logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 19/10/2016 lúc 06:59:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một số diễn giả tại hội thảo, từ trái, Giáo Sư Võ Kim Sơn, Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Phước, và nữ phóng viên Vũ Thanh Thủy. Phía trên màn hình là nhà báo Phạm Trần, phát biểu qua Skype. (Hình: Trùng Dương)

BERKELEY, California (NV) – “…Chỉ tuần lễ sau đó có cuộc hành quân công an qui mô chưa từng thấy. Đêm mùng 3 Tháng Tư, 1976, hàng trăm văn nghệ sĩ Sài Gòn bị bắt giam. Anh Côn và chúng tôi, cả vợ lẫn chồng, đều đi tù, đi đầy. Thời còn bị giam tại T20 ở Gia Định, có lần bọn tù văn nghệ sĩ được lùa lên xe, đưa đến ‘Nhà Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy’ để học tập. Khu triển lãm là một giảng đường đại học cũ, tội ác được trưng bày là những cuốn sách của văn học miền Nam. Trong số này có cả sách Nhã Ca. Cuốn ‘Giải Khăn Sô cho Huế’ được treo cao. Tất cả bọn tù nhà văn chúng tôi cùng đứng nghiêm. Nhìn thẳng. Lặng lẽ. Trân trọng chào tác phẩm của mình và bạn hữu…”
Từ hơn 10 phút qua cử tọa chăm chú lắng nghe phần trình bày của nhà văn Nhã Ca, trong bài nói chuyện có tên “Người Cầm Bút Thời VNCH.” Hội trường im lặng đến nỗi ngoài giọng Huế trầm buồn của nữ văn sĩ, người ta có thể nghe được tiếng đập của tim mình, lúc nặng nề khi dồn dập theo số phận thăng trầm của giới văn nghệ sĩ Việt Nam từ khi những sinh hoạt văn học nghệ thuật nở hoa cho đến sau ngày VNCH sụp đổ… Nhưng khi Nhã Ca nói đến đây thì nhiều người đã không ngăn được tiếng thở dài, cũng có những đôi mắt chợt long lanh hoen đỏ.

Ngưng một lát, nữ văn sĩ Nhã Ca tiếp: “Đã hơn 40 năm. Không biết bao nhiêu chiến dịch đã được nhà nước cộng sản thực hiện để cố xóa mọi dấu vết mà họ gọi là ‘nọc độc văn hóa Mỹ Ngụy.’ Nhưng những thành tựu 20 năm VNCH còn đó. Văn hóa giáo dục, văn học nghệ thuật thời VNCH còn đó.”

Bà tiếp: “Bốn mươi năm sau, dân Hà Nội nô nức đi nghe Chế Linh rồi Khánh Ly hát nhạc vàng ra sao. Ngó thêm mấy trang web thơ truyện trong nước, thấy ngay con số hàng triệu lượt người tìm đọc các tác giả thời VNCH. Nhìn kỹ hơn, đọc kỹ hơn, sẽ thấy chính những người cầm bút ở miền Nam năm 1975 còn ở tuổi mười tám đôi mươi, hiện đang trở thành những tác giả được yêu mến nhất, đọc nhiều nhất.”

“Văn học nghệ thuật thời VNCH 1955-1975 không chỉ là của riêng miền Nam. Đó là một hành trình chung, thành tựu chung của cả một dân tộc. Chính người dân Việt từ Nam ra Bắc cùng xác nhận điều này. Tôi cầm bút viết văn ở miền Nam thời đất nước bị chia cắt. Tôi là nhà văn thời VNCH. Vâng. Và tôi là nhà văn Việt Nam!”

Bài phát biểu của tác giả cuốn “Giải Khăn Sô Cho Huế” chấm dứt giữa tiếng vỗ tay vang dội.
UserPostedImage
Ông Nguyễn Đức Cường (bìa trái) nói về sự phát triển ngân hàng thương mại thời VNCH. (Hình: Trùng Dương)

Trước đó, diễn giả Trần Minh Công, cựu đại tá cảnh sát quốc gia VNCH, cũng được cử tọa gửi đến những tràng pháo tay nồng nhiệt cho phần trình bày của ông về việc “giữ an ninh trật tự trong một nước chiến tranh.”

