logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 09/11/2016 lúc 09:02:50(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ

UserPostedImage
D. Trump ngỏ lời với các ủng hộ viên tại New York ngày 09/11/2016.

« Tôi sẽ là tổng thống của toàn thể dân Mỹ”, đó là tuyên bố của ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump hôm nay, 09/11/2016, sau khi vừa đắc cử tổng thống Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử hôm qua. Ông Trump cũng cho biết đã được cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton gọi điện chúc mừng, gián tiếp công nhận bà đã thua cuộc.

Nhiều đài truyền hình Mỹ hôm nay đã đồng loạt đưa tin nhà tỷ phú Donald Trump chiến thắng, sau khi theo các kết quả cho thấy ông đã giành được hơn 278 đại cử tri, vượt quá ngưỡng 270 đại cử tri cần thiết để đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Đối thủ của ông, ứng cử viên Clinton chỉ được 219 đại cử tri.

Ngay cả trước chiến thắng của ông Trump được thông báo, các thị trường tài chính thế giới đã sụt điểm mạnh, khi thấy rằng kết quả bầu cử sẽ trái ngược với những thăm dò ý kiến.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 09/11/2016 lúc 09:20:59(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

co  
#2 Đã gửi : 09/11/2016 lúc 09:19:07(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Bầu cử Mỹ: Donald Trump đắc cử, Cộng Hòa vẫn giữ hai viện Quốc Hội

UserPostedImage
Donald Trump phát biểu tại New York, ngày 9/11/2016.
REUTERS/Mike Segar

Đánh bạt mọi dự báo và kết quả thăm dò bất lợi, ứng cử viên đảng Cộng Hòa Donald Trump đã đắc cử tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử ngày 08/11/2016. Chiến thắng của ông Trump diễn ra đồng thời với thắng lợi của đảng Cộng Hòa Mỹ trong hai cuộc bầu cử Quốc Hội, tiếp tục nắm đa số tại Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ.

Dù kết quả chính thức và toàn diện chưa được công bố, nhưng vào sáng nay, giờ Paris, hãng tin Mỹ AP và mạng truyền hình Fox đã đồng loạt loan báo sự kiện ông Donald Trump đã giành được 277 đại cử tri, vượt qua ngưỡng cần thiết là 270 phiếu để thành tổng thống Mỹ. Đối thủ của ông là bà Hillary Clinton chỉ được 218 phiếu đại cử tri, nên đã gọi điện cho đối thủ của mình để thừa nhận thất bại.

Một cách khái quát, ứng cử viên đảng Cộng Hòa đã thành công nhờ chiến thắng tại hầu hết các bang được gọi là “chưa dứt khoát” như Florida, Ohio hay Bắc Carolina, thậm chí còn giành được một số bang có truyền thống bầu cho đảng Dân Chủ như là Wisconsin, vốn từ năm 1984 đến nay không bầu cho đảng Cộng Hòa.

Với chiến thắng vừa dành được, ông Donald Trump sẽ chính thức trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, ngày 20 tháng Giêng năm 2017 tới đây, kết thúc tám năm nắm giữ quyền hành pháp của đảng Dân Chủ với tổng thống Barack Obama.

Phát biểu tại trụ sở của mình sau khi kết quả được loan báo, ông Donald Trump đã cam kết sẽ trở thành tổng thống của mọi người Mỹ :


« Tôi vừa nhận được cú điện thoại từ Hillary Clinton. Bà ấy đã chúc mừng thắng lợi của chúng ta. Tôi hoan nghênh bà Clinton, cùng gia đình, đã đầu tư rất nhiều, chiến đấu quyết liệt trong suốt cuộc tranh cử vừa qua. Bà ấy đã làm việc từ lâu và rất vất vả vì đất nước chúng ta. Chúng ta rất biết ơn những gì bà ấy đã làm để phục vụ đất nước.

Đã đến lúc Hoa Kỳ phải hàn gắn vết thương chia rẽ. Đã đến lúc chúng ta phải đoàn kết lại. Tôi muốn nói với những người thuộc phe Cộng Hòa, phe Dân Chủ, những người có quan điểm độc lập, các công dân Mỹ ở khắp mọi miền, là đã đến lúc chúng ta phải đoàn kết muôn người như một. Tôi cam kết với mỗi công dân của đất nước chúng ta : Tôi sẽ là tổng thống của mọi người Mỹ.

Đối với những ai không ủng hộ tôi trong cuộc tranh cử này, tôi xin chìa tay ra với quí vị, để đón nhận những lời khuyên, những hỗ trợ của quí vị, để chúng ta có thể làm việc cùng nhau, phục vụ đất nước tuyệt vời của chúng ta ».

Đảng Cộng Hòa vẫn làm chủ Lưỡng Viện

Trong cuộc bầu cử hôm qua, đảng Cộng Hòa Mỹ đã toàn thắng, vì cũng đã giành thắng lợi trong hai cuộc bầu cử quan trọng khác: Bầu lại một phần Thượng Viện, và bầu ra một Hạ Viện mới. Một cách tổng quát, đảng Cộng Hòa vẫn duy trì được quyền kiểm soát hai cơ quan lập pháp này. Thành công này sẽ cho phép tổng thống Trump dễ dàng hành động.

Trước lúc mở ra cuộc bầu lại một phần ba Thượng Viện Hoa Kỳ, hiện có 54 thượng nghị sĩ Cộng Hòa so với 46 thượng nghị sĩ Dân Chủ, đảng Cộng Hòa rất lo ngại vì có đến 24 ghế của đảng này trên tổng số 34 ghế phải thay đổi. Các cuộc thăm dò dư luận lại dự đoán là đảng Dân Chủ có thể chiếm được 4 ghế, thậm chí hơn nữa từ tay đảng Cộng Hòa.

Tuy nhiên, kết quả lại không như vậy. Ba thượng nghị sĩ Cộng Hòa ra tái cử tại ba bang Pennsylvania, Bắc Carolina và Wisconsin vẫn được tín nhiệm trở lại, trái với kết quả thăm dò bất lợi trước đó. Chỉ có duy nhất một thượng nghị sĩ Cộng Hòa mãn nhiệm tại bang Illinois là bị thua vào tay đối thủ đảng Dân Chủ. Còn tại tất cả các đơn vị còn lại, đảng Cộng Hòa đã bảo toàn được lực lượng.

Đối với đảng Cộng Hòa, việc duy trì được quyền kiểm soát Thượng Viện rất quan trọng vì đây là một định chế tối quan trọng, có khả năng cản đường hay hỗ trợ đắc lực cho Nhà Trắng.

Ở Hạ Viện cũng thế. Trong cuộc bầu lại toàn bộ 435 dân biểu, theo kết quả dự phóng được hãng truyền thông NBC công bố, dù giành được thêm 8 ghế dân biểu, nhưng đảng Dân Chủ vẫn chỉ được tổng cộng 196 ghế trong Hạ Viện, trong lúc đảng Cộng Hòa vẫn giữ được đa số tuyệt đối với 236 dân biểu.

Nhìn chung, với quyền kiểm soát cả ba định chế Nhà Trắng, Thượng viện và Hạ Viện – tức là cả hành pháp lẫn lập pháp, đảng Cộng Hòa Mỹ sẽ có thể dễ dàng thông qua các bộ luật theo ý muốn của mình, từ Hạ Viện qua Thượng Viện (hay ngược lai) để rồi chuyển lên cho tổng thống ban hành.

Những người ủng hộ Trump đón mừng thắng lợi

Bài phát biểu mừng chiến thắng của ông Donald Trump diễn ra khá đơn giản trong khách sạn Hilton tại New York trước khoảng 3.000 người ủng hộ. Không khí đón mừng thắng lợi không ồn ào và náo nhiệt như vốn có của những người ủng hộ ông trong chiến dịch tranh cử.

Đặc phái viên Gregoire Pourtier tại New York,

Sau 8 giờ chờ đợi những người đầu tiên đến khách sạn Hilton, những người ủng hộ Donald Trump, trong tâm trạng bất ngờ và thăng hoa khi nghe nhà vô địch của họ phát biểu với tư cách là một tổng thống tương lai của nước Mỹ. Cuộc tập hợp của họ được đặt tên là “tiến lên giành chiến thắng”. Tuy nhiên cô Megane, một người tham gia mít tinh, thừa nhận trước đó đã không tin vào thắng lợi.

“Sáng nay tôi thực sự không mấy lạc quan, tôi đã nghĩ là chúng tôi đã thua và rồi các kết quả xuất hiện dần, sự phấn khích bắt đầu dâng cao. Tôi đứng giữa hội trường này trong 7 giờ đồng hồ, tất cả sẽ thay đổi từ bây giờ. Tôi không biết sẽ thế nào, nhưng chắc sẽ rất tuyệt vời”.

Buổi tối ăn mừng không kéo dài mãi. Rời khách sạn Hilton, những người ủng hộ Donald Trump đều tươi cười mạn nguyện. Nhưng lúc này không có sự huênh hoang, phô trương. Trước đó ít phút, ba nghìn người dự trong hội trường đã gần như bị điếc tai vì tiếng reo hò. Ông Romance, 58 tuổi, không dấu được niềm vui:

“ Thật tuyệt diệu, đó là một cuộc cách mạng, một trận động đất với Hoa Kỳ và cả thế giới nữa, trong đó có nước Pháp. Donald Trump đã có bài phát biểu rất hay và lịch lãm. Ông cảm ơn Hillary Clinton, ông kêu gọi đoàn kết, ông hứa sẽ làm việc hết mình vì đất nước. Ông đã làm tất cả một cách rất chuẩn, không một sai sót”.

