nhạt nhòa theo lá thu bay… Không biết sự trích dẫn nào có thể cho thấy những ưu tư của giáo sư Kết ngày càng khó với hiện tình đất nước và lòng dân sau hơn bốn mươi năm hoà bình mà tao lạc mới đúng. Biết rằng quá bi quan không có ích nhưng hy vọng cũng khó tránh sự hão huyền khi không có cơ sở dù nhỏ nhoi…

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.103 giây.