logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 22/10/2016 lúc 01:03:25(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Đã vài tháng từ hôm anh Thiện vô làm chung với tôi. Vài tháng đủ để hiểu nhau như hai đồng nghiệp thuận thảo trong việc làm, hai người bạn hiểu nhau trong giờ nghỉ. Vì những người làm chung khác thường sanh nạnh trong việc làm, cãi cọ nhau đủ thứ chuyện, tồi tệ hơn là đâm bị thóc chọc bị gạo với nhau. Nên tôi làm việc mình chứ ít trò chuyện với ai.

Tôi còn nhớ hôm đầu, ông sếp dẫn anh Thiện đến giao cho tôi để thay thế một anh Mỹ đen vừa bị sa thải. Tôi thương anh Mỹ đen như bạn bè vì hắn chỉ lười sáng sớm do còn trẻ nên thức khuya ăn chơi mà bảo dậy sớm tỉnh táo thì khó như lên trời. Hắn lừ đừ, hay trốn việc buổi sớm. Nhưng tôi hiểu hắn, cứ lờ đi cho hắn vài tiếng. Thấy hắn tỉnh táo lại rồi thì chỉ cần ném cho hắn đôi găng tay. Hắn dễ thương lắm, chỉ toác miệng cười cảm ơn. Rồi hắn bắt đầu làm, và hắn làm thì bằng bốn người. Hắn khỏe, nhanh, lại sáng trí… Nên chỉ phải để mắt tới hắn xem lúc nào phải tới bỏ nhỏ vô tai hắn, “Mày làm sang tới việc của ngày mai rồi thằng khùng!” Hắn lại toác miệng cười. Tuốt găng vứt bỏ rồi đi tán gái chứ không làm nữa. Mà đi tán gái hắn cũng lại vụng về giả bộ như đến để giúp công việc chứ không phải chuyện suông với mấy cái tủ lạnh biết đi. Hay là hắn còn trẻ nên ngây thơ. Tôi chỉ biết thương người anh em hiểu hắn nhưng mình không đủ sức can thiệp cho hắn.

Và hãng xưởng nào chả có những người ăn lương chỉ để đi theo dõi người khác. Nên tôi tiếc cho người anh em nói ít hiểu nhiều, làm không sanh nạnh, nhưng đã bị sa thải. Tiếc bạn nên tôi càng ngao ngán người thay thế vì nhìn anh Thiện – một ông già tóc trắng húi cao, dáng lừ nhừ tuổi tác thì làm sao thay thế được anh Mỹ đen trẻ khỏe.

Nhưng lệnh thì phải làm. Tôi chỉ anh làm những việc dễ nhất trước – thì buông tay cái trước tới cái sau đã quên. Tôi kiên nhẫn vì hiểu được, rồi ai cũng tới đó thôi. Người lớn tuổi làm sao nhớ nhanh, nhớ hết được một lúc. Nhưng anh thở dốc với việc nhẹ hều mới đáng lo ngại. Tôi đến hỏi thăm sức khỏe để nếu anh không làm nổi thì xin chuyển anh đi chỗ khác. Nhưng từ hôm đầu tôi đã mến anh, chuyện thế này,

Tôi hỏi, “Anh không khỏe hả? Việc nhẹ nhất ở đây rồi mà anh đã thở dốc?”

“Anh tinh mắt thật. Đến người thở lén mà anh cũng thấy!”

“Tôi không đùa đâu. Anh nhắm không nổi thì đừng ráng. Để tôi tìm việc khác cho anh…”

Anh ra chiều tư lự, “Chuyện là vầy anh ạ! Tôi mất việc cũng lâu lâu rồi. Hôm nay đi làm lại ngày đầu nên chưa quen lại. Thật hơn nữa để anh thông cảm là chiều hôm qua, thằng sui gia với tôi. Nó mời tôi sang nhà nó nhậu. Tôi từ chối vì hôm nay tôi đi làm lại ngày đầu. Tôi cám ơn nó tử tế vì sui gia với nhau mà lại sui gia thuộc loại hàng hiếm nên gọi nhau bằng mày với tao thì sao không quý. Nhưng thằng lại tử tế hơn mình mới ức! Nó bưng cả rượu, thịt sang nhà tôi. Hai thằng cưa hết một chai ông già chống gậy. Nó còn chưa dậy nổi ở nhà tôi. Trong khi tôi phải đi làm ngày đầu, không đi thì người ta lại nghĩ mình chê việc, bỏ việc. Người ta gọi người khác thì khó cho tôi đấy. Tôi lớn tuổi rồi, đâu dễ tìm việc.”