Trên đường phố, không khí có vẻ dịu hơn. Trước cửa khách sạn, vẫn còn vài trăm người ủng hộ Donald Trump đến để bày tỏ niềm vui mừng, nhưng cũng không ồn ào".

Theo RFI
co  
#3 Đã gửi : 09/11/2016 lúc 09:22:49(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Bầu cử Mỹ 2016: 5 lý do Donald Trump thắng cử

Donald Trump đã lật ngược tất cả các dự đoán ngay từ đầu chiến dịch tranh cử cách đây hơn một năm.

UserPostedImage

Rất ít người ngờ được ông Trump sẽ đứng ra tranh cử, ông đã tranh cử. Họ nghĩ ông không thể giành thêm điểm trong các cuộc thăm dò ý kiến, ông đã giành được thêm điểm. Họ nói ông không thắng được các cuộc bầu cử thứ cấp, ông đã thắng. Họ nói ông không thể được bầu làm ứng viên của đảng Cộng hòa, ông đã được bầu.
Cuối cùng, họ nói ông không có cách nào để cạnh tranh, chứ đừng nói là chiến thắng cuộc tổng tuyển cử này.
Và giờ đây ông đã là tổng thống đắc cử Trump.
Dưới đây là 5 lý do khiến ông làm được điều nhiều người không ngờ được và không thể hiểu được.
Làn sóng da trắng ủng hộ Trump
UserPostedImage
Làn sóng ủng hộ Trump
Từng thành trì được đánh đổ. Từng bang một, Trump đã giành được chiến thắng ở Ohio, Florida và North Carolina.
Điều đó làm bà Clinton bị quây trong "bức tường xanh" và bức tường này cuối cùng cũng bị đổ.
Nơi bám trụ cuối cùng của đảng Dân chủ dựa vào sức mạnh của Clinton ở các bang Tây bắc nước Mỹ. Đây là các bang đã hàng thế kỷ nay vốn bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, một phần dựa vào sự ủng hộ của các cử tri da đen và giai cấp lao động da trắng.
Những người thuộc giai cấp lao động da trắng, nhất là những người không có bằng đại học, cả phụ nữ và đàn ông, đã đồng loạt bỏ rơi đảng Dân chủ. Những cử tri vùng nông thôn đi bỏ phiếu rất đông. Và những người Mỹ cảm thấy họ bị chính phủ bỏ rơi và bị tụt hậu so với giới tinh hoa ở các vùng bờ biển cũng đã lên tiếng.
Dù đảng Dân chủ giữ được những bang như Virginia và Colorado, Wisconsin đã đổ - và theo đó là hy vọng làm tổng thống của bà Clinton.
Sau cùng, bà Clinton đã thắng vòng bầu cử phổ thông nhờ có sự ủng hộ mạnh mẽ ở các bang như California và New York, và đã thua ở mức sát nút hơn dự đoán ở các bang đỏ vốn ủng hộ đảng Cộng hòa như Utah.
Làn sóng Trump đã tràn vào tất cả các bang nó cần tới. Và tràn mạnh.
Một Donald không hạ được
UserPostedImage
Một Donald không hạ được
Ông Trump đã bôi nhọ cựu chiến binh có nhiều thành tích John McCain.
Ông đã gây chiến với hãng tin Fox News và biên tập viên được yêu mến, Megyn Kelly.
Ông đã gây tranh cãi mạnh khi ông được phỏng vấn về lần ông đã chế nhạo một cựu hoa hậu gốc Latin khi cô tăng cân.
Ông đã đưa ra lời xin lỗi nửa vời khi đoạn băng video quay ông khoác lác về những lần đề nghị tình dục với phụ nữ bị tiết lộ.
Ông ngắc ngứ trong ba vòng tranh luận tranh cử tổng thống với các màn trình diễn ít có sự chuẩn bị.
Tất cả những điều đó không quan trọng. Dù ông bị mất điểm trong các cuộc thăm dò sau mấy sự cố trên, sự ủng hộ của ông như là lò xo - cuối cùng đã bật lại.
Có lẽ những vụ tai tiếng của Trump diễn ra nhiều quá và nhanh quá nên đối thủ chưa kịp trở tay. Có lẽ tính cách và sức lôi cuốn của ông Trump là quá mạnh, nên các vụ xì căng đan đã chóng qua. Vì lý do gì đi nữa, không gì hạ được ông.
Người ngoài cuộc
UserPostedImage
Người ngoài cuộc
Ông Trump tranh cử chống lại đảng Dân chủ. Ông còn chống lại quyền lực ngay trong đảng của mình.
Ông đã thắng tất cả.
Ông Trump lên ngôi nhờ đã hạ gục nhiều đối thủ thứ cấp của đảng Cộng hòa . Một số người, kể cả Marco Rubio, Ted Cruz, Chris Christie và Ben Carson, cuối cùng cũng phải chùn. Một số người cố chống chọi với Trump, như Jeb Bush và Thống đốc bang Ohio John Kasich, bây giờ chỉ là người ngoài đảng nhìn vào.
Còn những người còn lại trong đảng, từ người phát ngôn của Thượng Nghị Viện Paul Ryan trở xuống thì sao? Ông Trump không cần đến sự giúp đỡ của họ - và có thể ông đã thắng vì ông đã không ngần ngại phản đối họ.
Thái độ không cần ai hết của ông Trump đã thể hiện sự độc lập và vị trí người ngoài cuộc của ông tại thời điểm mà nhiều người dân Mỹ bất mãn với Washington (dù họ không đủ bất mãn để đến mức không bầu lại các hạ nghị sĩ đang giữ ghế).
Các chính trị gia đã cảm nhận được tinh thần này của dân chúng - chẳng hạn đại biểu Bernie Sanders của đảng Dân chủ, cũng như ông Cruz. Tuy nhiên, không ai đã nắm bắt được tinh thần này bằng Trump, và ông đã vào được nhà Nhà Trắng nhờ điều đó.
Nhân tố Comey
UserPostedImage
Nhân tố Comey
Các cuộc thăm dò rõ ràng là đã sai khi dự đoán thành phần và lựa chọn của các vùng bầu cử, nhất là ở các bang miền Trung Tây Mỹ. Tuy nhiên, trong những ngày cuối cùng của chiến dịch, sự thật là các kết quả thăm dò cho thấy hai đối thủ sát nút và Trump có thể có đường thắng cử.
Con đường này không hề rõ cách đây hai tuần, khi mà giám đốc FBI James Comey đưa ra lá thư thông báo cơ quan này sẽ mở lại cuộc điều tra về việc sử dụng email cá nhân của bà Clinton.
Đúng là thời điểm đó, các kết quả thăm dò cho thấy khoảng cách đang thu hẹp, nhưng ông Trump được nhiều điểm nhất trong mấy tuần từ khi ông Comey đưa ra lá thư đầu tiên thông báo mở lại cuộc điều tra, cho đến khi ông có lá thư thứ hai nói FBI sẽ ngừng điều tra bà Clinton.
Dường như trong thời gian này, ông Trump đã củng cố đại bản doanh của mình thành công, đưa những người có quan điểm bảo thủ lâu năm về phe mình và làm tan vỡ hy vọng đưa ra thông điệp cuối chiến dịch ấn tượng với các cử tri Mỹ của bà Clinton.
Tất nhiên, các động thái của ông Comey sẽ không bao giờ là yếu tố quan trọng nếu bà Clinton luôn nghiêm chỉnh gửi tất cả các email công việc của mình qua các máy chủ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Điều này sẽ còn làm bà phải suy ngẫm lâu.
Tin vào bản năng
UserPostedImage
Tin vào bản năng
Cuộc tranh cử của ông Trump là không truyền thống nhất từ trước tới nay, nhưng cuối cùng ông lại thạo hơn tất cả các chuyên gia.
Ông chi nhiều tiền để mua mũ hơn là để thuê những người dự đoán phiếu bầu. Ông đến vận động ở các bang như Wisconsin và Michigan nơi mọi người nói ông không có khả năng thắng.
Ông tổ chức các cuộc gặp mặt cử tri lớn thay vì tập trung gõ cửa từng nhà và vận động dân đi bầu.
Ông có cuộc đại hội chính trị quốc gia bất đồng và có lúc hỗn loạn, và một bài phát biểu nhận chức ứng viên đen tối nhất trong các bài phát biểu cùng loại trong lịch sử chính trị đương thời Mỹ.
Ông chi tiêu ít hơn rất nhiều so với chiến dịch tranh cử của bà Clinton, cũng như ở vòng bầu cử đảng Cộng hòa thứ cấp. Ông lật ngược các tôn chỉ làm thế nào để thắng cử tổng thống.
Tất cả các quyết định này của ông Trump - và nhiều quyết định nữa - bị chế nhạo trong giới "hiểu biết".
Tuy nhiên, cuối cùng thì các quyết định của ông Trump đã mang lại kết quả. Ông Trump và những người thân cận nhất của ông - con cái ông và một số ít cố vấn - sẽ là người cười sau. Và họ sẽ làm điều đó từ Nhà Trắng.
Theo BBC

Sửa bởi người viết 09/11/2016 lúc 09:33:24(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

co  
#4 Đã gửi : 09/11/2016 lúc 09:37:16(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Chân dung tổng thống tỷ phú của nước Mỹ

UserPostedImage
Ông Donald Trump vận động tranh cử tại Ohio ngày 05/09/2016.
REUTERS/Mike Segar

Là tỷ phú, sao của chương trình truyền hình thực tế, ông Donald Trump đã trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ trong cuộc bầu cử hôm 08/11/2016. Khi Donald Trump dấn thân cho tham vọng lớn ở tuổi 70, không mấy ai tin vào một nhà kinh doanh với tính khí bốc đồng, ăn nói văng mạng có thể đi đến đích cuối cùng, bước vào Nhà trắng.

