logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/11/2016 lúc 11:46:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,720

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi có một người bạn thân nhất, chúng tôi coi nhau như anh em ruột, lúc đó hai chúng tôi mới 12 tuổi, cùng học chung một lớp, cùng học chung

một trường Dũng Lạc ở Hànội. Di cư vào Miền Nam 1954 và trong thời gian mới bắt đầu vào Sàigòn, hai gia đình chúng tôi cùng ở chung trong

một trại tạm cư tỵ nạn cộng sản, chúng tôi lại có dịp học chung với nhau tại trường trung học Nguyễn Trãi, là nơi tạm thời mượn một trường tiểu

hoc nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Sàigòn, rồi sau khi gia đình anh rời khỏi trại tạm cư, mẹ của anh mở một cái quán nhỏ gần ngay cửa ra

vào chợ Tân Định, một mình bà tự tay tráng bánh cuốn Thanh Trì và bánh cuốn nhân thịt, quán mở cửa từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều và ngày

nào cũng đông nghẹt khách đến ăn, vì bánh cuốn của bà làm vừa thơm ngon lại vừa tráng mỏng dính như tờ giấy, nên nổi tiếng khắp vùng chợ

Tân Định, nhiều khi không kịp tráng đủ bánh cuốn, để cung ứng nhu cầu của khách hàng đến mua hàng ngày mang về nhà ăn, Mỗi ngày bà phải

thức khuya dậy sớm, xào nấu nhân thịt bánh cuốn, pha chế nước mắm ăn bánh cuốn, bà phải dậy sớm từ 4 giờ sáng để chuẩn bị mọi thứ sẵn

sàng đem ra quán, cho kịp giờ mở cửa cho khách đến ăn lúc 6 giờ sáng sớm hôm sau. Nhờ kiếm được tiền nhiều bán bánh cuốn, nên mẹ anh

có dư tiền trả tiền học phí trường tư cho anh, nên mẹ anh chuyển anh về học trường tư thục Đông Tây Học Đường, nằm trên đường Hai Bà

Trưng, thuộc vùng Tân Định. Đây là một trong những hiện tượng rất thường thấy các bà mẹ Việt Nam, làm việc lao động chân tay vất vả cực

nhọc suốt ngày đêm, nhất là các bà mẹ dư cư từ Bắc vào Nam, để kiếm đủ tiền nuôi dưỡng các con ăn học thành tài mai sau.


Vào tháng tư đen 1975, khi công sản xâm chiếm Miền Nam Tự Do Nước Việt Nam, cả hai gia đình chúng tôi đều may mắn được chính phủ Hoa

Kỳ giúp đỡ, đưa chúng tôi ra khỏi Việt Nam đến Hoa Kỳ định cư cùng lúc với mấy trăm ngàn người Việt khác, cũng được hưởng quy chế ty nạn

công sản tại đất nước tự do Hoa Kỳ này. Thế là gia đình anh định cư một tiểu bang xa cách gia đình tôi hàng ngàn dặm, nhưng cứ vài năm

chúng tôi lại hẹn hò gặp mặt nhau, để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm xa xưa, mà bây giờ chúng tôi đã trở thành hai cụ ông 76 tuổi cả rồi,

nhưng riêng người mẹ của anh bạn này, nay vẫn còn sống và cụ đã 98 tuổi, bị bệnh mất trí, đang sống trong viện dưỡng lão và anh bạn tôi là

con trai cả duy nhất của cụ, anh có 3 cô em gái, cô em gái út cũng gần 70 tuổi, tất cả 4 anh em đều lập gia đình, nhưng riêng cô em gái thứ nhì

và thứ ba đều đã trở thành góa phụ, chỉ riêng cô em gái út thì người chồng vẫn còn sống. Vì chúng tôi thân với nhau như anh em ruột, từ hồi

còn thơ ấu cho đến khi chúng tôi lập gia đình, mọi chuyện gì lớn nhỏ xẩy ra trong 2 gia đình của chúng tôi, chúng tôi đều kể lại cho nhau nghe,

hơn thế nữa bố mẹ anh cũng yêu quý tôi, coi tôi như con ruột của ông bà, nên tôi thường xuyên đến nhà ông bà ăn cơm và đôi khi ngủ qua đêm