Giúp cho cử tọa hiểu những thử thách của vai trò cảnh sát trong thời chiến, ông Công nói: “Cảnh sát tại Việt Nam phải đảm nhận một vai trò hết sức khó khăn. Ngoài những trách nhiệm bình thường của một cơ quan công lực, như bảo vệ an toàn và tài sản của người dân, cảnh sát Việt Nam phải đối phó với một cuộc chiến tranh du kích, chiến đấu như một người lính. Đối phó với chiến tranh du kích không phải là một việc dễ dàng. Rất khó để đánh những người trông giống y như mình, trà trộn vào sinh hoạt của mình, nhất là khi mình phải thượng tôn pháp luật, phải cân nhắc nhiều giữa lằn ranh của tội phạm và tự do ngôn luận…”

Trong phần phát biểu của mình ngày hôm trước, nữ phóng viên Vũ Thanh Thủy, đồng tác giả cuốn “Phóng Viên Chiến Trường, Tình Yêu Ngục Tù & Vượt Biển,” cũng đã chinh phục cử tọa qua đề tài “Chiến Tranh Việt Nam Qua Cái Nhìn của Một Phóng Viên Chiến Trường.”

Bà tâm sự: “Năm 1971, ở tuổi 20, tôi được trao giải ‘Anh Dũng Bội Tinh Ngôi Sao Bạc’ của QLVNCH, nhưng lúc đó tôi chưa hiểu thế nào là dũng cảm. Bây giờ nhìn lại tôi cũng ngạc nhiên là không hiểu nhờ đâu mà mình sống sót, cũng không hiểu tại sao là phận gái tôi lại tự lao mình vào chốn hiểm nguy. Chỉ biết mình phải là những con mắt nhân chứng để sự hy sinh của những người lính VNCH khỏi trở thành vô nghĩa. Vì chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến đầu tiên được trực tiếp truyền hình, truyền thông bỗng biến thành một khí cụ tuyên truyền là một hiện tượng chưa từng thấy.”

“Hãy tưởng tượng mỗi ngày các gia đình Mỹ quây quần quanh bữa cơm tối với những hình ảnh đẫm máu từ chiến trường. Ai mà không muốn cho những hình ảnh kinh hoàng đó biến mất? Vì thế tôi không trách những người Mỹ biểu tình để chống chiến tranh Việt Nam, nhưng tôi trách những nhà truyền thông Mỹ chỉ chú trọng đến những phóng sự giật gân, mà không tường thuật đầy đủ sự thật. Và giờ đây tôi hiểu thế nào là sự can đảm. Can đảm là giám nói lên sự thật. Đó là ngành báo chí. Tôi thấy phẫn uất khi báo chí ngoại quốc gọi quân đội Việt Nam là một quân đội bù nhìn,” bà nói thêm.
Nhà văn Nhã Ca, cựu Đại Tá Trần Minh Công, phóng viên Vũ Thanh Thủy, cùng với bảy diễn giả khác, là những người từng đóng góp vào việc xây dựng đất nước trong nhiều lãnh vực khác nhau dưới thời VNCH, cùng đến để tham dự buổi hội thảo có tên “Nation-Building in War: The Experience of Republican Vietnam, 1955-1975,” được tổ chức vào hai ngày 17 và 18 Tháng Mười, tại thư viện Doe, trong khuôn viên đại học UC Berkeley.
UserPostedImage
Các diễn giả trẻ tham dự hội thảo. (Hình: Trùng Dương)

Lịch sử kể ra cũng có điều dí dỏm. UC Berkeley, vào cuối thập niên 1960, là nơi từng được mệnh danh là “cái nôi” của phong trào phản chiến, trong lúc sự tham gia của quân đội Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam đang lên đến cao điểm, giờ đây lại là nơi có hội thảo để rút tỉa kinh nghiệm kiến quốc trong thời chiến của một nền dân chưa kịp trưởng thành đã phải chết một cái chết hết sức non yểu.