Thế nhưng với một nguồn nghị lực sung mãn hiếm có, nhà tỷ phú thuộc đảng Cộng Hòa đã làm sai lệch mọi dự báo của giới quan sát, làm nên một địa chấn chính trị, trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, lãnh đạo cường quốc kinh tế, quân sự lớn nhất thế giới.

Ông Donald Trump, tên đầy đủ là Donald John Trump, sinh 14/06/1946 tại New York, là con thứ tư trong gia đình có 5 người con. Cha ông là Fred Trump, một nhà tài phiệt trong lĩnh vực bất động sản. Sau khi tốt nghiệp khoa kinh tế tại Đại học Pennsylvania, Donald Trump bước vào sự nghiệp kinh doanh, làm việc tại công ty của cha ông. Đến năm 1974 thì đứng ra lập công ty riêng và cũng nhanh chóng thành công trong lĩnh vực bất động sản.

Donald Trump đã nhanh chóng thành công trong sự nghiệp làm ăn. Hiện ông nắm trong tay vô số danh mục bất động sản, bao gồm các khách sạn nổi tiếng, khu giải trí, casino, cao ốc văn phòng, chung cư cao cấp ở rất nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới. Đế chế bất động sản của Trump đã được xây dựng trên những công trình đồ sộ.

Donald Trump cũng nổi tiếng với những vụ ly dị ồn ào. Kết hôn 3 lần, có 5 người con. Người vợ hiện tại của ông là bà Malania Trump, một người mẫu gốc Slovania, kết hôn cách đây 11 năm.

Sự nghiệp chính trị của Donald Trump chỉ được chú ý tới khi ông thông báo ra ứng cử tổng thống Mỹ hồi tháng 6/2015. Donald Trump đã liên tiếp tạo bất ngờ khi lần lượt đánh bại 12 đối thủ ở cuộc bầu cử sơ bộ để trở thành ứng viên chính thức của đảng Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống Mỹ, chạy đua với ứng viên của đảng Dân Chủ Hillary Clinton.

Chính trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay, bằng những phát biểu gây sốc mạnh về những vấn đề chính trị, bằng những hứa hẹn làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại, nước Mỹ là trước tiên, bằng cách khơi dậy nỗi lo sợ của người dân Mỹ, Donald Trump đã tạo sự khác biệt về một nhà chính trị có nhãn quan lãnh đạo đất nước.

Với Donald Trump không có gì là kiêng kỵ. Ông dám nói tất cả một cách theo bản năng không cần suy nghĩ cho dù điều đó có đụng chạm đến ai. Donald Trump không ngần ngại lên án “một hệ thống gian lận của các chính trị gia tha hóa", hay lên án truyền thông “đầu độc tinh thần người dân Mỹ”. Donald Trump biết đưa ra những giải pháp đơn giản nhưng có phần cực đoan cho những vấn đề cho đến giờ là nhạy cảm khó xử với các nhà chính trị truyền thống. Như xây tường, trục xuất người nhập cư lậu đến từ Mêhicô hay cấm cửa với những người Hồi Giáo để đối phó với khủng bố.

Về quan hệ đối ngoại của nước Mỹ, cũng bằng những ngôn từ mạnh mẽ, không ngại thô bạo, Donald Trump là người chỉ trích mạnh mẽ mọi đường lối chính sách của Hoa Kỳ từ trước đến nay, coi đó là nguyên nhân đẩy người dân Mỹ vào cảnh mất công ăn việc làm.

Lúc này trước mắt Donald Trump là làm sao để những lời hứa trong cuộc vận động tranh cử trở thành hiện thực giống như giấc mơ trở thành tổng thống Hoa Kỳ của ông.
Theo RFI
co  
#5 Đã gửi : 09/11/2016 lúc 09:40:25(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Trump đắc cử, thế giới trở nên vô định

UserPostedImage
Những người ủng hộ ông Donald Trump chơi trò ném phi tiêu nhắm vào ứng cử viên Dân Chủ Hillary Clinton. Trong một quán bar tại Jerusalem, Israel, sau ngày bầu cử, 09/11/2016,
Ảnh : REUTERS/Ammar Awad

Nếu như việc cử tri Anh Quốc bỏ phiếu thuận cho Brexit đã là một trận động đất đối với Liên Hiệp Châu Âu, thì việc nhà tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống là một trận động đất chính trị còn dữ dội hơn đối với toàn cầu, vì nó đưa Hoa Kỳ và cả thế giới vào một thời kỳ vô định.

Trước hết, trong suốt chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, ứng cử viên Cộng Hòa không hề nói rõ về các chính sách mà ông sẽ thi hành, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại giao. Nhà tỷ phú New York đúng là đã hứa sẽ tái lập sự hùng mạnh cho Hoa Kỳ, nhưng điều này có nghĩa là phục hồi thịnh vượng cho dân Mỹ, chứ không phải theo hướng để cho cường quốc quân sự hàng đầu thế giới này can dự ra bên ngoài. Nói cách khác, với Trump làm tổng thống, Hoa Kỳ có thể sẽ thu mình lại, đi theo hướng chủ nghĩa biệt lập.

Thật ra thì trong thời gian tranh cử, nhà tỷ phú New York, một người chưa hề có kinh nghiệm về ngoại giao hay quân sự, đã có đưa ra một số ý tưởng chủ đạo giúp chúng ta có thể mường tượng về chính sách đối ngoại của tổng thống tân cử Hoa Kỳ.

Đối với châu Âu, ông Donald Trump, vốn ủng hộ Brexit, vẫn cho rằng Liên Hiệp Châu Âu nên tự lo lấy thân và nhất là tự tài trợ cho phòng thủ của họ, hơn là cứ núp mãi dưới cây dù Mỹ. Nói cách khác, theo ông, khối NATO chỉ có thể vận hành được và Hoa Kỳ có thể ứng cứu một đồng minh bị tấn công, nếu các quốc gia châu Âu tăng ngân sách quốc phòng.

Trong thời gian qua, ông Trump vẫn chỉ trích chính sách can thiệp ra bên ngoài của Hoa Kỳ, cũng như không chấp nhận các chiến dịch quân sự do chính quyền George W. Bush tung ra. Tuy vậy, ông cũng đã tỏ ý muốn gia tăng lực lượng quân đội Mỹ và thề sẽ « hạ nốc ao » quân thánh chiến Hồi Giáo. Có điều tổng thống tân cử của Mỹ không nói rõ ông sẽ làm bằng cách nào.

Mặt khác, tuy nhà tỷ phú New York đã nhiều lần ca ngợi tổng thống Putin, « một lãnh đạo xuất sắc hơn Obama », nhưng chưa ai rõ là nước Mỹ với tân tổng thống Donald Trump sẽ có quan hệ ra sao với nước Nga. Nhưng có lẽ là ông sẽ không dễ dàng bán rẻ các lợi ích của Hoa Kỳ ở châu Âu, cho dù sẽ tìm cách cải thiện quan hệ với Matxcơva.

Đối với các đồng minh của Mỹ ở châu Á, ông Trump cũng đã từng yêu cầu Nhật Bản, Hàn Quốc hãy tự bảo vệ lấy thân, nếu cần sẽ cho các nước này được trang bị vũ khí nguyên tử, hơn là dựa vào sự che chở của Hoa Kỳ. Nhưng ông cũng không nói rõ sẽ có chính sách như thế nào để ngăn chận tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Trong thời gian tranh cử, ông Trump cũng đã nhiều lần tuyên bố muốn rút ra khỏi hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Chưa biết là tân tổng thống Mỹ sẽ dám làm như thế hay không.

Cuộc vận động tranh cử của nhà tỷ phú New York một phần cũng là đi theo hướng bác bỏ toàn cầu hóa và các hiệp định thương mại quốc tế, mà ông cho là đã góp phần phá hủy việc làm của dân Mỹ. Ông Trump cũng đã tỏ ý muốn tái lập các hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, nhưng đồng thời ông cũng bác bỏ hiệp định tự do mậu dịch Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP giữa Hoa Kỳ với các nước châu Á.

Về tranh chấp chủ quyền Biển Đông, ông Trump cũng chưa nói rõ lập trường của ông, trong khi đây là một trong những hồ sơ gai góc nhất trong quan hệ Mỹ-Trung.

