logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 19/10/2016 lúc 10:22:16(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thật khó viết một bài thơ hay để đọc lên cho người tri âm… Thật khó sáng tác một ca khúc hay để hát cho người tri kỷ… Thật khó có một giọng ca xuất sắc để cất cao âm vang ngợi ca cuộc đời… Thật khó luyện được tiếng đàn độc đáo và rất mực sáng tạo… Thật khó có trình độ thẩm âm tinh tế để phân biệt giữa nhạc Jazz và không-Jazz… Thật khó có đủ nhạy cảm ngôn ngữ để biện biệt các dị biệt vùng miền và chuyển biến của tiếng Việt… Và thật khó để mời những tài năng văn học nghệ thuật viết bài trong nhiều năm, và rồi 15 năm sau từ  nhiều tiểu bang cùng về hội ngộ.
Ngày Dó Oi đã làm được như thế. Đó là ngày kỷ niệm 15 năm của trang văn học [img]http://www.gio-o.com/.
Hôm Chủ Nhật ngày 9 tháng 10 năm 2016, nơi Hội quán Lạc Cầm, một nơi rất gần, nằm ngay giữa Little Saigon, không phải là một chương trình bình thường ở hải ngoại.
 UserPostedImage
Từ trái: Mây Lan, Vũ Quỳnh Hương, Trangđài Glassey-Trầnguyễn, Vũ Tiến Lập, Đặng Phùng Quân, Lê Thị Huệ.

Nơi đây, tôi đã nghe những bài thơ hay, rất hay; đã nghe các ca khúc rất lạ và rất tuyệt vời (và hoàn toàn không ngờ, rằng nhà thơ Ngu Yên cũng là một nhạc sĩ sáng tác độc đáo, và hiền thê của anh là chị Ngọc Phụng cũng là một giọng ca lạ); đã nghe lại được giọng ca Julie Quang sau 15 năm cô im lặng trong “giấc ngủ dài” (phải chăng, Julie Quang chọn hát ca khúc “Nửa Hồn Thương Đau” của Phạm Đình Chương cũng vì lý do ẩn mật nào?); đã lần đầu nghe giọng ca Nguyễn Thảo và nói về cách biện biệt nhạc Jazz (có một khoảnh khắc trong khi ngồi nghe, tôi đã tự thắc mắc, không rõ có giọng ca nam nào hay như thế chăng, hay là các so sánh đều sẽ bất toàn?); đã nghe tiếng đàn của Nguyễn Đức Đạt rất mực độc đáo, riêng anh một cõi của những âm thanh lạ và rất lạ; đã nghe Nguyễn Thị Hải Hà nói giọng rặt Nam Bộ, nêu lên những dị biệt ngôn ngữ giữa trong và ngoài nước, giữa chữ trước và sau 1975; đã nghe phân tích của Trangđài Glassey-Trầnguyễn về “Nữ Quyền trong Sáng tạo Gió O: Phồn thực, Tự do, Hoang đường” như dường chuyện trên mây, nhưng cũng là từ trong cảm xúc hiện thực hàng ngày của người cầm bút nữ phái…
Và rất nhiều nữa… Không thể nói hết những gì tôi thấy, tôi nghe, tôi cảm xúc…
Nơi đây, Ngu Yên đã giữ vai MC rất mực sinh động. Làm thế nào một nhà thơ tinh tế như anh, trên nguyên tắc là ưa trầm mặc trên trang giấy, lại nói khéo, nói nhanh, nói duyên dáng, và mang tới nhiều tràng cười như thế.
Nơi đây, Mây Lan đã bước lên sân khấu đọc thơ Nh. Tay Ngàn. Làn thơ buồn như khúc tình ca tuyệt vọng:


Rồi mùa thu rủ tôi đi xa
Tôi đi xa mãi tôi rồi
Nhằm đêm hoa rụng như ánh trăng
Tan mù mù trên miệt hải ngạn...[]
...Mười hai năm thành điệu gió ngày mùa
Trên hình bóng Liên xa và xa
Như hiện thân tôi trôi và trôi
Mãi mãi với muôn ngàn ánh sao giá lạnh...


