logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/05/2013 lúc 12:41:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi theo một người bạn vào một trung tâm Rehab Care để thăm người chồng của chị hiện đang nằm dưỡng bịnh tại đó. Chồng chị mới qua Mỹ không lâu. Anh bị ung thư gan, mổ gan xong thì anh bị di căn qua lưng, phải mổ lưng. Trong chưa đầy một năm, anh phải chịu đựng hai cuộc giải phẩu lớn. Lúc đó anh đã tám mươi hai tuổi. Chúng tôi vào thăm anh. Anh đón chúng tôi bằng nụ cười thật tươi và những câu nói hóm hỉnh như lúc còn ở Việt Nam.
Tôi về nhà, thỉnh thoảng gọi hỏi thăm thì chị cho bíết: - Anh khỏe. - Khỏe hơn trước. - Anh khỏe hơn nhiều rồi... - Chỉ số ung thư gần như hết...
Lần cuối cùng gần đây chị mệt mỏi nói: - Bây giờ anh khỏe hơn mình nhiều, chỉ có mình là sắp xỉu thôi.
Nền y học hiện đại của Mỹ có thể cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh, kéo dài sự sống cho con người. Tôi lại nhớ đến chuyện y học Việt Nam…

Số mạng và trách nhiệm
Cậu tôi có năm đứa con gái mà ông quý hơn năm ngón tay trên bàn tay của ông. Một hôm một người bạn đến nhà chơi. Ông khách ôm đứa bé nhỏ nhất vào lòng hôn lên hai má hồng đào của em. Bỗng ông kêu lên:
- Cháu bé bị sốt, bạn đưa vô bịnh viện mình chữa bịnh cho cháu.
Cậu tôi là một dược sĩ, người bạn thân học cùng lớp từ thời trung học là bác sĩ đang làm việc tại binh viện Trung Ương của thành phố Huế. Cậu tôi chở con gái út vào bịnh viện, người bạn bác sĩ lại nói:
-Cháu cần phải chuyền nước biển.
Cậu tôi liền ngăn lại nói:
-Ông khoan chuyền. Đợi tôi về lấy thuốc chống sốc đem vô rồi ông mới được chuyền.
Cậu tôi có tiệm bán thuốc ở đường Chi Lăng. Cậu vội vàng lái xe về lấy ống thuốc. Lái xe qua cầu Gia Hội, qua chợ Đông Ba, qua cầu Trường Tiền, đi dọc bờ sông Hương một đoạn, quẹo qua tay trái là tới binh viện. Câu cầm ống thuốc đặt vào tay người bạn và dặn đi dặn lại nhiều lần:
- Ông nhớ kỹ giùm tôi. Chuyền nước biển cho con bé rất nguy hiểm. Con bé bị sốc đó. Ông nhớ bỏ ống thuốc chống sốc này vô bình nước biển. Ông nhớ kỹ, nhớ thật kỹ, ông đừng quên.
Người thầy thuốc cầm ống thuốc cứu mạng bỏ vô túi áo blouse. Ống thuốc nằm trong túi áo an toàn quá và nó quên mất sứ mạng cứu người của nó. Lúc đó gia đình chúng tôi đang ở trên Đà Lạt, dì tôi đánh điện tín lên cho biết: “Cháu Nhỏ mất rồi! Bác sĩ quên bỏ thuốc chống sốc cho con bé!”
Có nhà nghệ sĩ nào có thể diễn tả hết được nỗi đau của cha mẹ khi mất đứa con? Bàn tay của Michelangelo có thể tạc nên nỗi đau của Mẹ Mary khi bồng đứa con của mình sau ngày Chúa bị đóng đinh trong bức tượng Pietà? Bà con, bạn bè chỉ biết khóc và khóc mà thôi. Sau cái ngày tưởng như tận thế đó thì mọi người thấy cậu mợ tôi đặt thêm một bàn thờ Phật trong nhà và ngày đêm hai người thay phiên nhau tụng kinh cầu nguyện. Dĩ nhiên là tâm hồn thánh thiện của em bé đã ở trên Niết Bàn rồi. Vào đời chưa lâu, em chỉ biết tình thương là mạch sống của đời, em chưa biết trách móc hờn giỗi, em còn chưa thấy được mặt sau của cái gương tình thương. Tâm hồn trong suốt như ánh sáng ấy đã trở về với nguồn sáng vô tận rồi.