Các định chế chính trị Mỹ cho tổng thống nhiều quyền hành động trong chính sách ngoại giao hơn là trong các vấn đề chính trị đối nội, tức là ông Trump sẽ rảnh tay thực hiện đường lối ngoại giao của ông theo hướng chủ nghĩa biệt lập. Tuy nhiên, người ta có thể hy vọng là, giống như trường hợp của Ronald Reagan trước đây, tổng thống Trump một khi bước vào Nhà trắng ngày 20/01 năm tới, đối diện với những thực tế, sẽ có thái độ thực dụng hơn. Điều này còn tùy thuộc còn thành phần êkíp mà ông sẽ thành lập trong thời gian chuyển tiếp. Chỉ sợ là ông Trump sẽ làm theo ý mình hơn là nghe lời các cố vấn!
Theo RFI
co  
#6 Đã gửi : 09/11/2016 lúc 09:43:05(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Chiến thắng của D. Trump : Quốc tế chúc mừng, nhưng thận trọng

UserPostedImage
Một người ủng hộ ông Trump giương biểu ngữ, New York, 09/11/2016.
REUTERS/Mike Segar

Việc ông Donald Trump giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã gây nhiều phản ứng thận trọng, ẩn chứa những lo ngại của nhiều nước trên thế giới, bên cạnh đó cũng có không ít tiếng nói ca ngợi người chiến thắng.

Ngay sau khi có kết quả Donald Trump thắng cử, Liên Hiệp Châu Âu đã ra thông cáo chúc mừng thắng lợi của ông Donald Trump. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean Claude Juncker và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, Donald Tusk đã mời tổng thống đắc cử của Mỹ tới thăm Châu Âu khi có thời gian thích hợp. Thông cáo cũng nhấn mạnh “tầm quan trọng hơn bao giờ hết là tăng cường mối quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương” để vượt qua những thách thức lớn hiện nay của thế giới, được Bruxelles dẫn ra như là cuộc chiến chống Daech, hồ sơ Ukraina, biến đổi khí hậu và làn sóng di cư.

Tại Pháp, tổng thống François Hollande, sau phiên họp hội đồng các bộ trưởng, trưa nay đã có một bài diễn văn trang trọng tại phủ tổng thống. Sau khi chúc mừng tổng thống tân cử của Mỹ vừa được bầu nên một cách dân chủ, ông François Hollande đã nhấn mạnh đến những thách thức mới cho các vấn đề quốc tế với sự kiện ông Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ. Theo lãnh đạo Pháp, việc ông Donald Trump giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Mỹ sẽ mở ra “một thời kỳ bất trắc” .

Lãnh đạo ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier thì dự báo một “thời kỳ khó khăn” trên bình diện quốc tế với việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Trong khi đó, trong một thông cáo của Kremlin, tổng thống Nga Vladimir Putin đã ca ngợi người thắng cử tổng thống Mỹ và ngỏ ý hy vọng quan hệ Nga-Mỹ sẽ được cải thiện.

Về châu Á, một điểm ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama, mối quan ngại chủ yếu là trên hồ sơ kinh tế. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong thông cáo chúc mừng ông Donald Trump thắng cử đã hy vọng mối quan hệ đồng minh cũng như quan hệ kinh tế Mỹ - Nhật được duy trì nguyên vẹn.

Còn về phía Trung Quốc, một trọng điểm quan hệ của Mỹ với châu Á, chủ tịch Tập Cận Bình đã gởi điện chúc mừng tổng thống tân cử của Mỹ, cho biết ông rất muốn nhanh chóng làm việc với ông Trump, trên tinh thần "không đối đầu" và theo nguyên tắc" tôn trọng lẫn nhau". Thật ra, không phải tất cả những tuyên bố sốc trong chương trình tranh cử của ông Donald Trump đều bất lợi cho Bắc Kinh.

Thông tín viên Heike Schmidt tường trình từ Bắc Kinh :

"Con khỉ có biệt danh “thánh tiên tri” Gela đã ôm hình nộm của Donald Trump, báo trước chiến thắng của ông vài ngày trước cuộc bầu cử. Tuy nhiên những đề xuất của ông Trump có nhiều điểm khiến Trung Quốc phải lo sợ.

Là người ủng hộ quyết liệt các biện pháp bảo hộ mậu dịch, ông Trump hứa sẽ đánh thuế nhập khẩu 45% những sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Đó sẽ là một cơn ác mộng với nền kinh tế Trung Quốc đang trong tình trạng giảm tốc.

Nhưng còn có những hứa hẹn khác liên quan đến nước này. Đó là việc ông hứa sẽ không ký Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương. Trung Quốc không được tham gia Hiệp định này và giờ đây Bắc Kinh hy vọng hiệp định sẽ bị rơi vào quên lãng.

Một điểm tích cực khác với Bắc Kinh. Donald Trump đã chỉ trích nước Mỹ phải chi phí quá tốn kém để hiện diện quân sự trong vùng Biển Đông. Vậy là từ giờ, Bắc Kinh có thể đưa tàu chiến đến các vùng biển tranh chấp mà không lo ngại Washington can dự vào.

Về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc là một vấn đề rất quan trọng với Hillary Clinton. Trong khi đó, Donald Trump có vẻ như không mấy quan tâm đến. Bắc Kinh có thể tiếp tục chiến dịch trấn áp những tiếng nói chỉ trích mà không phải ngần ngại gì".
Theo RFI
co  
#7 Đã gửi : 09/11/2016 lúc 09:45:11(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Trump thắng bất ngờ, thị trường thế giới chao đảo

UserPostedImage
Màn hình tỷ giá hối đoái tại một công ty Nhật Bản, Tokyo, 09/11/2016.
REUTERS/Toru Hanai

Một cơn hoảng loạn toàn diện đã lan ra trên các thị trường quốc tế ngay từ sáng sớm hôm nay, 09/11/2016, khi có các dấu hiệu về khả năng ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Các thị trường chứng khoán châu Âu đều tuột dốc khi vừa mở cửa, theo gót các thị trường châu Á trước đó.

Bị rúng động đầu tiên là các thị trường châu Á. Chứng khoán Tokyo, mở ra vào lúc chiến thắng của bà Hillary Clinton còn được dự báo, đã phấn khởi tăng 0,64%. Thế nhưng chỉ ít lâu sau đó, chỉ số Nikkei đã nhanh chóng lao dốc, giảm mạnh 5,36% khi đóng cửa. Tương tự như vậy, Hồng Kông cũng mất gần 2,2%.

Tại châu Âu, thị trường Paris và Milano, mở cửa lúc tin Donald Trump đắc cử được xác định chắc chắn, đã giảm mạnh, với Paris mất 2,05%, Milan mất 3%. Riêng thị trường Luân Đôn có vẻ bình tĩnh hơn, chỉ giảm 0,51% mười lăm phút sau khi mở cửa.

Tại Bắc Mỹ, hai đồng tiền peso Mêhicô và đôla Canada, hai nước bị Donald Trump đe dọa về các hiệp định mậu dịch đã ký với Mỹ, đều tuột giá. Đồng peso so với đồng đô la Mỹ chẳng hạn đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử của mình, mất 14% giá trị.

Một cách tổng quát, việc ông Trump lên làm tổng thống Mỹ đã khiến cho các thị trường tài chánh thế giới hoảng sợ, vì ông bị coi là một con ngáo ộp, luôn có những lời lẽ đả kích các hiệp định tự do mậu dịch, đồng thời lại thiếu kinh nghiệm chính trị, nguồn gốc của tình trạng bấp bênh.
Theo RFI
co  
#8 Đã gửi : 09/11/2016 lúc 09:50:25(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Hàn gắn nước Mỹ : "Nhiệm vụ bất khả thi" của Donald Trump?

UserPostedImage
Tân tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump.
REUTERS/Carlo Allegri

Cuộc bầu cử tổng thống và Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ tiếp tục là chủ đề chính trên các nhật báo Pháp phát hành sáng 09/11/2016, dù không kịp cập nhật kết quả. Nhà tỉ phú địa ốc Donald Trump, ứng viên đảng Cộng Hòa, trở thành chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng.

Bài xã luận của nhật báo Le Figaro cho rằng nhiệm vụ đầu tiên của tân tổng thống Hoa Kỳ là hàn gắn nước Mỹ. Ngày tổng tuyển cử 08/11 là bằng chứng mới nhất cho thấy một nước Mỹ đầy thương tích. Một nước Mỹ phải gột rửa hết bùn để tìm ra những vết thương và chữa trị chúng, mà tân tổng thống Mỹ phải đóng vai trò một bác sĩ quân y.

Sau chiến dịch tranh cử tổng thống, ngoài bạo lực và bùn lầy, còn là hình ảnh của một thất bại lớn. Chỉ thỏa mãn với những lời chỉ trích biếm họa, các chính trị gia, các cơ quan thông tấn, các nhà phân tích đã không nhận thấy chiếc máy ủi Trump lừ lừ tiến tới. Hay đúng hơn là họ đã không nhận thức được một dân tộc đang nổi giận đứng sau lưng người đàn ông quá khích, quàu quạu.

Tình trạng lộn xộn này đã che dấu một thực tế xã hội. Đằng sau những ngọn lửa giận dữ theo « khuynh hướng Trump » xuất hiện một nước Mỹ hoàn toàn khác khác. Một tầng lớp công nhân bình dân cam chịu và lo lắng đủ thứ : từ sự phồn thịnh đang đi xuống đến mở cửa biên giới, từ toàn cầu hóa đến đa văn hóa và tình trạng nhập cư ồ ạt. Tiếp theo là một cộng đồng người, chủ yếu là da trắng, sống tách biệt và tự khép mình trong nỗi ám ảnh bị hạ thấp và gạt ra ngoài lề.