“Vậy thôi anh đừng làm nữa. Để tôi chỉ anh về computer trong hôm nay, vì anh sẽ phải xài nhiều đó.”

Rồi tôi cũng không ngờ. Việc dễ thì ông già quên ngay, trong khi computer rắc rối hơn nhiều thì chỉ đâu nhớ đó, làm được ngay. Chỉ để mắt xem anh làm vài việc đã ưng ý, tin tưởng anh được. Tôi đi lo việc tôi. Dặn người làm cũ là để mắt tới anh ấy dùm. Việc gì anh không rõ thì chỉ anh dùm cho tôi vì tôi còn lắm việc chỗ khác.

Đến sau ăn trưa đã thấy anh tỉnh táo nhiều. Ông già không tệ như mình nghĩ ban sáng. Ông không lười là được, chậm chút không sao. Có điều người làm trước cho hay hơi ái ngại, “ông ấy ca hát, ngâm thơ suốt à anh ơi! Không chú tâm làm nên sai hoài…”

Tôi để ý thì đúng. Ông gõ keyboard như nghệ sĩ dương cầm lướt phiếm, người lắc lư, mắt mơ màng… miệng thơ bay ra lênh láng sông Hương núi Ngự… Núi Ngự không cây chim đậu dưới đất/ sông Hương không khách O lạnh không O…” Tôi thích thích ông già lãng mạn. Nhưng đúng là ông không chú tâm vô việc chứ ông có khả năng. Ông gắn sai nữa rồi! Tôi hỏi ông, “Anh Thiện. Tôi thấy anh scan PC board cho máy này sao anh gắn vô máy kia?”

“Ở đây. Tôi làm gì cũng hỏi người làm trước vì tôi là người mới. Nhưng những người cũ dời máy đi, không ai hỏi tôi. Ít nhất cũng cho tôi biết là cái máy tôi đang làm đã được dời từ Đông Ba qua Đập Đá chứ…”

“Thôi đi ông… gió cửa Tùng chung thổi cả bắn nam, họ Đổ tên Thừa. Anh làm thơ hay anh làm việc? Anh làm phải coi số thứ tự tôi dán to đùng trên máy chứ! Anh scan part của máy này rồi đi gắn vô máy kia thì system nào hiểu được. Rối loạn cả lên là chết cả đám!”

Ông lủi lủi đi. Tôi cũng thấy buồn. Con người khác trong tôi thắc mắc vì chưa từng nghe qua câu “Núi Ngự không cây…”

Nhưng theo thời gian ông bớt làm sai, làm lộn, làm trật lất. Ông vẫn làm sai mỗi ngày vì đầu óc thiếu tập trung cho việc làm chứ không phải ông thiếu khả năng, trí nhớ… Tới một hôm không thấy ông nên tôi hỏi một người làm cũ, “Anh Thiện đâu, sao tôi không thấy?” Người kia trả lời, “ngâm thơ trong máy chứ đâu…” Tôi lần theo hai hàng máy dài suốt. Tới cái máy phát ra tiếng anh thì tôi dừng lại, áp tai vô một lỗ trống vì chưa gắn đồ part. Quả là thi sĩ đang phiêu diêu… “Qua cầu Tràng Tiền rồi mới tới cầu Gia Hội. Em theo không kịp… kệ mụ nội em luôn.”

Tôi lôi ông già ra khỏi máy.

“Bây giờ anh trả lời cho em. Chuyện chẳng dính dáng gì tới việc làm…”

“Nhưng trả lời xong thì ông không được nói tôi làm chậm, làm trễ… Tôi không thể vừa làm vừa nói, thiếu tập trung!”

“Vậy sao anh có thể vừa làm việc vừa ngâm thơ?”

“Ơ. Cái anh này lạ nhỉ. Tôi làm việc bằng tay. Làm cho đúng thì phải cần đầu óc suy nghĩ. Làm sai chẳng ai trả tiền. Còn thơ trong tim tôi bay ra thì hãng đâu phải trả tiền mà cấm tôi được…”

“Em không đùa đâu! Hết việc rồi. Ít nhất vài tiếng nữa chúng ta mới có việc lại. Em hỏi anh, sao anh người Bắc mà anh như lưu luyến Huế quá vậy?”

“Thì theo gia đình đi dư cư vô Nam. Đi lính. Ra đóng quân ngoài Huế. Hết tuổi trẻ ở Huế mà không yêu Huế thì yêu ai!”

“Anh lãng mạn đấy, giải thích cho em nghe câu hôm trước, núi Ngự không cây, sông Hương không khách…” là từ đâu ra?”

