Quan chức TQ được bầu làm lãnh đạo InterpolÔng Mạnh Hoàng Vĩ được bầu chọn trong một phiên họp đại hội đồng Interpol
Một quan chức cấp cao Trung Quốc vừa được bầu vào ghế lãnh đạo Interpol, cơ quan hợp tác cảnh sát toàn cầu.
Thứ trưởng Bộ Công an Mạnh Hoàng Vĩ là công dân Trung Quốc đầu tiên giữ chức vụ có nhiệm kỳ bốn năm. Việc bổ nhiệm ông có hiệu lực ngay lập tức.
Tổ chức Ân xá Quốc tế lo ngại việc bổ nhiệm này có thể giúp Trung Quốc tìm kiếm giới bất đồng chính kiến đã trốn khỏi đất nước.
Tuy nhiên, ông Mạnh nói đã sẵn sàng để làm "tất cả mọi thứ ông có thể hướng tới sự nghiệp của cảnh sát trên thế giới".
"Chúng ta hiện đang phải đối mặt với một số thách thức an ninh toàn cầu nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến Hai," ông Mạnh cho biết trong một tuyên bố của Interpol.
Ông Mạnh sẽ là Chủ tịch Ủy ban Điều hành của Interpol, nơi định hướng và dẫn dắt tổ chức này.
Lo ngại về nhân quyền"Việc [bổ nhiệm] là cực kỳ đáng lo ngại trong bối cảnh Trung Quốc đang cố gắng sử dụng Interpol bắt giữ người bất đồng chính kiến và người tị nạn ở nước ngoài," Nicholas Bequelin của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết.
"Tôi nghĩ rằng để chính người này phụ trách hầu như mâu thuẫn với sứ mệnh của tổ chức làm việc trên tinh thần của tuyên bố phổ quát về nhân quyền."
Tuy nhiên, Interpol không có quyền điều động người để bắt giữ các cá nhân, và cũng không ra lệnh bắt. Tổ chức này có thể ban hành một thông báo đỏ, một cảnh báo quốc tế đối với người đang bị truy nã.
Trung Quốc trong quá khứ đã thông qua Interpol để đưa người họ muốn xét xử về nước. Trong năm 2014, Interpol ra thông báo đỏ cho khoảng 100 nghi phạm tham nhũng Trung Quốc đã bỏ trốn ra nước ngoài.
"Interpol không có thẩm quyền về hoạt động mạnh, nhưng có ảnh hưởng đáng kể như tổ chức cảnh sát lớn nhất thế giới," ông Bequelin nói với BBC.
"Vì vậy, tôi nghĩ rằng cần phải có sự giám sát rất chặt chẽ về các loại thông báo mà Interpol sẽ đưa ra đối với công dân Trung Quốc."
Trung Quốc sẽ tổ chức Đại hội lần thứ 86 của Interpol trong năm 2017.
Theo BBC