Một nước Mỹ khác đã xuất hiện và thế giới soi mình vào tấm gương này. Giới tinh hoa dân chủ châu Âu đã vỡ mộng. Sau khi cười nhạo điều không tưởng, họ đã phải sửng sốt vì điều không thể. « Brexit » và sự trỗi dậy của các đảng phái phản hệ thống tại Lục Địa Già là những dấu hiệu tăm tối cho họ. Bài báo kết luận : cuối cùng, sự nổi giận của dân chúng Hoa Kỳ rất gần với các thế lực đòi hỏi thay đổi triệt để tại châu Âu.

Bẩy hồ sơ gai góc chờ tân tổng thống

Giống nhận định của bài xã luận trên Le Figaro, Libération cho rằng hàn gắn « những sứt mẻ căn bản và bất bình đẳng » là nhiệm vụ đầu tiên trong số « 7 hồ sơ của tân tổng thống » được nhật báo liệt kê.

Hoa Kỳ bị chia rẽ sâu sắc kể từ thập niên 1970, đến mức ngày nay chỉ 0,1% người giầu Mỹ sở hữu khối tài sản tương đương với 90% tài sản của những người nghèo nhất. Tài sản trung bình của các gia đình Mỹ gốc da trắng cao hơn 13 lần so với các gia đình da đen. Tỉ lệ trẻ em da đen chết yểu cao gấp hai lần so với trẻ da trắng. Bất bình đẳng xã hội còn được thể hiện trong việc tách biệt về chỗ ở và trường học, thiếu phương tiện công cộng và vay tín dụng nhà đất…

Hồ sơ thứ hai là « Kinh tế ». Tám năm sau cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn (subprimes), dường như nền kinh tế Mỹ phát triển tốt hơn, nhưng thật ra vẫn bấp bênh. Thêm vào đó là khối nợ công của Hoa Kỳ đang ở mức gần 20.000 tỉ đô la và sẽ chạm đến mức trần vào đầu năm 2017. Điều này báo hiệu các cuộc đàm phán khó khăn vào tháng Hai và chính phủ có nguy cơ thiếu tiền vào đầu tháng Ba. Nếu Nghị viện không đạt được thỏa hiệp, nền kinh tế Mỹ sẽ có thêm một khó khăn mới.

Tiếp theo, hệ thống bảo hiểm y tế (Affordable Care Act, ACA, hay Obamacare) là một trong những trọng tâm của chính quyền Obama, nhưng lại bị phe Cộng Hòa phản đối. Ngoài ra, tân chủ nhân Nhà Trắng còn phải đối mặt với tình trạng người chết vì dùng thuốc phiện quá liều, khoảng 80 người mỗi ngày và số tiền chi cho tiêu thụ ma túy hàng năm lên tới 75 tỉ đô la.

Hồ sơ thứ tư là chính sách « Nhập cư ». Đây là một trong những thất bại sâu cay của tổng thống Barack Obama. Vì quá tập trung vào cải cách hệ thống bảo hiểm y tế, ông đã lơ là vấn đề này, dù đã đưa lên hàng ưu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai. Giới chuyên gia cũng chia sẻ một quan điểm là phải có một thỏa thuận giữa hai phe để cải cách sâu rộng hệ thống nhập cư.

« Chính sách đối ngoại » là thách thức thứ năm, cùng với những hồ sơ gai góc như nội chiến ở Syria, cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Irak và Syria, sự trỗi dậy của Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương, sự can thiệp của Nga ở Đông Âu và Trung Đông và vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Theo nhận định của giới chuyên gia, mọi thay đổi chiến lược do Washington quyết định sẽ được các đồng minh và đối thủ của Mỹ nghiên cứu kỹ lưỡng, mà bắt đầu là Nga.

Hai chủ đề cuối là « Biến đổi khí hậu » và vấn đề nhân sự ở « Tòa Án Tối Cao »
Theo RFI
co  
#9 Đã gửi : 09/11/2016 lúc 09:53:36(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Dư luận Mỹ lo ngại về chiến thắng của Donald Trump

UserPostedImage
Một nghệ sĩ ủng hộ Donald Trump, Times Square, New York, 9/11/2016.
REUTERS / Mark Kauzlarich

Dư luận Mỹ, kể cả những người ủng hộ ông Donald Trump, đều đã rất bất ngờ trước chiến thắng của ứng cử viên Cộng Hòa, trái với kết quả thăm dò dư luận. Bà Hillary Clinton thất cử vì cử tri da màu đã không đi bỏ phiếu đông đảo, trong khi cử tri là người da trắng tầng lớp lao động ở các miền quê ồ ạt bỏ phiếu cho ông Trump. Vừa bất ngờ, đa số dân Mỹ vừa lo ngại cho tương lai, vì chưa biết các chính sách của ông Trump sẽ ra sao. Đó là nhận định của nhà báo Phạm Trần khi trả lời RFI Việt ngữ hôm nay, 09/11/2016.

Theo RFI
co  
#10 Đã gửi : 09/11/2016 lúc 10:02:12(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Kinh Tế Hoa Kỳ Sau Bầu Cử

...nhiều người sẽ phải hy sinh, được phúc lợi ít hơn và đóng thuế nhiều hơn.

Hôm Thứ Ba, hơn 130 triệu người Mỹ đã đi bầu trong một cuộc tổng tuyển cử sóng gió nhất của lịch sử cận đại. Cuộc tranh cử Hoa Kỳ khiến toàn thế giới quan tâm theo dõi vì siêu cường này vẫn có ảnh hưởng toàn cầu và lý tưởng dân chủ có giá trị phổ biến. Nhưng, sau cuộc bầu cử, đâu là những bài toán kinh tế của nước Mỹ? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về chuyện này….

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hôm Thứ Ba mùng tám, cử tri Hoa Kỳ có tổng tuyển cử để bầu ra những người sẽ lãnh đạo nước Mỹ, gồm có Tổng thống, Phó Tổng thống, toàn thể 435 Dân biểu Hạ viện, 34 trong số 100 Nghị sĩ Thượng viện cùng 12 Thống đốc Tiểu bang và nhiều chức vụ dân cử khác tại các địa phương. Cuộc tranh cử Tổng thống năm nay cuốn hút sự chú ý của dư luận khắp nơi vì không khí rất lạ kỳ, thậm chí kỳ cục, với ngôn từ có vẻ nhuốm mùi mị dân. Nhưng việc bầu cử không chỉ có hai người đứng đầu Hành pháp Liên bang mà còn có nhiều đại biểu khác và Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích cho là sau cả năm tranh cử, cấp lãnh đạo mới của nước Mỹ sẽ phải giải quyết những bài toán kinh tế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, tôi xin nêu vài nhận xét về phong thái tranh cử khá đặc biệt của Hoa Kỳ để ta khỏi hiểu lầm về nền dân chủ Mỹ.

- Ngay thời lập quốc hơn 200 năm trước, tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ đã có nét sỗ sàng tới mức thô tục giữa ban vận động của các ứng viên, là điều ít thấy ở nhiều nước dân chủ khác. Nhưng chẳng vì vậy mà họ lại coi nhau là kẻ thù phải tiêu diệt và sau bầu cử thì họ vẫn nói đến việc dung hòa qua điểm và hợp tác chứ không bỏ tù hay thủ tiêu đối lập. Thứ hai, trong nền dân chủ Mỹ, ai cũng có quyền nêu ra loại đòi hỏi ưu tiên mà người khác có khi gọi là phụ thuộc hay chẳng đáng kể. Cái quyền công khai xác định tầm quan trọng đó, như nên bảo vệ kỷ cương xã hội hay phải bảo vệ quyền tự do văn hóa, cũng phản ảnh tinh thần dân chủ mà xứ khác lại cho là thái quá. Thứ ba, nhiều khi việc tranh cử tại Mỹ có nhuốm mùi mị dân, nói cho lịch sự là “đại chúng”, lần này cũng vậy. Tuy nhiên, ta nên thấy rằng đấy là trào lưu đang phổ biến tại các xứ Âu-Mỹ khi quần chúng thất vọng với giải pháp cổ điển của các chính đảng truyền thống nên ưa thích loại chương trình táo bạo mà người khác cho là mị dân. Then chốt nhất, nhiều chế độ độc tài như phát xít hay cộng sản đã xuất phát từ phong trào mị dân, tại Hoa Kỳ thì điều ấy rất khó xảy ra chính là vì dân chúng có quyền chọn ưu tiên khác và các lãnh tụ mị dân sẽ sớm trôi vào lãng quên. Bây giờ thì ta có thể trở lại trọng tâm của đề tài.

Nguyên Lam: Thưa vâng, trọng tâm của đề tài là những bài toán kinh tế đang chờ đợi giới lãnh đạo mới. Thưa ông, cụ thể thì đâu là những ưu tiên mà họ cần giải quyết?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Người ta có nhiều cách xác định ưu tiên, bản thân tôi thì thấy ra ba loại vấn đề lớn mà Tổng thống thứ 45 và Quốc hội Khóa 115 sẽ tuyên thệ nhậm chức vào đầu năm tới phải sớm cùng giải quyết. Dư luận quá chú ý đến cuộc bầu cử Tổng thống chứ việc bầu ra Quốc hội mới cũng rất quan trọng để góp phần giải quyết ba bài toán này trong mấy năm tới. Thứ nhất là sự chuyển dịch dân số gây ra nạn lão hóa, với tỷ lệ người già cao hơn nên đòi hỏi nhiều dịch vụ hơn xưa. Thứ hai là hồ sơ di dân. Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ nhất các nước hậu công nghiệp là nhờ di dân, mà cũng vì vậy nên gặp nhiều bài toán kinh tế xã hội phải giải quyết. Thứ ba, và gần như là hậu quả của hai vấn đề trên, chính là nạn thiếu hụt công quỹ và phải vay mượn. Ba loại thách đố ấy sẽ đòi hỏi sự tỉnh táo để giải quyết, chứ không dễ hứa hẹn như khi đi tranh cử.