“Tôi chỉ đọc thơ của tôi thôi!”

“Hả?”

“Anh có quyền không tin!”

“Không phải là em không tin. Nhưng chưa từng nghe qua, nên hỏi.”

“Thì thế này, máy bay Mỹ nó thả bom là giúp cho lính Cộng hòa, chẳng nói khác được. Tôi cũng là lính Cộng hòa, nhưng tôi cũng là một người Việt nam. Khi tôi nhìn cả vạt núi lớn không một cành cây sót lại, đến con chim trời phải đậu dưới đất. Anh có đau cho quê anh không?”

Tôi quàng tay qua vai ông già hồi nào không biết. Chúng tôi ngồi lặng im. Cả dây chuyền sản xuất thiếu đồ part không về kịp nên lơi tiếng búa, tiếng khoan. Ai nấy chúi mũi vô cái điện thoại thông minh. Hai người hoài hương ngậm ngùi viễn xứ…

Tôi hỏi, “Anh Thiện ơi, vậy còn câu sông Hương vắng khách O lạnh không O…” là anh nhớ người tình phải không?”

“Đúng. Mà không đúng.”

“Em hiểu rồi. Em biết O đây là ai rồi, vì em liên tưởng tới thơ Bắc Sơn. Mai ta đụng trận ta còn sống/ về ghé Sông Mao phá phách chơi/ chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm/ đốt tiền mua vội một ngày vui… Anh thì về ghé sông Hương!”

“Rất đúng…”

“Anh… còn nhớ tới bây giờ?”

“… Hồi chiến tranh chú mày còn nhỏ. Chứ ai nhìn vạt núi Ngự không cây đến con chim phải đậu dưới đất thì làm sao quên. Ai thấy phận nghèo làm gái trên sông Hương mà không thương. Tiếng O theo người Huế là để gọi những tiểu thơ đài các, danh gia vọng tộc, hoàng tộc… Còn anh dùng theo tiếng lòng mình. Đến bây giờ khi trời trở lạnh anh còn nghĩ tới, nhớ và thương…”

Chúng tôi lén ra ngoài hút thuốc vì trong giờ làm dù không có việc cũng đâu được ra. Không cần nói cũng hiểu. Tôi kéo thùng rác to, bảo anh giúp tôi một tay. Anh em tôi đi đổ rác – dù không phải việc mình, nhưng ra ngoài cách đó là dễ nhất khi không có việc.

Ngoài trời se se lạnh, câu “sông Hương không khách O lạnh không O…” ám ảnh tôi. Vì dù người đời sau nhưng tôi cũng đã thấy sông Hương, Vĩ Dạ luống ngậm ngùi ít nhiều sau hòa bình. Khiến tôi cứ nhìn mặt anh Thiện ngậm điếu thuốc trên môi chập chờn khói. Hai tay anh bốc rác thả vào thùng lớn như rải giấy vàng mã cho người tình mà không phải người tình trên sông Hương. Người lính cũ ra trận với thơ như Bắc Sơn đây rồi. Tôi hiểu thơ Bắc Sơn hơn được chút, “Ta vốn hiền khô ta là lính cậu/ đi hành quân rượu đế vẫn mang theo/ mang trong đầu những ý nghĩ trong veo/ xem cuộc chiến như tai trời ách nước…”

Tôi hỏi anh, “Anh Thiện, qua cầu Tràng Tiền mới tới cầu Gia Hội, thì em biết. Nhưng câu sau, em theo không kịp kệ mụ nội em luôn là sao? Không tếu chứ hả?”

“Đau chứ tếu gì mà tếu. O nọ thương tôi nhá. Xuôi ngược với nhau bao hẹn hò… Thế mà nó ngoảnh mặt theo thằng trung úy. Mình thiếu úy. Tức điên lên đầu. Rồi thằng Sở Khanh quất mã truy phong. O lại về tìm mình. Ngữ ấy chơi không được…”

“… Nên, kệ mụ nội em luôn!”

“Chứ sao nữa!”

Từ đó hai anh em ưa thì thầm với nhau chuyện thơ phú trong cái xưởng đùng đùng sắt thép, máy móc. Một hôm anh nhờ tôi sửa vặt chuyện anh làm hỏng. Tôi nói, “Anh nhìn cho kỹ em làm làm sao. Việc này anh hay làm hỏng. Anh sẽ tự sửa chứ đừng gọi, đừng nhờ em nữa. Em không rảnh đâu!”

Thế mà thi sĩ cóc nhìn. Đầu hồn bay theo ý thơ mới tượng trong đầu còn chưa tìm ra từ hay sao mà lơ mơ… Nhưng không là thơ mà là truyện…

“Chú ạ!”

