logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 03/11/2016 lúc 09:15:18(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Hình bìa sách “Lênh Đênh”…

"Em và chị Như bị hiếp ba bốn chục lần, chúng đã ném chị Như xuống biển, vừa định bắt em theo thì có tàu hàng hải tiến gần nên tụi nó bỏ đi. Lên đảo em xin đi Na Uy chứ không đi Mỹ với anh Tuấn fiancé của em nữa."

Những dòng trên là lời của Phượng nói với Ngà ở trại tỵ nạn, được ghi lại nơi trang 87 trong tác phẩm Lênh Đênh, khi Phượng kể về chiếc ghe vượt biên gặp hải tặc.

Và nơi trang 88, tác giả Lưu Na kể về thân phận người phụ nữ Việt:

"Ngà biết từ đây cho đến chết Ngà sẽ không bao giờ trả lời câu hỏi mà tất cả những ai đi vượt biên đều hoặc hỏi thầm hoặc thốt thành câu: có “bị” hải tặc. Nói có là dối mà nói không có tội, tội với Phượng, tội với tất cả những người phụ nữ không may. Tự bao giờ cái may mắn của một vài cá nhân trở nên tội với những người thọ nạn? Người con gái Việt Nam da vàng, tất cả những người phụ nữ vượt biên -- vết chàm đã khắc, màu chàm đã nhuộm, và anh Tuấn, tất cả những Tuấn chàng trai nước Việt, có còn cách nào khác hơn là chúng ta phải xa nhau, để ở mỗi phương trời cách biệt may ra còn có thể sống tiếp. Đêm vẫn trong, chỉ hồn mình đục. Đảo tị nạn không chỉ xóa lối về mà tẩy trắng luôn những tờ hồn trắng, để lại những vết gôm nham nhở xám buồn...."

Và như thế, tác phẩm "Lênh Đênh" hình thành. Đó là những dòng chữ đầy sức mạnh.

oOo

Cũng là chuyện một thời Miền Nam thất thủ, cũng là chuyện sân trường đại học Sài Gòn thuở giao thời dưới quyền cán bộ từ Bắc vào Nam, cũng là những băn khoăn về giá trị của tự do, cũng là chuyện đi ghe vượt biển, cũng là chuyện lên đảo tỵ nạn, cũng là chuyện vào đại học Mỹ, cũng là chuyện đi làm và giao tiếp trong một cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và rồi một vài mối tình tan vỡ.

Nhiều người cũng đã trải qua hoàn cảnh như thế. Nhưng tác phẩm “Lênh Đênh” của Lưu Na mang sức mạnh rất khác. Từng dòng chữ của tác giả như dường viết trong lặng lẽ, trong cô tịch, nhưng ẩn sau các dòng chữ là nêu lên được những gì rất buồn của kiếp người. Giữa những dòng chữ là nỗi đau của Phượng, là cái chết bi thảm của Như, và là nỗi buồn vĩnh kiếp của Ngà.

Những con tàu bị xô giạt trên các triền sóng. Mạng người mong manh trong giông bão đại dương. Khi cô sinh viên tên Ngà bước lên trại tỵ nạn, cô như bước sang một kiếp khác. Ngà thâm cảm sự may mắn của cô, nhưng được nghe kể về rất nhiều người đã biến mất trên biển, và rồi nghe kể từ các nạn nhân hải tặc.

Những mối tình trong tác phẩm buồn man mác, không thành toàn, hệt như cõi đời đầy hư vỡ này.

Bạn hẳn là đã từng đọc những chuyện tương tự, và có thể bạn cũng đã trải qua các sóng gió, hư vỡ đó. Thậm chí, có thể bạn đã gian nan hơn cô Ngà, thí dụ, bạn có thể đã trải qua vượt biên đường bộ, đã bị bắt vào tù nhiều lần, đã lặn lội buôn than trên các chuyến xe lửa Bắc-Nam, hay vân vân.

Nhưng tác phẩm “Lênh Đênh” của Lưu Na rất khác. Văn phong Lưu Na xô đẩy độc giả vào những khung trời cảm xúc. Truyện không phải kể để cho qua. Khi bạn gấp cuốn sách 190 trang lại, sẽ thấy lơ lửng trước mắt, trên các trang giấy là một thời của Sài Gòn, là tiếng rì rào ven biển quanh các trại tỵ nạn Đông Nam Á, là những chen chúc trong xã hội bận rộn nơi xứ người – và sâu thẳm, là một nỗi buồn của người đã đi thật xa, nhớ nhà, nhớ mẹ và tự băn khoăn về trách nhiệm với quê hương.