ở nhà ông bà nữa. Chính vì thế, ngoài những câu chuyện trong gia đình của anh do anh kể lại cho tôi nghe, tôi còn được chứng kiến tận mắt

những công việc nội trợ của mẹ anh, như nấu ăn, thu dọn nhà cửa gọn gang, sạch sẽ, ngăn nắp và được nghe tận tai những lời nói ngọt ngào,

êm dịu của mẹ anh với bố anh và với các em gái anh. Tất cả những đức tính trân quí này của mẹ anh, tiêu biểu sâu đậm những nét đặc biệt của

những bà mẹ Việt Nam thời xa xưa ở quê nhà, mà bây giờ chúng ta rất ít thấy trong một xã hội văn minh, đầy rẫy sự sa đọa cám dỗ cả về thể

xác lẫn tinh thần tại Hoa Kỳ, là nơi đất khách quê hương thứ hai, mà chúng ta đang sinh sống. Sau đây tôi xin tiếp tục kể thêm những chi tiết sự

thật về bà mẹ của anh bạn tôi, có thể điển hình cho những bà mẹ Việt Nam khác, khi bà đưa các con cái bà về Hànội sinh sống, mà tôi vừa mới

chỉ kể lại sơ qua ở phần trên đây, để cống hiến đến quý độc giả hiểu rõ thêm về những bà mẹ Việt Nam, cả đời chỉ biết hy sinh thân mình như

con trâu kéo cầy, làm những công việc vất vả cực nhọc, để lo cho chồng và cho con được sống hạnh phúc, dù có phải chịu đựng nhiều sự gian

nan đau khổ thế mấy đi nữa, cũng không hề than thân trách phận, trái lại trong lòng các bà mẹ Việt Nam này luôn luôn cảm thấy hài lòng, thể

hiện qua nét mặt vui tươi khi nhìn thấy chồng con mình sống hạnh phúc. Vì thế các bà mẹ này dược mọi người kính trọng, ca tụng các bà là

những Bà Mẹ Việt Nam Tuyệt Vời và tôi xin đi sâu từng chi tiết diễn tiến về người mẹ tuyệt vời của bạn tôi như sau :


Ông bố của bạn tôi là cựu học sinh trường trung học Bưởi ở Hànội, sau này vào Sàigòn được đổi tên thành trường trung học Chu Văn An. Sau

khi ra trường, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám Đốc ngân hàng tỉnh Đáp Cầu, gần sát tỉnh Bắc Ninh, Bắc Việt. Gia đình ông có 3 chị em, ông

là con trai út duy nhất, 2 người chị ông đều xinh đẹp, được thiên hạ mệnh danh là Thúy Kiều và Thúy Vân, còn ông được mệnh danh là Kim

Trọng, nổi tiếng thời bấy giờ ở phố Tiền An Bắc Ninh, là các con của cụ Quế Hương thuộc một gia đình điền chủ tại làng Ngô Khê thuộc tỉnh Bắc

Ninh, còn mẹ của anh là một cô gái trẻ đẹp, được liệt vào hàng hoa khôi tỉnh Nam Định, được sinh trưởng trong một gia đình, mà tất cả các anh

em đều mang giòng máu âm nhạc. Trai tài gái sắc tình cờ gặp nhau trở nên duyên nợ vợ chồng và bà đã sinh hạ cho ông 4 người con, 1cậu

con trai cả duy nhất đầu lòng và 3 cô con gái như tôi vừa kể ờ phần trên đây. Khi ông bố của anh qua đời ở tuổi 33, thì người con trai cả là bạn