Có một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng gắn bó các diễn giả. Không ngại đường xá xa xôi, họ tụ tập về UC Berkeley từ nhiều nơi như Canada, Chicago, và Texas. Không chùn bước vì tuổi tác, họ, trẻ nhất cũng hơn 65, và cao tuổi nhất là đã hơn 80, hân hoan tham dự hội thảo như ngày xưa ở tuổi dưới 30 họ từng dấn thân phụng sự quê hương. Với nhiều người, đây là một dịp để ôn lại lịch sử. Với một số khác, có lẽ kể lại kinh nghiệm và những thử thách của ngày xưa là điều cuối cùng họ còn làm được cho đất nước, cho lịch sử.

Theo lời Giáo Sư Vũ Tường, giám đốc Chương Trình Nghiên Cứu Á Châu thuộc Phân Khoa Chính Trị Học tại đại học University of Oregon, Eugene, và là một trong những người trong ban tổ chức, thì hội thảo có mục đích tìm hiểu thêm về kinh nghiệm xây dựng quốc gia dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, cả ưu lẫn khuyết điểm, để giúp mở rộng hiểu biết hiện nay còn rất hạn hẹp và thiên lệch. Hội thảo là vì học thuật chứ không có mục đích chính trị, không nhằm phê phán, tôn vinh, hay khôi phục chế độ VNCH.

Tụ họp được 10 nhân vật lịch sử thời VNCH là một cố gắng phi thường của ban tổ chức, vì sức khỏe của phần lớn những nhân vật này giờ đây rất yếu vì tuổi tác cao, nhiều người e ngại nói trước công chúng, nhất là khi phải nói bằng tiếng Anh. Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm, cựu thứ trưởng Bộ Giáo Dục, và nhà báo Võ Long Triều, cựu bộ trưởng Bộ Thanh Niên và chủ nhiệm báo Đại Dân Tộc, cũng như một chính khách đối lập đã nhận lời tham dự, nhưng đã qua đời trước khi hội thảo diễn ra.

Góp mặt trong buổi hội thảo gồm ông Lâm Lễ Trinh, cựu bộ trưởng Bộ Nội Vụ, cựu đại sứ (phát biểu qua Skype), với đề tài “Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Nền Đệ Nhất Cộng Hòa;” ông Huỳnh Văn Lang, cựu giám đốc ngoại hối và từng là tổng thư ký đảng Cần Lao (phát biểu qua Skype), với đề tài “Đảng Cần Lao;” ông Hoàng Đức Nhã, bí thư của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cựu bộ trưởng Bộ Dân Vận và Chiêu Hồi, với đề tài “Phấn Đấu Cho Một Nền Hòa Bình Lâu Dài Để Tiếp Tục Xây Dựng Đất Nước, Hiệp Ước Hòa Bình Việt Nam và Hậu Quả;” ông Nguyễn Đức Cường, cựu bộ trưởng Bộ Thương Mại và Kỹ Nghệ, với đề tài “Nền Tảng Cho Sự Tự Túc và Tăng Trưởng;” ông Cao Văn Thân, cựu bộ trưởng Bộ Cải Cách Điền Địa và Phát Triển Nông Nghiệp, với đề tài “Cải Cách Ruộng Đất, Nông Thôn và Phát Triển Nông Nghiệp;” ông Phạm Kim Ngọc, cựu bộ trưởng Bộ Kinh Tế, với đề tài “Cải Cách Hay Sụp Đổ;” Tiến Sĩ Võ Kim Sơn, cựu giáo sư đại học Cal State Fullerton và là cựu giảng viên của Viện Đại Học Sài Gòn, với đề tài “Quản Trị Hệ Thống Giáo Dục Công Lập ở Miền Nam Việt Nam;” Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Phước, cựu giám đốc Chương Trình Huấn Luyện Giáo Chức Quốc Gia, thuộc Bộ Giáo Dục, với đề tài “Triết Lý Giáo Dục và Sự Phát Triển Những Loại Trường Mới Thời VNCH;” nhà báo Phạm Trần (phát biểu qua Skype) với đề tài “Sống và Làm Việc Như Một Nhà Báo ở Việt Nam Cộng Hòa;” cựu Trung Tá Bùi Quyền, tư lệnh phó Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù, với đề tài “Suy Gẫm của Một Binh Sĩ Ngoài Chiến Tuyến;” nữ tài tử Kiều Chinh với đề tài “Nghệ Thuật Phim Ảnh Thời VNCH, 1954-1975;” và Giáo Sư Vân Nguyễn-Marshall, giáo sư sử học đại học Trent University, Ontario, Canada, với đề tài “Xoa Dịu Các Vong Hồn Trên Đại Lộ Kinh Hoàng.”
UserPostedImage
Ông Lâm Lễ Trinh tham dự hội thảo qua Skype. (Hình: Trùng Dương)