Văn của Lưu Na có sức mạnh khác thường như thế.


Như trong đoạn văn, nhân vật chính là cô Ngà đứng trong hàng sinh viên ở sân trường, nghe bà Chủ tịch từ Bắc vào tiếp quản, và nghe chị Chánh (sinh viên nằm vùng) nói chuyện và chợt nhớ chuyện má của Ngà kể thời trước 1954 ở Miền Bắc, không khác gì, và hình ảnh trái nghịch giữa ống quần bà cán bộ và các tà áo dài trắng nữ sinh viên, trích:

"Bà nói giọng Trung, nhưng không phải Huế, thấp và tròn. Tấm áo bà ba bằng vải ny lông in bông với cái quần vải đen dầy mịn như lạc loài giữa rừng áo dài trắng. Có lẽ, phải nói là nó kiêu hãnh một mình giữa rừng tà áo mới đúng. Ống quần của bà lật phật theo làn gió trên đôi guốc gỗ, Ngà ngó xuống mình, ngó chung quanh, có ai thấy khó chịu như Ngà với cái ống quần tới mắt cá ấy? Cùng với cái giọng lanh lảnh, cái ống quần phần phật như vả vào mặt mọi người. Bên cạnh bà chủ tịch thấp tè, chị Chánh đã cao như cao hơn. Chị đứng nghiêng nghiêng đầu, tóc kẹp kéo qua một bên vai áo sơ mi trắng, quần đen. Chị cười cười, nụ cười thật vô tư như những thành tích đấu tranh, những mưu mô lươn lẹo để tồn tại với chính phủ cũ là của một ai đó ba đầu sáu tay. Thật lạ, bà chủ tịch, chị Chánh, hay những anh bộ đội ngơ ngác, tất cả như từ cuốn phim “cộng sản” má kể mấy mươi năm trước, hiện ra sống động. Những khuôn mặt im lìm không biểu lộ gì."(Lênh Đênh, trang 12-13)

oOo

Văn của Lưu Na cũng nói về những cảnh đời thường nhưng lại cực kỳ thơ mộng. Và cả đau đớn. Hãy đọc về một ngày mưa, Ngà được thầy Hoà kể về mối tình giữa thầy và chị Phụng, nơi trang 26:

"Một ngày mưa tầm tã Ngà tới lớp thầy Hòa. Thầy đang ân cần chậm nước mưa trên đầu của chị Phụng, người Hoa lai Việt. Chị về rồi, người nhà thầy chửi gióng giả sau bếp, môi thầy mím lại cằm bạnh ra, mặt trắng bệch, con mắt một mí như tóe lửa. Thầy ngồi xuống, nói bằng tiếng Anh, kể với Ngà mối tình với chị Phụng. Ngà nghe tai được tai không, nước mưa dán tóc sát xuống da, Ngà nghe từng giọt nước thấm xuống lòng buốt lạnh, đầu óc váng vất hình ảnh thầy Hòa chậm nhẹ những giọt nước trên tóc chị Phụng. Ngà ra về, nước mưa chảy dọc màng tang nhiễu xuống cổ áo. Có bàn tay nào cho Ngà."


Bạn có thể đọc đi, đọc lại… Văn Lưu Na đẹp như thơ, trong một cảnh cực kỳ hiện thực: thầy Hòa chậm nước mưa trên đầu chị Phụng, khi chị về rồi, tiếng chửi vọng từ sau nhà, thầy phải dùng tiếng Anh kể cho Ngà nghe tình của thầy với chị Phụng, và từng giọt nước mưa ngấm buốt vào lòng Ngà… Bạn hãy hình dung, khi cảnh này nếu đưa vào phim… chúng ta sẽ cảm nhận được nước mưa ngấm cả hơi lạnh trong suốt cõi tử sinh đời người.

Vận mệnh nào cho dân tộc Việt Nam, khi những đôi dép râu bước khắp đường phố Sài Gòn?