tôi mới lên 9 tuổi, người con gái thứ nhì 6 tuổi, người thứ ba 4 tuổi và người con gái út mới 2 tuổi. Vì muốn sống tự lập, không muốn nhờ vả vào

nhà chồng, mặc dầu gia đình nhà chồng rất giầu có, nhưng bà nhất quyết rời bỏ tỉnh Bắc Ninh, đem 4 đứa con theo bà lên Hànội sinh sống, nhờ

sự giúp đỡ tận tình của người em trai ruột kế bà, là một nhạc sĩ nổi danh từ Bắc vào Nam. Ngoài sự giúp đỡ vật chất của người em trai nhạc sĩ

này, trong những năm tháng ở Hànội, để có thêm lợi tức hàng tháng chi dùng cho 4 đứa con, bằng cách bà làm vài loại bánh ngọt theo công

thức bánh của Pháp, hàng ngày tự tay bà dem đến giao hàng cho một tiệm chuyên bán bánh ngọt của Pháp làm chủ, nổi tiếng tại Hà Thành tiêu

thụ. Rồi 2 ngày cuối tuần vào mỗi buổi tối, người con trai cả của bà, đeo trên vai một thùng bánh ngọt Caravát, đi theo người Cậu nhạc sĩ chơi

đàn trong vũ trường của người Pháp làm chủ, để bán bánh mang tiền về cho mẹ.


Khi di cư vào Miền Nam Tự Do 1954, mấy năm đầu bà mở quán bán bánh cuốn ở chợ Tân Định, như đã được đề cập ở phần mở đầu của bài

này, sau đó ít lâu, qua sự giới thiệu của Cha Bề Trên Trần Văn Hưng, Giám Đốc Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng, Sàigòn, bà được tuyển chọn

làm Quản Lý cho Viện Mồ Côi Hội Dục Anh, đường Nguyễn Tri Phương, Chợ Lớn. Trong rất nhiều năm, bà cai quản hơn một chục nhân viên và

2 cô giáo viên, trông nom săn sóc gần 200 trẻ em mồ côi, từ sơ sanh cho đến 18 tuổi và những em bé sơ sinh nào còn mẹ, thì được người mẹ

đón về nhà ngủ qua đêm, đến sang sớm hôm sau lại mang con đến gửi. Trong suốt thời gian nhiều năm, 4 người con của bà cũng cùng sống

chung với các trẻ em mồ côi ở trong cô nhi viện. Để phụ giúp thêm ngân khoản chi dùng cho viện trẻ em mồ côi, bà đã tổ chức những buổi trình

diễn văn nghệ tại rạp hát Thống Nhất Sàigòn và đi lưu diễn tại một số các tình, như Cần Thơ, Vĩnh Long, Rạch Gía, Mỹ Tho, Châu Đốc để kiếm

tiền gây quỹ cho viện mồ côi, tất cả các diễn viên tài tử trình diễn trên sân khấu trong các buổi văn nghệ này, đều do 3 cô con gái của bà cùng

với một số đông các em mồ côi lớn tuổi đã được huấn luyện đảm nhiệm, phần ban nhạc do người con trai cả của bà, đã được người Cậu ruột

là nhạc sĩ chỉ dạy về âm nhạc phụ trách. Nhờ sự hy sinh, dạy dỗ và tích cực khuyến khích của bà trong vấn đề học vấn cho con cái, nên anh

con trai cả của bà là bạn tôi, đã được Cơ Quan Cố Vấn Quân Sự và Viện Trợ Hoa Kỳ, gọi tắt là MACV đã tuyển dụng anh làm Phụ Tá Quản

Đốc (Chief Quarterman) 18 Kho Tiếp Liệu Quân Sự Hoa Kỳ tại Tân Thuận Đông, Nhà Bè, trước khi 18 kho tiếp liệu này được di chuyển đến căn

cứ Long Bình, Biên Hòa. Trong tinh thần nhất trí cầu tiến của bà, ban ngày bà điều hành cô nhi viện Dục Anh, ban tối bà ghi tên học các lớp Anh

Ngữ ở trường Khải Minh và bà còn thuê giáo sư dạy Anh Ngữ Mr. Singh, người Ấn Độ về tại nhà dạy cho cả gia đình và sau hơn 3 năm liên tục

học Anh Ngữ, bà cảm thấy tạm đủ vốn sinh ngữ để có thể giao thiệp với người Mỹ, bà liền yêu cầu con trai bà giới thiệu bà vào làm việc cho sở

Mỹ, cho đến tháng tư đen 1975.