Nguyên Lam: Chúng ta nghe nói đến nạn lão hóa dân số tại Nhật Bản, Âu Châu và thậm chí Trung Quốc, thưa ông, Hoa Kỳ cũng gặp hiện tượng đó hay sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Mọi quốc gia đã phát triển đều tiến tới tình trạng đó khi người ta lập gia đình trễ hơn và có ít con hơn, vài chục năm sau thì lực lượng lao động vì thu hẹp trong khi giới cao niên lại đông hơn và sống thọ hơn nên tự nhiên trở thành loại trung tâm phí tổn mà lớp người trẻ đang ở vào tuổi lao động phải chu cấp qua ngả này hay ngả khác. Cụ thể thì tại Hoa Kỳ, thành phần cao niên trên 65 tuổi đã càng ngày càng đông, từ 12,5% dân số vào năm 1990 thì sẽ chiếm 16% trong vài năm nữa, để tới năm 2030 sẽ là 20% dân số. Khối dân này đòi hỏi nhiều khoản chi của ngân sách liên bang nên có thể giới hạn các ưu tiên kia. Người ta thấy rằng đà tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ có giảm sút một phần cũng vì hiện tượng dân số đó, khi thế hệ sinh đẻ vào thời Hậu chiến, từ 1946 tới 1964 sẽ dần dần về hưu mà vẫn cần các dịch vụ xã hội hay y tế cho tuổi già. Trong cuộc tranh cử, ít ai nói tới những yêu cầu của năm mười năm tới, nhưng nếu không có kế hoạch giải quyết ngay từ bây giờ thì nước Mỹ cũng có thể đi vào chu kỳ suy thoái đã thấy tại Nhật Bản.

Nguyên Lam: Ông vừa nói Hoa Kỳ có dân số trẻ nhất trong các nước hậu công nghiệp chính là nhờ tiếp nhận di dân. Bây giờ, thưa ông vì sao di dân lại là loại vấn đề ưu tiên của Mỹ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Quả thật là khi tiếp nhận di dân, đa số từ các nước nghèo hơn với tỷ lệ sinh sản cao hơn người bản địa, thì Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn và vài chục năm nữa lại còn trẻ hơn dân số Trung Quốc nên sẽ có năng suất còn cao hơn. Tuy nhiên, việc hấp thụ di dân đòi hỏi thời gian và tốn kém, nếu không khéo giải quyết thì dễ gây mâu thuẫn chính trị giữa di dân và người bản địa như chúng ta đã thấy trong cuộc tranh cử năm nay.

Nguyên Lam: Thưa ông, chúng ta nên nhìn như thế nào thì có thể hiểu ra bài toán kinh tế, xã hội và chính trị của vấn đề di dân vì đấy đã là một đề tài tranh luận khá gay gắt tại Hoa Kỳ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là giữa khối dân bản địa và thành phần di dân cần có một tỷ lệ tương xứng để di dân học hỏi và chấp nhận các giá trị văn hóa tinh thần đã làm nên bản sắc quốc gia. Với lãnh thổ rộng lớn và đất đai phì nhiêu, Hoa Kỳ thừa sức có dân số cao gấp ba, nhưng đấy là về dài. Trong trung hạn thì vẫn cần thời gian hội nhập lớp người mới định cư. Tính đến vài năm trước thì thành phần sinh đẻ ngoài nước Mỹ, là di dân, lên tới 42 triệu, là 13% dân số toàn quốc, tỷ lệ cao nhất từ trăm năm nay nên khó nói là người Mỹ kỳ thị di dân.

- Vấn đề là trong số này cỡ 11 triệu là nhập cư bất hợp pháp nên khó xử trí theo cả hai mặt tình lý. Sau khi định cư thì di dân và con cái phải học ngôn ngữ và tập quán Mỹ và được giáo dục đào tạo để làm nên sự giàu mạnh cho Hoa Kỳ và trong giai đoạn ấy thế hệ nào cũng có những va chạm để thích ứng. Nếu nhận vào quá đông và quá nhiều người thiếu tay nghề thì giai đoạn thích ứng sẽ kéo dài, tốn kém và mâu thuẫn giữa lớp người trước và người sâu thường xảy ra. Nhiều xứ khác đặt nặng tiêu chuẩn tay nghề hay kiến năng của di dân, Hoa Kỳ lại có từ tâm thiện ý và thiên về tiêu chuẩn đoàn tụ nên càng dễ gặp loại mâu thuẫn đó. Chưa nói tới mối nguy khủng bố, nhiều nước Âu Châu cũng gặp bài toán này và vì lẽ đó khủng hoảng đã xảy ra trong nội bộ Liên hiệp Âu châu.

Nguyên Lam: Thưa ông, nếu vậy thì hiện tượng lão hóa dân số và bài toán di dân lại kết tụ vào nhau và ảnh hưởng đến tương lai của nước Mỹ. Trong khi đó, phải chăng là các ứng cử viên cứ tranh luận về quá khứ mà chưa nói rõ là họ sẽ làm gì cho tương lai?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong mọi cuộc tranh cử thì mục đích yêu cầu chỉ là thắng cử, mọi kế hoạch hành động như thuế khóa, anh sinh, trợ cấp hay an ninh quốc phòng, v.v… đều chỉ là phác họa mà thôi. Sau khi đắc cử thì người ta mới thấy ra nhiều vấn đề thật và sẽ phải cùng hợp tác để giải quyết. Nếu không, họ sẽ thất cử vào kỳ tới!

- Khi đó, giới lãnh đạo mới thấy là mọi chương trình đều lệ thuộc vào một điều kiện là kinh tế phải tăng trưởng để quốc gia có phương tiện giải quyết. Nhưng làm sao tăng trưởng và phát triển khi Hoa Kỳ đang mắc nợ quá nhiều? Sản lượng kinh tế của nước Mỹ hiện ở mức 18 ngàn tỷ đô la một năm mà gánh nợ thì lên tới gần 20 ngàn tỷ, chưa kể khoảng ba ngàn tỷ của chính quyền tiểu bang hay các địa phương. Chương trình của chúng ta nhiều lần nói tới núi nợ quá lớn và sẽ sụp đổ của Trung Quốc mà không thể quên gánh nợ của nước Mỹ đã lên tới khoảng 125% của Tổng sản lượng chứ không ít. Đấy không là chuyện nợ nần trong nội tình Hoa Kỳ mà là nợ các thế hệ về sau, thí dụ như về qũy An sinh Xã hội do lớp trẻ đóng góp để trả cho người già yếu. Chưa nói đến việc thanh toán các khoản nợ đang tích lũy thì hàng năm ngân sách quốc gia Hoa Kỳ vẫn phải trả tiền lời, ít ra là 250 tỷ trong năm nay và thật ra còn nhiều hơn vậy, lên tới 400 tỷ nếu kể thêm nhiều khối nợ ngoại ngạch. Với đà này thì chưa đầy chục năm nữa, khoản tiền lời đó có thể lên tới 800 tỷ đô la một năm.

- Trong khi ấy, vì kinh tế tăng trưởng chậm, thu hoạch về thuế khóa sút giảm so với yêu cầu công chi và hiện có khoảng 43 triệu người thuộc diện nghèo khốn, 56 triệu người ghi danh trong quỹ Bảo trợ Y tế Medicare, gần 43 triệu cần phiếu trợ cấp thực phẩm, v.v… Đấy là các bài toán đang chờ đợi thành phần vừa mới đắc cử. Khi tranh cử thì ai cũng có thể hứa hẹn sẽ tăng trợ cấp hay không giảm phúc lợi, nhưng thực tế của kế toán quốc gia, cụ thể là nạn bội chi ngân sách đã lên tới hơn ngàn tỷ lại không cho áp dụng chính sách hào phóng đó. Nếu cứ tiếp tục thì mỗi năm số công trái, là nợ nần của công quyền, sẽ thêm hai ngàn tỷ.

Nguyên Lam: Thưa ông, nếu tính nhẩm thì ngoài khoản nợ hiện nay là hơn 20 ngàn tỷ, cộng thêm tiền lời và số bội chi cỡ hai ngàn tỷ một năm, v.v… như ông vừa trình bày, trong vòng năm năm nữa thôi, số công trái của nước Mỹ có thể lên tới 30 ngàn tỷ đô la. Chưa nói đến vốn chứ khoản tiền lời hàng năm ngân sách quốc gia cần thanh toán có thể lên tới mức nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Với đà hứa hẹn tăng chi trong cuộc tranh cử vừa qua thì kinh tế Mỹ có thể bị lạm phát và lãi suất tăng nên tiền lời cũng tăng và có thể ngốn hết từ 15 đến 16% số thu ngân sách chứ không ít. Tình trạng đó không thể kéo dài nên sớm muộn gì giới lãnh đạo cũng phải giải quyết. Khi ấy, họ rơi vào vòng luẩn quẩn: in tiền ra trả nợ thì gây lạm phát, nếu tăng thuế thì kinh tế bị suy trầm, thất nghiệp tăng và nguồn thu thuế khóa giảm nên càng mắc nợ. Hiện nay, các mục chi nặng nhất của ngân sách liên bang Hoa Kỳ là tiền lời, quốc phòng và dịch vụ y tế xã hội, đấy là chưa kể tới quỹ An sinh Xã hội phải thanh toán cho người về hưu ngày càng đông sau một đời lao động. Vì hai yêu cầu về quốc phòng và tiền lời đi vay đều khó giảm nên các khoản chi xã hội sẽ bị ảnh hưởng, tức là bị cắt. Kết luận ở đây là sau khi tranh cử với đầy hứa hẹn, thực tế kinh tế sẽ bắt Hành pháp và Lập pháp hợp tác với nhau để nói thật rằng nhiều người sẽ phải hy sinh, được phúc lợi ít hơn và đóng thuế nhiều hơn. Giải pháp duy nhất khả thể là tìm đà tăng trưởng cao hơn cho nền kinh tế. Lúc đó, nhiều người có thể tự hỏi là vì sao lại ra tranh cử Tổng thống để ôm lấy bài toán khó khăn này!