Cuộc sống trôi đi, ngày tháng bình thản trôi đi giống như ngày tháng vẫn trôi đi bình thản sau ngày Chúa bị đóng đinh. Cuộc sống với những vui buồn lẫn lộn đã phủ lên nỗi đau một thứ trang trí mới đủ màu sắc, vùi sâu nỗi đau của người mẹ vào màu xám của thời gian. Mọi chuyện rồi cũng qua đi.

Nghề và nghiệp
Người đã ở đó khi tôi bước vào,
Hương sói thơm ngọt ngào.
Người chỉ cho tôi chùm hoa sói nhỏ,
Và giảng cho tôi nghe về lẽ vô thường.
Cậu tôi thích hoa sói, cậu trồng một dãy hoa sói trước phòng, hoa thơm suốt ngày. Cậu hay giảng kinh Phật cho tôi nghe. Cậu còn là người đặc biệt vui tính và tốt bụng. Cậu yêu thuốc, yêu nghề thầy thuốc. Cậu như một vị lương y, gieo rắc phương pháp phòng bịnh chữa bịnh, cách sống lành mạnh cho bà con bạn bè. Ai đau ốm cậu gởi thuốc và dặn dò rất kỹ cách uống thuốc, cách tự chăm sóc bịnh của mình. Cậu thường nói: Mỗi người phải là một bác sĩ cho chính mình. Thời gian vẫn trôi.
Thoáng chốc, bốn cô bé như vừa bước qua chiếc gương thần, trở thành bốn cô gái xinh đẹp. Ánh sáng tỏa ra từ sức sống đang vươn lên phần nào che lấp bóng tối trong lòng cậu mợ tôi. Hai ông bà chăm lo cho bốn đứa con lần lượt vô đại học. Rồi gia đình cậu mợ đổi vô Sài Gòn. Các con lần lượt ra trường. Con gái đầu: bác sĩ; con gái thứ nhì: bác sĩ; con gái thứ ba: dược sĩ; con gái thứ tư, nghề theo mẹ: dạy Anh Văn ở trường đại học Tổng Hợp Sài Gòn. Con gái đầu của cậu lấy chồng rồi theo chồng qua Canada.
Chiếc gương thần hạnh phúc tỏa sáng trong gia đình cậu mợ tôi. Hạnh phúc không những là niềm vui, hạnh phúc là mạch sống mới đúng. Cậu mợ tôi nghỉ hưu và bắt đầu nghĩ đến chuyện đi du lịch thăm con gái và cháu ngoại.
Các thứ giấy tờ cần thiết đã làm xong, còn lại khâu cuối cùng. Đi khám sức khỏe. Bịnh viện Sài Gòn lớn hơn bịnh viện Huế, máy móc tối tân hơn máy móc ở Huế, bác sĩ Sài Gòn giỏi hơn bác sĩ ở Huế, cậu tôi vô tư đi khám bịnh. Vô bịnh viện Sài Gòn đông nghịt người mà gặp người quen giống như gặp phao cứu mạng. Bác sĩ bạn nói: “Ông khỏe mạnh, chẳng có gì đáng lo. Nhưng gan của ông có chút vấn đề, không mổ cũng được nhưng ông mổ rồi đi chơi cho thoải mái”. Cậu tôi vô tư đồng ý moi gan mình đặt lên bàn mổ.
Một ngày sau khi cậu tôi lên bàn mổ, chúng tôi vào thăm. Cậu vẫn còn rất mệt. Chồng tôi nói:
-Trông cậu rất yếu, không biết có vấn đề gì không?
Chúng tôi nhìn nhau thấy không yên tâm. Sức khỏe của cậu càng ngày càng xấu. Mười ngày sau, mợ tôi chở cậu về nhà, trong căn phòng còn ngập tràn hương hoa sói.
Người vẫn còn nằm đó khi tôi bước vào
Khói hương bay ngập tràn.
Mọi người khóc
Nghẹn ngào nức nở!
Tôi cũng lặng lẽ khóc
Ở một góc tối nhất của cuộc đời.
Cậu ơi! Cậu ơi!