Lại thêm một lần thứ hai nữa, bà cùng các con các cháu phải lên đường di cư sang Hoa Kỳ tìm tự do, vừa mới ra khỏi trại ty nạn tại Hoa Kỳ để

đến người bảo trợ, vì sẵn biết tiếng Mỹ, nên bà nhờ người bảo trợ kiếm việc làm cho bà ngay, để bà đi làm Salad Maker cho nhà hàng của

Sheraton Hotel để kiếm tiền gửi về Việt Nam, nuôi dưỡng gia đình người con gái út của bà có 4 con, vẫn còn kẹt lại Việt Nam. Vì ngày đêm quá

lo lắng cho gia đình người con gái út này, bà sợ không đủ tiền để gửi về hàng tháng cho gia đình cô con gái út đông con ở Việt Nam, nên bà

phải làm việc lao động vất vả mỗi ngày10 tiếng, để có nhiều tiền gửi về Việt Nam cho gia đình của cô con gái út này. Vào những ngày mùa đông

giá lạnh, mưa tuyết rơi xuống đông thành đá trên đường phố, mặc dầu nhà hàng cho phép bà nghỉ ở nhà không lãnh lương, nhưng bà vẫn không

chịu nghỉ làm ở nhà, bà nhất quyết đi làm kiếm tiền gửi về Việt Nam hàng tháng.


Cách đây 4 tuần lễ, anh bạn tôi điện thoại cho tôi biết là vào giữa tháng 10 sắp tới đây, cô em gái thứ nhì của anh sẽ tổ chức mừng Lễ Thượng

Thọ 98 tuổi cho mẹ tại vùng Hoa Thịnh Đốn, với niềm hy vọng vào dịp này, các con cháu có thể về họp mặt đông đủ để chúc mừng tuổi thọ của

cụ, mặc dàu hiện tại, cụ bị bệnh lãng trí, phải ngồi xe lăn và đang phải nằm điều trị trong viện dưỡng lão, nhưng hàng ngày các cô em gái của

anh vẫn thay phiên nhau, vào thăm nom cụ, trong khi anh ở tiểu bang xa, nên không thường xuyên về thăm cụ được. Anh còn cho biết là ngày

đầu tiên, trước khi con cháu họp mặt đông đủ để mừng Lễ Thượng Thọ cho cụ, chỉ có một mình anh từ xa đã về tới DC trước mấy ngày, còn

vợ anh vì sức khỏe không mấy khả quan, nên xin kiếu vắng mặt hôm đó, không thể đi với anh được và tất cả các cô em gái đều thông cảm cho

sự vắng mặt của chị dâu vào ngày hôm đó, nhưng khi nghe thấy cô em gái nói với tôi, là không biết trước được mẹ của chúng ta có thể sống

được bao nhiêu lâu nữa và nhỡ biết đâu tổ chức Lễ Thượng Thọ cho mẹ lần này là lần chót cho cụ, vợ anh nghe nói thế nên ngày hôm sau tức

tốc mua vé máy bay để kịp thời đến tham dự ngày ý nghĩa cao trọng này của mẹ chồng cùng với anh.