Có phải vì trời quá cao, nên không nghe được tiếng dân kêu? Hay vì trời quá thấp, nên mọi chuyện hóa ra chật chội, đổ vỡ?


Tác giả Lưu Na kể về những mảng đời của dân Sài Gòn hệt như các tấm nhôm bị dép râu đạp lên, méo mó, dị hình:

"Ngà từ giã anh Quang ở bùng binh Sài Gòn, ngước mắt nhìn trời. Trời thấp quá, đè bẹp mọi cái thau nhôm to nhỏ thành những miếng nhôm phẳng méo mó dị hình rồi những bước dép râu đạp lên, chà nghiến những miếng nhôm ấy lên mặt đường khô lồi lõm gập ghềnh. Khi Ngà về đến nhà, tấm thân nhôm mỏng đã thủng thêm vài lỗ."(Lênh Đênh, trang 42)


Và thử hỏi, làm cách nào có thể ghi lại nỗi nhớ? Thí dụ, nỗi nhớ má? Tác giả Lưu Na ghi rằng nhân vật Ngà nằm trên đảo chờ tỵ nạn, có những đêm nhớ má, và quặn thắt khi thấy đời mình như con nước trôi xa. Như nơi trang 78-79:

"Đêm hằng đêm Ngà thèm mơ thấy Má, thấy lại mái nhà xưa, thấy lại cả những con người mình hằng ghét bỏ, mà họ bặt tăm, mà đời sống bặt tăm. Tại sao Ngà lại ở chốn này, sao Ngà vẫn sống khi gốc rễ của mình đã tan biến? Sông khi đổ ra biển thì con nước tan vào biển cả nhưng ngọn nguồn lòng bãi vẫn còn dạng hình dấu vết, mà những thân phận con người ra đi lại trở thành con nước bơ vơ không nhập được với đại dương nào trong khi cái nôi hứng đỡ đã một khắc một giờ bị xóa. Nước đi là nước không về. Nước chi là nước giữa trời."

oOo

Tác phẩm Lênh Đênh cũng ghi về một kỷ niệm thơ mộng trên đảo của Ngà, với Bách, một chàng trai hướng dẫn thiếu nhi thánh thể. Nhiều thập niên sau, Ngà gặp lại Bách tại Quận Cam, khi Bách đã trở thành một linh mục từ một tiểu bang xa, đang ghé thăm Quận Cam.


Và sau đây là những dòng văn rất đẹp của tác giả Lưu Na, khi ghi lại cảm xúc của Ngà bâng khuâng khi gặp lại Bách:

"Cuộc sống như sóng dồn, đẩy tấm thuyền bé ngày một xa khơi qua muôn khúc quanh qua ngàn dòng nước. Ngà và Bách đã dạt khỏi nhau như một giấc mơ tỉnh dậy là quên hết. Mọi sự đều có thể và đều không có thể, trăng còn mãi với thời gian nhưng làm sao để có lại một lần cái màu xám bạc hoang liêu. Gặp lại Bách như gặp lại một mảnh đời thất lạc. Gặp lại Bách như tìm thấy bóng mình của thuở đầu đời. Gặp lại Bách như đã đi hết một vòng của cuộc sống. Ngà nhận ra mình vẫn nhớ bờ môi ấy. Ngà nhận ra mình vẫn nhớ hơi ấm của bàn tay xưa.

Vành môi cũ nay ban lời Chúa. Bàn tay xưa nay mở ra phúc âm. Ta là khởi đầu và cũng là kết thúc. Hết một vòng đời Bách rồi đã đến thiên đường, chỉ còn Ngà đứng trên kỷ niệm xưa nhìn lại tháng năm, thấy quãng đời đã qua chỉ là vết đau dài." (Lênh Đênh, trang 187)


Và đó cũng là những dòng cuối truyện. Sách khép lại, nhưng vết đau dài chưa dứt.

Đọc xong những dòng cuối truyện, tôi ước mơ phải chi tác giả Lưu Na viết bằng tiếng Anh, để thế hệ trẻ hiểu được và cảm nhận được những nỗi đau đớn của những người bước lên ghe ra đi. Chân bước đi, cũng như con nước rời xa, vô định. Những gì còn lại sẽ là những dòng chữ của Lưu Na, thơ mộng và đau đớn.
Phan Tấn Hải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.083 giây.