“Tôi đạp cho anh một đạp bây giờ. Không lo nhìn tôi làm…”

“Không có mợ thì chợ vẫn đông. Không gọi chú thì tôi gọi người khác. Tại sao tôi phải nhìn, phải học cái khó… mà lương có lên đâu!”

Thế là tôi ngồi bó gối trong cái máy vừa đủ cho tôi. Làm khó vì chật chội. Trong khi từ ngoài chỉ có tiếng ông vọng vô…

“Chú mày về Việt nam thường không?”

“Chưa bao giờ. Còn anh?”

“Tôi mới về trước hôm đi làm ở đây vài tháng…”

“Vui dữ hả?”

“Có còn ai đâu mà vui.”

“Vậy, anh về làm gì?”

“Xem mắt vợ.”

“Trời đất! Anh nói thật không vậy?”

(Tôi chui ra khỏi máy. Bỏ việc ngay.)

“Tôi góa vợ lâu rồi. Bỗng cô em họ của tôi lại giới thiệu cho tôi về người bạn của cô ấy. Cô kia còn trong nước, chồng chết tai nạn xe. Ba mẹ con không giàu cũng chẳng nghèo… Mẹ chỉ mong ra nước ngoài cho hai con ăn học. Em họ tôi lại muốn cho ông anh bớt quạnh hiu tuổi già. Thế là chúng tôi nói điện thoại, xem ảnh nhau. Tôi thích tính nết mà tôi đoán từ ngôn từ, giọng điệu của cô ấy khi nói chuyện với nhau nhiều lần qua điện thoại. Tôi xem ảnh cũng thích nên về gặp mặt. Cô ấy thật hơn tôi nghĩ nữa – là con người được quá đi thôi…”

“Vậy chúc mừng anh. Chừng nào đây…?”

“Nhưng. Cô ấy chỉ lừa tôi một việc. Mà tôi về tay không?”

“Anh điên gì nữa?”

“Cô ấy gởi ảnh của mẹ cô ấy cho tôi. Tôi thấy già ngang nhau nên hỏi tuổi phụ nữ làm chi cho người ta ngại. Đến về gặp người thì lại là cô con gái lớn của bà ngoại trẻ…”

“Vậy… em gọi anh là nhạc phụ!”

“Quỷ anh.”

“Thì anh mến ngoại em đâu có cản.”

“Rồi gả con gái cho anh.”

“Lần đầu tiên em thấy anh chính xác. Thưa nhạc phụ từ nay nhé…!”

Anh cười kém vui. Hết giờ giải lao. Nhưng tôi nghĩ hoài trong đầu suốt buổi làm còn lại. Đến về tôi mới hỏi anh, “Vì sao anh lại sợ cô ấy quá trẻ?”

“Tôi cần người bạn già chia nắng chia mưa tới ngày xuống lỗ. Ai không ham vợ trẻ. Nhưng nhắm vào cái khó của người khác để trục lợi về cho mình là thất đức đấy anh ạ!”

“Nào giờ em chỉ nghe mẹ lấy ảnh con gởi ra ngoại quốc kiếm chồng. Cô này ngược lại, cộng với tính nết như anh kể thì anh nên tiến hành đi. Chuyện này đến phải lộng giả thành chân, lộng chân thành giả. Về cưới thật mà qua đây ở giả. Giúp họ vài năm ổn định thì tự họ biến giả thành chân là ý trời. Anh nghĩ kỹ đi!”

“Tôi nghĩ rồi! Thà không từ đầu cho người ta còn chút xuân thì mà kiếm mối khác. Dăm ngày bên nhau trò chuyện còn nhịn được, chứ qua đây chung nhà thì lòng tham bất thiện ngay…”

“Chả nhẽ để làm thơ…”

“Phải đấy. Tôi ngồi mười mấy tiếng bay từ Nhật về Mỹ. Tôi nghĩ, đường qua nhà em ba bước dồn một. Tôi thấy mấy tháng nay tôi sống với đường về ủ dột một bước chia làm ba… Cứ chiều đi làm ra là tôi đứng ở ngã ba đường. Tại sao phải về nhà một mình cô quạnh mà không về Việt nam. Nhưng thường là tôi ra quán nhậu, gọi thằng sui gia ra làm vài ve…”

Tôi lái về bâng khuâng một chiều thu khó tả với người thơ, tình thơ dìu dịu trong lòng, “đường qua nhà em ba bước dồn một/ đường về ủ dột một bước chia làm ba…”


Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.154 giây.