Sau khi vợ chồng anh đi tham dự ngày Mừng Lễ Thượng Thọ của mẹ anh tại vùng Hoa Thịnh Đốn và vừa về tới nhà, anh liền điện thoại tâm sự

cho tôi nghe như sau: Suốt 2 tuần lễ ở đây, mỗi ngày tôi đều vào thăm mẹ tôi trong viện dưỡng lão, bón thức ăn đã được nghiền nát cho cụ ăn

như cho em bé ăn, nhìn thấy cảnh tượng cụ nằm liệt trên giường, làm cho lòng tôi bồi hồi se thắt lại, với đôi mắt dướm lệ, hồi tưởng lại những

sự hy sinh cao quí của một góa phụ trẻ đẹp ngày nào, giữ gìn tiết trinh, sống độc thân thờ chồng, nuôi dưỡng 4 đứa con còn thơ dại, cho đến

khi 4 đứa con đã khôn lớn ra ngoài xã hội và tất cả đều lập gia thất. Chắc anh đã biết rõ gia đình của tôi, vì chúng ta là bạn thân thiết với nhau

như anh em ruột sống trong một mái nhà, anh thường xuyên đến ăn ngủ ở nhà tôi khi chúng ta còn độc thân và mẹ tôi cũng rất thương mến anh

như con trai của cụ (xin xem lại những nét đặc thù về người mẹ anh , mà tác giả đã miêu tả ở phần đầu của bài viết này). Nhiều lúc tôi ngồi thơ

thẩn một mình, lắng đọng tâm hồn trong giây phút, để cảm nghiệm thấy riêng phần tôi, là một đứa con thiếu bổn phận của một đứa con hiếu

thảo đối với người mẹ Việt Nam Tuyệt Vời của chúng tôi trên cõi đời này, bà đã săn sóc cho chúng tôi từ miếng cơm manh áo, lo thuốc thang

cứu chữa cho riêng tôi qua khỏi những căn bệnh hiểm nghèo, thập tử nhất sinh khi tôi còn thơ ấu, cũng như khi tôi trưởng thành, nhất là khi tôi bị

tai nạn xe hơi đụng gẫy chân, phải bó bột nằm trên giường mấy tháng không đi được, mà bây giờ mẹ tôi nằm trên giường bệnh trong viện

dưỡng lão, đáng lý ra tôi phải nên sống gần gũi bên cụ, để đến thăm nom an ủi cụ trong viện dưỡng lão, bón cơm cho cụ ăn ít nhất mỗi tuần vài

ba lần, gọi là một chút báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục con cái của mẹ tôi mới phải đạo là người con hiếu thảo với cha mẹ, vì cụ đã

nuôi nấng, tận tình giúp đỡ cho 4 anh chị em chúng tôi có được cuộc sống gia đình hạnh phúc, con cháu thành đạt tốt đẹp như ngày nay mà cụ

hằng mong ước. Dù biết cụ bây giờ bị mất trí, ngày cuối cùng tôi đến từ giã cụ, để tôi lên đường trở về nơi tiểu bang tôi đang cư ngụ, tôi nói vài

tạm từ biệt với cụ trong sự xúc động cực độ: Thưa mẹ, con đã ghi sâu trong đáy lòng của con những gì mẹ đã hy sinh cả cuộc đời son trẻ của

mẹ cho chúng con, mẹ là tấm gương bác ái soi đường cho chúng con đi theo mẹ và riêng con là đứa con trai yêu quí nhất của mẹ, đã và đang

làm những việc xã hội bác ái vô vụ lợi, để theo tấm gương bác ái của mẹ đối với tha nhân, từ khi con mới bước chân vào xã hội để tự lập cuộc

đời cho con, mà con tin chắc rằng mẹ biết, nên đã có nhiều lần mẹ tỏ thái độ hài lòng về những việc con làm và mẹ đã từng nói với vị xếp của

con, là mẹ rất hãnh diện có một người con trai duy nhất là con, con xin cảm tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con có một người mẹ có trái tim bác

ái như mẹ. Amen.