Đặc biệt, ngoài phần trình bày của những nhân vật lịch sử thời VNCH, còn có phần thuyết trình của những học giả trẻ ngoại quốc dựa trên nghiên cứu các tài liệu lưu trữ và phỏng vấn do chính họ thực hiện, gồm Kevin Li, sinh viên tiến sĩ sử học đại học UC Berkeley; Ryan Nelson, sinh viên tiến sĩ sử học đại học UC Berkeley; Simon Toner, sinh viên hậu tiến sĩ ngành Đông Nam Á, đại học Columbia University; Sean Fear, sinh viên hậu tiến sĩ ngành chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và an ninh quốc tế, đại học Dartmouth College; và John Schafer, cựu giáo sư Anh Ngữ, đại học Humboldt State University…

Sau mỗi nhóm thuyết trình là phần hỏi đáp sống động và hào hứng giữa diễn giả và cử tọa, được diễn ra trong một tinh thần tương kính và thực sự cởi mở của những người cùng muốn tìm hiểu cặn kẽ một vấn đề. Nếu phần trình bày của các nhân vật lịch sử thời VNCH chứa đựng nhiều cảm xúc, thì phần trình bày của đa số các diễn giả cho thấy một trình độ hiểu biết cao với những nghiên cứu chuyên nghiệp. Nói chung, cử tọa và diễn giả chia sẻ những kinh nghiệm và ở những lứa tuổi khác nhau rất xa, nhưng sự hòa hợp có được là dấu hiệu cho thấy đây là một đề tài sẽ còn được nghiên cứu thêm trong tương lai.

Trong phần phát biểu kết thúc buổi hội thảo, Giáo Sư Peter Zinoman, giáo sư sử học đại học UC Berkeley, người đóng vai trò trong việc đào tạo và hướng dẫn sinh viên tiến sĩ nghiên cứu về Việt Nam, cho biết ông hài lòng với kết quả cuộc hội thảo và khuyến khích sinh viên nên tiếp tục nghiên cứu thêm về VNCH vì rõ ràng đây còn là một đề tài cần được tìm hiểu cặn thêm. Cô Nữ Anh Trần, giáo sư sử học và người Mỹ gốc Á ở đại học University of Connecticut, kêu gọi mọi người Việt Nam nên tự viết một cuốn hồi ký cho mình như một đóng góp cho việc bảo tồn di sản của VNCH. Giáo Sư Vũ Tường tổng kết cuộc hội thảo và tỏ lời cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ, giới thiệu, vận động, và đóng góp kiến thức, thời gian hay tài chính của một số nhân vật.

Sau hội thảo mọi người ra về trong luyến tiếc. Có người thốt lên rằng có quá nhiều điều mình chưa biết về việc xây dựng đất nước trong thời chiến của VNCH. Có người nhận định rằng chỉ trong 20 năm với chiến tranh kéo dài mà VNCH đã làm được nhiều điều quá, nhưng chỉ tiếc là vận nước chỉ cho phép người dân của một phần nước Việt Nam được hưởng một nền dân chủ trong có 20 năm. Nhưng ai cũng đồng ý là đúng như chủ đề của cuộc hội thảo đã đưa ra, sự hiểu biết về những nỗ lực và thử thách của chính quyền VNCH còn quá giới hạn.

Cũng có người phàn nàn là đề tài của cuộc hội thảo quá lớn, mà mỗi diễn giả chỉ được trình bày đúng trong vòng 20 phút nên diễn giả thì nói chưa hết ý còn cử tọa thì không có đủ thì giờ để đặt câu hỏi. Một điều nữa cần phải nói là vì cuộc hội thảo quá phong phú, cho nên không thể gói ghém nội dung trong một bài viết ngắn. Đây chỉ là một bài tường trình tóm tắt, từng vấn đề được đưa ra bàn luận và tranh cãi sẽ được trình bày trong những bài viết sau.


Hà Giang/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.