Cậu tôi nằm giữa hương khói, hoa tang cùng những lời cầu nguyện. Cái chết của cậu tôi gần giống quả bom nguyên tử lần đầu tiên thả xuống nước Nhật. Không ai tin cậu tôi đã chết. Cậu vừa mới đó, nói cười vui vẻ, không đau ốm. Sao lại chết? Con gái bác sĩ xem hồ sơ, con gái bác sĩ bên Canada về xem thuốc điều trị... Cả hai nhìn nhau thở dài! Có phải số mạng của ba mình đến đây là hết nợ trần gian?
Người ra đi! Sao người vội ra đi?
Trần gian oan trái gì?
Hay duyên hết nghiệp tan?
Người ra đi cho nhân thế bàng hoàng!
(Hương Sói - thơ Cao Thu Cúc)

Bác sĩ ta, bác sĩ tây
Suốt đời cậu tôi, yêu nghề thuốc, khuyến khích các con học nghề thuốc để giúp người, cứu người, vậy mà một đứa con của cậu đã chết, và chính cậu cũng là nạn nhân của sự thiếu thận trọng và thiếu hiểu biết của người thầy thuốc. Không chỉ riêng chuyện gia đình cậu tôi, chuyện một số bác sĩ thiếu thận trọng, thiếu chuyên môn, thiếu lương tâm nghề nghiệp gây chết người, gây nguy hại vẫn xảy ra thường xuyên khắp mọi nơi, đặc biệt là ở những nước kém phát triển như Việt Nam chẳng hạn.
Chúng tôi đang chạy xe trên xa lộ 101 sau khi dạo biển Santa Cruz trở về. Gió vẫn còn mát, nắng vẫn còn ấm. Tôi ngồi nhìn ra bên ngoài, cây cối nhà ở, các cửa hiệu buôn bán... Bỗng con rể của tôi có triệu chứng đau tim. Nó lái xe vào đậu tại một trạm bán xăng bên đường. Con gái tôi gọi 911. Trong khi con gái tôi đang tìm cách xác định vị trí của trạm xăng thì tôi thấy hai chiếc xe cấp cứu đã chạy đến đậu bên đường rồi. Bác sĩ, nhân viên y tế nhanh chóng xách đồ nghề đến chỗ bịnh nhân ngay. Họ khám tim, đo máu và lấy thông tin. Rồi họ chuyển bịnh nhân qua xe cấp cứu, có lẽ nhận thấy bịnh nhân không gặp nguy hiểm nên họ tiếp tục hỏi chuyện chứ không hú còi chạy ầm ầm như tôi vẫn thường thấy ngoài đường. Em chồng của tôi cũng là một bịnh nhân đau tim. Thạch kể, Thạch lên cơn đau khi đang làm việc ở công ty, Thạch vừa ngã xuống là bạn đồng nghiệp đã vội gọi 911. Xe cấp cứu đến tức thì, chuyển bịnh nhân lên xe họ hỏi chuyện không ngừng. Thạch nói, họ hỏi liên tục, nhiều khi một câu mình cứ phải trả lời nhiều lần muốn nổi giận luôn, nhưng thật sự họ làm như vậy để giữ cho mình tỉnh táo, không hôn mê. Họ vừa hỏi vừa đưa thông tin về bịnh viện. Khi đến bịnh viện họ đã có đầy đủ thông tin rồi và đưa mình vào phòng cấp cứu ngay.
Nhìn những bác sĩ và nhân viên y tế lo lắng cứu người, tôi vô cùng xúc động. Bỗng nhiên nước mắt tôi rưng rưng. Tôi khóc vì cảm nhận được tình người qua tinh thần làm việc của họ, tôi cảm nhận được lòng trân trọng của họ đối với sự sống của mỗi con người. Còn những giọt nước mắt tôi lặng lẽ nuốt vào lòng dành cho con người Việt Nam của quê hương tôi. Bao giờ thì những con người mang trọng trách xã hội biết trách nhiệm của mình? Bao giờ thì họ biết mở con mắt mà Thượng Đế đã tạo cho họ để nhìn thấy nỗi khổ của người dân tội nghiệp đang ngày đêm đặt hết hy vọng vào sự thức tỉnh lương tâm của họ để mong có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, an toàn hơn và hạnh phúc hơn? (CTC)

San Jose, ngày 8 tháng 4 năm 2013
Tác giả: Cao Thu Cúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.108 giây.