Đó là những dòng thơ tôi đọc thời mới lớn, rồi thơ biến mất đi, quẩn quanh ở một góc trong hồn mình, và bây giờ được nghe lại. Phải chăng là thơ của người xưa, của Nh. Tay Ngàn, hay là thơ cũng là của tự lòng mình, của từng người nghe.
 
UserPostedImage
Từ trái: Nguyễn Thị Hải Hà, Lê Thị Huệ, Trangđài Glassey-Trầnguyễn, Mây Lan

Sôi nổi và hồn nhiên là khi nghe Nguyễn Thị Hải Hà, người từ New Jersey, nơi xa ngàn dặm, tâm sự về “Năm năm làm bạn với Gió O.” Chị nói giọng Nam Bộ, kể về dị biệt ngôn ngữ xưa và nay, trong và ngoài nước. Chị so sánh ngôn ngữ dị biệt như trường hợp nhà thơ Hạ Tri Chương (659 - 744), một nhà thơ Trung Hoa đời Đường, sau nhiều năm đi xa, khi về lại quê nhà, giọng nói cũng không được trẻ con trong xóm nhận là cùng quê.
Nguyễn Thị Hải Hà cũng dẫn ra trường hợp Rip Van Winkle, nhân vật trong một truyện ngắn Hoa Kỳ thời thế kỷ 19, khi vào rừng và ngủ quên 20 năm, khi về lại nhà, chẳng ai nhận ra mình… Có một điểm rất độc đáo, và là “rất mực vùng miền địa phương” là khi tôi nghe Nguyễn Thị Hải Hà gọi nhà văn Lê Thị Huệ là “O Huệ”… Tuyệt vời là ngôn ngữ tiếng Việt. Tự điển tiếng Việt của tôi đã mờ nhạt chữ O từ lâu lắm rồi. Tôi tự nghĩ, nếu dịch sang tiếng Anh, chữ O nên dịch thế nào nhỉ… Làm sao mang nổi những di sản văn hóa trong ngôn ngữ sang tiếng Anh cho trọn nổi nhỉ.
Nghe như vậy, chúng ta có thể bùi ngùi tự hỏi: Phải chăng người Việt sau bốn thập niên đã trở thành những Hạ Tri Chương mới, những Rip Van Winkle mới? Mối dây liên hệ với quê nhà VN gần nhất và mạnh nhất là ngôn ngữ… nhưng rồi nhiều năm nữa thì sao, và sang thế hệ kế tiếp sẽ còn những di sản gì?
Các bài thơ chúng ta sáng tác, hệt như ném lên trời để cho người trong nước đọc, vì người hải ngoại sẽ hoặc là không còn quan tâm, hoặc là ngôn ngữ sẽ phân tán theo những mảng riêng?
Gió O nên được nhìn như thế nào? Có phải chức năng của Gió O chỉ là một trang văn học? Hay phải cưu mang thêm chức năng nữ quyền? Và sáng tạo chân chính có phải là phồn thực và hoang đường? Và người nữ, từ một nơi rất xa quê nhà, những dòng chữ sáng tác sẽ mang thêm những trách nhiệm lịch sử?
Nhà văn Lê Thị Huệ, người chủ biên Gió O, có thể có những câu trả lời riêng, hoặc đã từng viết hoặc đang viết những câu trả lời riêng.
Tuy nhiên, nhà văn, nhà thơ và là nhà biên khảo Trangđài Glassey-Trầnguyễn, đưa ra những câu trả lời trong bài nói chuyện có những ý, trích như sau:


"...Trên trang Gió-O.com trong mười lăm năm qua, có hơn 2,000 bài thơ, không bài nào giống bài nào; hơn 200 câu chuyện; 500 bài tản mạn; 400 bài nghiên cứu dịch thuật và biên khảo; và phỏng vấn, và nhạc, và đọc, và tranh, và hoạ, và nhiều nữa...
...sáng tạo là một trong những con đường khai phóng để phái nữ có thể diễn đạt và làm chủ nữ quyền.
...Trong mười lăm năm qua, Gió-O đã hội tụ một thế giới sáng tạo độc lập, rõ ràng, đa dạng không chỉ về mặt nữ quyền. Hôm nay, quý vị là hiện thân bằng xương bằng thịt của một phần thế giới sáng tạo đó.
...Nếu tôi là một người mẹ có ba con còn đang măng sữa, nhưng không ở Quận Cam, mà ở Vũng Áng, thì tôi sẽ viết gì? Đường sinh cũng tắt mà đường tử cũng tận rồi! Những người mẹ có con nhỏ ở Việt Nam bây giờ không có chọn lựa: chính quyền độc, môi trường độc, thức ăn độc, văn hoá độc, giáo dục độc, hoàn cảnh sống ‘cực độc.’ Tất cả đều độc ở mức độ vô phương cứu chữa. Vậy thì, nếu là một trong những người mẹ đó, tôi sẽ viết cái gì!? Tôi có còn gì để viết không?"(ngưng trích)
 UserPostedImage
Từ trái: Nguyễn Thảo, Nguyễn Thị Lệ Liễu, Julie Quang, Nguyễn Đình Thư

Cũng xúc động là khi Vũ Quỳnh Hương đọc bài thơ "Còn Không Ngày Về" của Lâm Hảo Dũng, người từ nơi thật xa, từ Canada, không về được cho buổi hội ngộ Gió O. Bài thơ là hình ảnh người mẹ ở quê nhà, nhớ những đứa con đã tan tác bay xa, biết bao giờ về lại bên mẹ. Trong đó có những câu rất buồn:

…Và dòng sông thương những hàng rơm mục
Những hàng cau buồn chết được lòng con
Thuở mẹ già biết cau còn kết trái
Biết con còn thấy mẹ lúc hoàng hôn.

Bất chợt, tôi ngẩng nhìn chung quanh, hay có ai nhìn thấy trong lòng mình muốn khóc. Một thời rất xa, xa thật xa.
Nói về bất ngờ, đã có quá nhiều bất ngờ. Khi Julie Quang hát sau nhiều năm im vắng, với tiếng đàn đệm của Nguyễn Đình Thư, con trai của nhà văn Nguyễn Đình Toàn. Julie Quang nói chuyện nhỏ nhẹ và khiêm tốn, kể về chuyện Lê Thị Huệ khuyến khích cầm bút, và rồi Julie Quang trở thành nhà văn (hình như, viết độc quyền trên mạng Gió O). Giọng ca Julie Quang vẫn buồn như làn gió chiều Chủ Nhật, khi gió không biết về đâu để trốn chạy những nỗi buồn.
Hay là bài “Nhớ Người,” thơ của Nguyễn Thị Lệ Liễu, được Ngu Yên phổ nhạc, và rồi cùng với Nguyễn Thảo trình diễn. Ba nghệ sĩ, từ Texas, một nơi rất xa Quận Cam tới, và đã để lại những dòng thơ, dòng nhạc và tiếng hát hay tới mức kinh ngạc. Thí dụ, câu thơ được phổ nhạc sau:

...Nụ tình thơm ép vào cuối vở
Lời hẹn hò gửi ngọn cây cao
Hồn trông theo giọt mưa bỡ ngỡ
Mắt dõi theo chiếc lá lao đao…

Và rồi, bài thơ của Lê Thị Huệ được đọc lên, nhan đề “Đàn Bà Viết Ở Ngoài Quê Hương” với những dòng thơ trầm buồn, chứa chất đầy những sợ hãi của người phụ nữ trong thời chạy khỏi quê nhà:

… Chỉ có nỗi sợ hãi giăng mùng không biên giới
Những tia nhìn trong bản tin thời sự buộc đầu tôi thành đạo Hồi
Bắn óc tôi phọt ra những nỗi lo sợ
Muốn tìm một chỗ trùm chăn tìm chút hơi ấm của mặt đất thân yêu
Nhưng sợ quê hương còn hơn sợ cọp kẹ
Nghe đến quê hương là rùng mình vãi rớt linh hồn
Nghe đến quê hương là sợ chát ngắt lồng ngực rọm
Quê hương là nòng súng bắn nát mọi giấc mơ êm đềm…