Trước khi anh chấm dứt những lời tâm sự nhiệt thành trên đây của anh với tôi trong điện thoại là: Tôi mong ước sao cho các con cháu của

chúng ta sau này, đừng trở thành những người cộng sản vô cảm đối với cha mẹ của chúng nó, nhất là cha mẹ là những bậc sinh thành ra chúng

nó, nếu vì lý do cha mẹ bị bệnh tật hay sức khỏe yếu kém, con cái không thể trông nom, săn sóc cha mẹ ở nhà được, đành phải gửi cha mẹ

vào viện dưỡng lão, như trường hợp của mẹ tôi, thì phận làm con cái, hãy nên nhớ vào thăm cha mẹ thường xuyên để an ủi tinh thần các Ngài,

kẻo sau này sẽ phải hối hận về hành động bất hiếu của mình, hành động vô cảm đối với cha mẹ mình, lúc đó nếu có hối hận thì cũng đã muộn,

vì các Ngài bất chợt đã ra đi vĩnh viễn, mà chúng ta sẽ không bao giờ còn thấy các Ngài hiện diện trên trần gian này nữa và biết đâu một ngày

kia, chính chúng ta cũng sẽ là những nạn nhân phải đau khổ, vì thái độ vô cảm, bất hiếu của con chúng ta đối với chúng ta, như chính chúng ta

đã có thái độ vô cảm, bất hiếu đối với Ông Bà Nội Ngoại của chúng trước kia, mà các bậc tiền nhân thường nói: Hễ Gieo Gió Thì Sẽ Gặt Bão.

Nghe anh bạn tôi nhắc đền câu châm ngôn này, làm tôi bất chợt nhớ lại cách đây khoàng 7 năm, khi tôi được Đức Tổng Giám Mục Công Giáo

Oklahoma City, chỉ định tôi làm tuyên úy tình nguyện cho trại tù Oklahoma County Jail liên tục 21 năm , thì có một trại tù tạm giam hơn 200 tù

nhân hình sự, mà tất cả những tù nhân này 90% là người Việt, đã thi hành xong các bản án từ 10 năm cho đến 15 năm tù, nay họ bị tạm giam

tại một trại tù ở tỉnh Waurica, thuộc tiểu bang Oklahoma, để chờ ngày bị trục xuất trả về Việt Nam, nếu chính quyền cộng sản Việt Nam bằng

lòng chấp nhận họ trở về nguyên quán. Trong thời gian họ bị tạm giam ở đây, ông Quản Đốc trại tù (Sheriff) mời tôi mỗi tháng 2 lần đến thăm

viếng an ủi anh em tù nhân vì ông biết tôi là người Việt Nam. Một hôm như thường lệ, tôi đến thăm anh em tù nhân tại đây, thì có một anh tù

nhân khoảng ngoài 30 tuổi, tâm sự riêng với tôi, là anh ta đã thi hành xong bản án ờ tù 10 năm, về tội gia nhập băng đảng đi cướp tiền bạc và

nữ trang tại một tư gia, để có tiền mua thuốc xì ke ma túy hút và anh đã kháng cự lại cảnh sát đang thi hành công vụ bằng vũ khí cá nhân của

anh, anh kể tiếp hồi anh 15 tuổi, anh còn nhớ bố anh cư xử tệ bạc với bà nội của anh, ông nội anh chết sớm trước bà nội, khi bà nội bị tai biến

mạch máu não (Stroke), không đi đứng được, bà nội phải vào ở trong viện dưỡng lão, hoàn toàn do chính phủ đài thọ tiền thuốc men, tiền bác

sĩ khám bệnh, tiền ăn ở viện dưỡng lão, bố mẹ anh không phải tốn một đồng xu cắc bạc nào hết, trái lại khi bà nội còn đi làm cleaning up cho

một khách sạn 10 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, về tới nhà, bà nội nấu cơm , dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ, bố mẹ chỉ biết đi làm kiếm tiền

và về tới nhà bố mẹ ăn cơm xong là rủ nhau chui vào phòng ngủ coi phim bộ. Cứ cách 2 tuần bà nội lãnh lương, bà nội đưa hết số tiền lương