Nguyên Lam: Trong khi đó, dân chúng theo dõi việc giải quyết bài toán đó để quyết định về lá phiếu của họ trong cuộc bầu cử tới!

Nguyên Lam và Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ ông Nghĩa về bài phỏng vấn này.
co  
#11 Đã gửi : 09/11/2016 lúc 10:20:45(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

'Donald Trump là biểu tượng của thay đổi'

UserPostedImage
'Make America Great Again' - Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại - là khẩu hiệu vận động tranh cử của Donald Trump.

Ngày 8/11 đa số dân Mỹ cũng đã đồng lòng như thế và chọn ông Trump, 70 tuổi, làm lãnh đạo Hoa Kỳ qua một cuộc vận động nhiều kịch tính, với Nga muốn phá hoại bầu cử Mỹ, với FBI điều tra ứng cử viên Hillary Clinton cận ngày bầu cử, với WikiLeaks rò rỉ thông tin liên quan đến ban vận động Đảng Dân chủ; đầy kinh ngạc qua những phát biểu của ứng cử viên Donald Trump và sau cùng là một cuộc bầu chọn mang tính lịch sử vì chưa từng có lần nào như thế.

Chiến thắng của Donald Trump làm ngạc nhiên mọi người, nhất là giới truyền thông, mà ứng viên Trump luôn nói với những người ủng hộ tại nơi ông đi vận động là đừng tin vào những kết quả đó vì ông cho là thiên vị, đã được sắp xếp để đưa ra những thăm dò nghiêng phần thắng về Hillary Clinton.

Ông Trump đã nói đúng. Và chiến thắng sau cùng đã thuộc về ông.

Trong suốt thời gian tranh cử, đa số truyền thông Hoa Kỳ đã mạnh mẽ chỉ trích, không phải chính sách bảo thủ ông Trump phác hoạ ra cho nước Mỹ tương lai, mà vì những lời nói miệt thị như tát vào mặt nhiều người, bất kể đó là một chính trị gia, một nhà báo hay cả người tật nguyền.
Cái nhìn của người dân

Nhưng cách đối đáp bỗ bã của ứng cử viên Trump đã không ảnh hưởng nhiều đến quyết định của cử tri.

Điều quan trọng nhất đa số dân Mỹ muốn là thay đổi cho nước Mỹ. Trong các thăm dò ngay sau khi bỏ phiếu, 83% cử tri cho biết họ muốn thế.

Đó là mong muốn của thành phần cử tri được coi là đa số thầm lặng.

Họ là người da trắng không có bằng đại học, với 72% bầu chọn Donald Trump; là đa số công nhân ở những tiểu bang kỹ nghệ đã mất việc hay đang làm việc với mức lương không tốt như trước vì nhiều hãng xưởng đã dọn ra nước ngoài.

Những người Mỹ thầm lặng là dân ở vùng nông thôn mà đại đa số cho rằng kinh tế Mỹ đang ở thời kỳ xấu và Hoa Kỳ không có hướng đi đúng.

Kỳ bầu chọn năm nay tự nó đã là dấu ấn lịch sử, với một chánh đảng là Đảng Dân chủ tiến cử một phụ nữ tranh chức tổng thống là cựu ngoại trưởng và cũng là cựu Thượng Nghị sĩ Hillary Clinton. Trong khi Đảng Cộng hòa tiến cử một người chưa bao giờ tham gia chính phủ, chưa từng giữ một chức vụ dân cử nào là doanh gia tỉ phú Donald Trump.
UserPostedImage
Từ 'Không thể' đến 'Có thể'

Từ khi Donald Trump tuyên bố ra tranh cử tổng thống vào tháng 6/2015 nhiều nhà phân tích chính trị không tin vào khả năng thắng cử của ông.

Làm nhiều người kinh ngạc hơn nữa là cách ăn nói bốc đồng, khinh miệt mọi giới, mọi sắc dân, sàm sỡ với phụ nữ, bỗ bã tấn công các đối thủ cùng đảng hay bất cứ ai có phát biểu quan điểm chống lại ông.

Thế nhưng Donald Trump đã đánh bại 16 ứng viên Cộng hòa khác, nhiều người có bề dày kinh nghiệm chính trường, từ các Thượng Nghị sĩ Marco Rubio, Ted Cruz cho đến các Thống đốc Jeb Bush, Chris Christie, Rick Perry.

Sau khi được tiến cử, thành phần lãnh đạo Đảng Cộng hòa ban đầu ủng hộ ông Trump, kể cả Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan.

Tuy nhiên, sau đó sự ủng hộ giảm dần. Hàng trăm lãnh đạo cao cấp của đảng còn tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho Hillary Clinton, như cựu Ngoại trưởng Colin Powell, cựu Thống đốc Minnesota Arne Carlson, cựu Thống đốc New Jersey Christine Todd Whitman, cựu Bộ trưởng Nội an Michael Chertoff...hay sẽ không bầu chọn Donald Trump như các Thượng Nghị sĩ Lindsey Graham, Mark Kirk, Susan Collins, Ben Sasse, các Thống đốc Larry Hogan, Charlie Baker và các Dân biểu Justin Amash, Reid Ribble, Carlos Curbelo, Bob Dold...

Hơn 360 nhà kinh tế, tài chánh danh tiếng của nước Mỹ, trong đó có nhiều Khôi nguyên Nobel, đã lên tiếng kêu gọi cử tri đừng bỏ phiếu cho Donald Trump.

Các thăm dò ý kiến cử tri trong vài ngày sau cùng trước bầu cử không nơi nào Trump được điểm ủng hộ cao hơn Clinton, trừ thăm dò của University of Southern California thực hiện chung với nhật báo Los Angeles Times cho thấy Trump được 46,8% và Clinton 43,6%.
'Biểu tượng thay đổi'

Sự kiện Donald Trump nổi lên trong kỳ bầu cử năm nay và thắng cử vẻ vang cho thấy đa số dân Mỹ đã rất chán ngán cách vận hành của chính phủ đương thời, của những nhà làm chính sách lâu năm ở Thủ đô Washington.

Với tổng thống thuộc Đảng Dân chủ, hai viện Quốc hội do Đảng Cộng hòa chiếm đa số nên không có sự hợp tác và đã đưa đến trì trệ kinh tế, bế tắc chính sách từ bảo hiểm y tế đến chính sách di dân.

Dân Mỹ muốn phá bỏ những sinh hoạt chính trị theo lối mòn cũ để tiến tới một cuộc cải cách rộng lớn.

Ứng viên Donald Trump đã là biểu tượng và hy vọng đáp ứng được những thay đổi cho nước Mỹ.

Trong suốt những tháng vận động của hai ứng cử viên, ý kiến của cử tri Mỹ nói chung đều đánh giá thấp cả Donald Trump và Hillary Clinton là những người không đáng tin cậy để trao trọng trách lãnh đạo quốc gia, tuy ông Trump được mức tin tưởng cao hơn bà Clinton chút ít.

Hai ứng cử viên cũng không bàn nhiều về khác biệt chính sách, nhưng ồn ào chỉ trích với những phát biểu mang tính sỉ nhục của Donald Trump hay tấn công Hillary Clinton vì dùng máy chủ riêng để gửi email thay vì qua máy của Bộ Ngoại giao nơi bà đứng đầu ngành, và những nghi ngờ trong việc quyên góp tài chánh và điều hành quỹ Clinton Foundation.
UserPostedImage
"Chủ trương của Hillary Clinton được coi là phiên bản của chính sách đương thời do Tổng thống Barack Obama đề xuất từ tám năm qua, ngoại trừ Hiệp định Thương mại TPP"

Chủ trương của Hillary Clinton được coi là phiên bản của chính sách đương thời do Tổng thống Barack Obama đề xuất từ tám năm qua, ngoại trừ Hiệp định Thương mại TPP khó được Quốc hội phê chuẩn mà bà đã ủng hộ trước đây rồi đổi quan điểm thành chống.

Những gì Donald Trump sẽ làm để thay đổi nước Mỹ, từ kinh tế đến quan hệ quốc tế hiện chưa có những dấu chỉ rõ ràng, vì ông chưa bao giờ tham gia vào việc hoạch định chính sách quốc gia. Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi căn bản như ông từng tuyên bố.

Ông sẽ xây bức tường dọc biên giới với Mexico để ngăn chặn di dân bất hợp pháp. Những người nhập cư lậu sẽ bị trả về. Hoa Kỷ sẽ không nhận người tị nạn Syria.