Nhà thơ Đoàn Minh Đạo trong buổi Ngày Dó Oi cũng được mời lên đọc thơ. Họ Đoàn vừa ấn hành hai thi tập: Trầm Tích Biển, và Lưới Mưa. Đoàn Minh Đạo sáng tác thơ, phần lớn phổ biến trên mạng Gió O của Lê Thị Huệ và trang Gió Văn của Nguyễn Xuân Thiệp.
 UserPostedImage
Từ trái: Đoàn Minh Đạo, Nguy Yên, Ngọc Phụng, Nguyễn Đức Đạt

Đặc biệt, trong cơ duyên gặp nhà biên khảo Đào Trung Đạo nơi đây, được biết ông vừa ấn hành tập “Thi Sĩ Thi Ca: Quyển I, Paul Celan.” Tuyển tập này gồm các bài đã đăng trên Gió O.
Suy nghĩ triết gia Đào Trung Đạo đã ghi xuống những dòng Khai Từ ở đầu tập: “Bài thơ khai sinh thi sĩ sau khi thi sĩ viết xuống ngày tháng sáng tác và ký tên. Không bài thơ nào lại không có ngày tháng. Ngày tháng và chữ ký thuộc về quá khứ nhưng thi sĩ bao giờ cũng là thi sĩ vị lai, thi sĩ của tương lai (le poète à venir). Vì bài thơ viết ra phải chờ người đọc…”
Bởi vậy, ẩn sau trang giấy, không chỉ là hồn người thi sĩ, nhưng cũng là tương tác của nhiều thế hệ ngôn ngữ với người đọc. Theo tôi biết, trên Gió O, có 2 người viết nổi tiếng với những nghiên cứu triết học thâm sâu: Đào Trung Đạo và Đặng Phùng Quân.
GS Đặng Phùng Quân, từ Texas tới, bây giờ tóc trắng cả rồi, nhưng đôi mắt vẫn tinh anh như thời dạy Triết Học Tây Phương ở Đại Học Văn Khoa SG, nơi tôi theo học gần nửa thế kỷ trước.
GS Đặng Phùng Quân nói, khi đứng với tôi và một vài bạn văn khác, khi chờ vào Lạc Cầm: “Văn học VN có 2 nhà văn nữ kiệt xuất, trong đó có Lê Thị Huệ.”
Tôi do dự, rồi nói, “Thầy Quân ơi, tuyệt sắc giai nhân cũng là nhà văn Lê Thị Huệ.”
Có vẻ như chệch đề tài? Vậy thì, xin nói ngắn gọn: Lê Thị Huệ là một nhà văn hay tuyệt vời, và tôi vẫn nhớ mãi truyện ngắn “Thiếu nữ chờ trăng lên” của nữ sĩ họ Lê nhiều thập niên trước, và trang Gió O là một mạng đứng hàng đầu về văn học nghệ thuật. Có phải 15 năm là ngắn? Thực ra, đó là một hy sinh lớn lao, khi Lê Thị Huệ và các bạn văn miệt mài ngồi viết hàng ngày, từng chữ và từng câu góp vào. Và cũng là tài năng, rất mực tài năng của nhiều nhà văn, nhà thơ góp sức.
Có thể sẽ có sinh nhật 20 năm, 25 năm của Gió O, nơi của “Đam Mê. Thách Đố. Trí Huệ. Sáng Tạo”? Không ai biết được ngày mai. Chỉ biết rằng, lúc nửa khuya xao xuyến, người sáng tác sẽ cầm bút lên, và trong khoảnh khắc đó, chữ được sáng tạo và trang giấy sẽ chờ người đọc. Gió O là nơi các nhà văn, nhà thơ đã và đang sống trọn những khoảnh khắc đó.
Phan Tấn Hải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.098 giây.