cho bố mẹ, nói là để phụ trả tiền nhà, tiền ăn cho gia đình, thỉnh thoảng bà nội lại mua đồ chơi cho 2 đứa em nhỏ của con và mua bánh kẹo cho

chúng con ăn, con có hỏi bà nội là bà nội lấy tiền ở đâu để mua đồ chơi và quà bánh cho chúng con, thì bà nội nói là tiền thưởng (tip) của những

quan khách ngủ qua đêm tại khách sạn, trước khi họ rời khách sạn cho bà. Con còn nhớ rõ, có lần bố anh nói cho anh biết, bố mẹ và các con

được ở căn nhà khang trang, mới xây cất như thế này, là do tiền của bà nội bán vàng của bà nội cho bố mẹ, để bố mẹ có đủ số tiền down 50%

mua căn nhà này, nên mỗi tháng chỉ phải trả tiền nhà rất ít. Rồi một tai nạn thảm khốc đau thương, bất ngờ xẩy đến cho bà nội, trong khi bà nội

đang lau chùi nhà bếp, bị trượt chân té xuống sàn nhà bếp lát bằng đá hoa, bố con gọi 911 đưa bà vào nhà thương cứu cấp, sau đó như đã nói

ở phần trên đây, vì không ai có mặt ở nhà để săn sóc bà nội, nên bố mẹ phải gửi bà nội vào trong viện dưỡng lão và bà nội sống ở đây gần 4

năm trời mới qua đời. mà anh không hiểu lý do tại sao bố mẹ anh chỉ vào thăm bà nội mỗi tháng một lần, nên có một lần anh vào thăm bà nội,

có một điều làm anh ngạc nhiên nhất và thắc mắc, anh hỏi bà nội là bà nội có biết lý do tại sao bố mẹ anh không vào thăm bà nội thưòng xuyên

không? Bà nội chỉ lắc đầu và những giọt nước mắt tuân tràn trên hai gò má chỉ còn da bọc xương của bà nội, nên từ đó mỗi lần anh vào thăm

bà nội, anh không dám hỏi bà nội câu hỏi này nữa. Quay trở lại về lời của anh bạn tôi nhắc lại câu châm ngôn : Gieo Gió Thì Sẽ Gặp Bão quả

thật rất đúng. Nhưng theo tôi nghĩ câu châm ngôn: Cha Ăn Mặn Con Khát Nước có lẽ còn đúng hơn, vì người bố của anh tù nhân này cư xử bất

hiều với mẹ ruột mình như thế, thì nay người con lãnh hậu quả bị ở tù 10 năm và anh tù nhân này còn có thể bị ở tù thêm nhiều năm nữa, khi

đương sự bị trục xuất trả về Việt Nam, nếu chính quyền cộng sản bằng lòng chấp nhận cho đương sự trở về nguyên quán.


Sau hết, tác giả xin chân thành đa tạ người bạn thân nhất của tôi, anh đã gợi lại cho tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm của thời niên thiếu xa xưa

giữa chúng tôi, từ thời gian chúng tôi còn ở Hànội, rồi di cư vào Sàigòn cho đến khi chúng tôi sang đến Hoa Kỳ tìm tự do, nhất là anh đã khéo

léo nhắc nhở cho tôi một cách kín đáo, là tôi cũng đang có một người mẹ tuyệt vời như mẹ của anh, hiện vẫn còn sống trên trần gian này và

tình trạng sức khỏe của mẹ tôi cũng tương tự giống như tình trạng sức khỏe của mẹ anh, mà hiện tại mẹ tôi đang sống trong viện dưỡng lão,

làm cho tôi cảm thấy băn khoăn bối rối trong đáy lòng, tự hỏi lòng mình, không biết tôi có cảm thấy thiếu bổn phận là đứa con hiếu thảo với mẹ

tôi, như trường hợp của bạn tôi không?
Nguyễn Mạnh San
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.357 giây.