Chính sách bảo hiểm y tế Obamacare sẽ được thay thế.

TPP sẽ không được phê chuẩn và các hiệp định thương mại quốc tế bất lợi cho công nhân Mỹ sẽ được xem xét lại.

Ông chủ trương đưa các hãng xưởng trở lại Hoa Kỳ, tạo ra công việc tốt, lương cao để giúp công nhân Mỹ. Những công ti đưa ra nước ngoài sẽ bị đánh thuế cao, công ty trong nước sẽ được giảm thuế từ 35% xuống còn 15% để khuyến khích chủ nhân đầu tư nhiều hơn, thuê mướn thêm công nhân.

Thuế thu nhập cá nhân cũng được thu gọn lại còn bốn mức thuế, cao nhất là 33% cho thu nhập trên 154 nghìn đôla một năm, thay vì tám thang bậc như đề nghị của Hillary Clinton với thu nhập càng nhiều phải trả thuế theo mức càng cao, đến 43,6% cho mức thu nhập từ 5 triệu đôla một năm trở lên.

Khác biệt chính là ông Trump muốn giảm thuế cho người giầu, còn bà Clinton muốn tăng mức thuế người giầu.

Donald Trump coi chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama là những thất bại, từ sự kiện để Nga đưa quân vào chiếm Crimea cho đến việc không mạnh tay tiêu diệt ISIS, không hết lòng yểm trợ cho các nhóm chống chính phủ Assad ở Syria.

Qua cuộc bầu cử vừa qua, nước Mỹ đã làm nên lịch sử.

Tương lai Hoa Kỳ sẽ có nhiều thay đổi vì ý nguyện của dân đã đặt niềm tin vào tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ: Donald J. Trump.

Bùi Văn Phú Gửi cho BBC từ California
chung  
#12 Đã gửi : 09/11/2016 lúc 05:17:08(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

100 ngày đầu tiên của tân tổng thống Mỹ : Trọng tâm là đối nội

UserPostedImage
Ứng cử viên Donald Trump tại Công viên Quân sự Quốc gia Gettysburg National Military Park, Pennsylvania, ngày 22/10/2016.
REUTERS/Jonathan Ernst

Sau thắng lợi khá bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm qua, 08/11/2016, các nhà quan sát tập trung tìm hiểu khả năng hành động trong những tháng cầm quyền đầu tiên của tân tổng thống Hoa Kỳ, mà trọng tâm là đối nội.

Theo AFP, trong thời gian tranh cử, tỉ phú 70 tuổi đã hứa hẹn sẽ có 100 ngày quyết liệt, với 28 biện pháp, nhằm « trả lại cho nước Mỹ tầm cỡ vĩ đại của mình », chấn hưng kinh tế và bảo vệ nước Mỹ, với bản hợp đồng được gọi là « cách mạng », mà ông Trump cam kết với cử tri.

Ngày 22/10/2016, hơn hai tuần trước cuộc bầu cử, ông Trump công bố kế hoạch 100 ngày tại Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania. Địa điểm đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong cuộc Nội Chiến Mỹ với trận chiếm đẫm máu nhất giữa liên quân miền Bắc và liên quân miền Nam. Đây cũng chính là nơi mà tổng thống Abraham Lincoln đọc bài diễn văn hòa giải nổi tiếng Gettysburg năm 1963, tưởng nhớ nạn nhân của cả hai bên tham chiến.

Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ sẽ nhậm chức ngày 20/01/2017. Theo các nhà quan sát, chương trình hành động 100 ngày trong diễn văn Gettysburg của Donald Trump tập trung vào các vấn đề nội bộ, các lợi ích kinh tế của nước Mỹ, không có nhiều chi tiết về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong kế hoạch này.

Ông Donald Trump hứa, một khi bước vào Nhà Trắng, sẽ làm rung chuyển hệ thống chính trị nước Mỹ, với việc tấn công ngay lập tức vào điều gọi là « nạn tham nhũng » đang hoành hành tại Washington, đặc biệt với việc giới hạn số nhiệm kỳ của các dân biểu tại Hạ Viện, đình chỉ việc tuyển dụng viên chức của Liên Bang, cấm những người từng phục vụ tại Nhà Trắng và Quốc Hội hoạt động vận động hành lang trong vòng năm năm sau khi rời chính quyền… (các biện pháp số 1, số 2 và số 4).

Tương lai các hứa hẹn gây sốc

Trong tranh cử, lãnh đạo dân túy đã có nhiều hứa hẹn gây sốc, như tống khứ hàng triệu dân nhập cư không giấy tờ, xóa bỏ chương trình bảo hiểm y tế « Obamacare » cho người nghèo… Liệu ông Trump có thực hiện được các lời hứa và có đủ khả năng làm việc này ? Sau khi đảng Cộng Hòa giành được đa số tại lưỡng viện Quốc Hội cũng ngày hôm nay, tổng thống vừa đắc cử Donald Trump được coi là sẽ rảnh tay hành động.

Reuters liệt kê một vài hồ sơ chính. Về nhập cư, Donald Trump hứa sẽ xây « một bức tường khổng lồ » dọc theo biên giới với Mêhicô, để chấm dứt nạn nhập cư lậu, dự kiến tốn từ 10 đến 12 tỉ đô la (biện pháp số 25). Ứng cử viên Trump hứa hẹn sẽ buộc chính quyền nước láng giềng trả kinh phí, nếu Mêhicô không trả tiền, Washington có thể tăng thuế nhập khẩu các sản phẩm của Mêhicô hay giảm tiền trợ giúp quốc tế cho nước này. Ông Trump cũng cam kết sẽ tăng gấp ba lần số nhân viên làm việc trong ngành hải quan, di trú, thành lập các lực lượng đặc biệt để phát hiện người nhập cư không có giấy tờ.

Hiện tại, ở Mỹ có khoảng 11 triệu người nước người không giấy tờ, hoặc quá hạn visa. Theo trang mạng Politico, nếu ông Trump muốn trục xuất hết và xây bức tường ngăn Mỹ với Mêhicô, Hoa Kỳ sẽ phải chi tổng cộng 166 tỉ đô la. Nếu như nhiều nghị sĩ Cộng Hòa sẵn sàng ủng hộ các biện pháp này, rất có thể họ sẽ phải ngần ngại trước số tiền rất lớn nói trên. Tuy nhiên, trong kế hoạch 100 ngày đầu tiên, ông Trump giới hạn trong việc trục xuất hơn 2 triệu người nhập cư bị coi là « tội phạm », hủy bỏ visa đối với kiều dân các nước nào không nhận lại dân nhập cư không giấy tờ nước mình bị trục xuất (biện pháp số 17).

Về chương trình bảo hiểm y tế Obamacare, dành cho hơn 30 triệu người Mỹ có thu nhập thấp, ông Trump hứa hẹn sẽ thay thế bằng một văn bản nhằm tăng cường sự kiểm soát của Nhà nước đối với chương trình bảo hiểm y tế liên bang, đồng thời tạo điều kiện cho các công ti bảo hiểm y tế tư nhân (biện pháp số 23). Để làm được điều này, Donald Trump phải nhận được sự ủng hộ của 60 nghị sĩ tại Thượng Viện. Theo các nhà quan sát, việc trực tiếp xóa bỏ Obamacare có thể sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực trong một bộ phận lớn cử tri, do vậy nhiều nghị sĩ có thể sẽ dè dặt. Chính quyền Trump có thể sẽ chọn cách không xóa bỏ ngay chương trình này, nhưng hủy hoại nó từ bên trong, bằng cách bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo của chương trình những người thân cận.

Donald Trump tuyên bố ngay từ ngày đầu tiên, sau khi nhậm chức, sẽ thông báo « ý định thương lượng lại thỏa thuận trao đổi thương mại tự do Bắc Mỹ/NAFTA » và rút ra khỏi Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (các biện pháp số 7 và số 8). Trump hứa thúc đẩy chương trình kinh tế nhằm tạo ra 25 triệu việc làm trong vòng 10 năm, đặc biệt nhờ việc giảm mạnh thuế cho giới trung lưu và các doanh nghiệp, với mục tiêu nâng mức tăng trưởng lên đến 4%/năm (biện pháp số 19), tức gấp đôi so với hiện nay.

Nhiều nhà quan sát lo ngại, cương lĩnh cầm quyền của ông Trump có thể sẽ làm gia tăng làn sóng bảo hộ thương mại, gây khó khăn cho quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, trong đó có nước Mỹ. Theo các kinh tế gia thuộc cơ quan phân tích tài chính Moody’s Analytics, nếu ông Trump thực thi các cam kết về thương mại và di cư, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ có thể sẽ buộc phải nâng mạnh và đột ngột lãi suất chỉ đạo, với hệ quả là kéo toàn bộ nền kinh tế rơi vào suy thoái. Theo giám đốc cơ sở Philadelphia của Ngân Hàng Trung Ương, ông Patrick Harker, việc giảm thuế ồ ạt có thể sẽ kích thích lạm phát.

Về chương trình kinh tế của ông Donald Trump nói chung, hiện vẫn được đánh giá còn khá mơ hồ, theo Ủy ban Trách Nhiệm Ngân Sách Liên Bang (Committee for a Responsible Federal Budget), một cơ quan tư vấn độc lập của lưỡng đảng Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington, nếu chính sách của ông Trump được thực thi, trong 10 năm tới, ước tính nợ liên bang sẽ tăng thêm 5.300 tỉ đô la.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.385 giây.