logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/11/2016 lúc 11:06:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nguyễn Hữu Liêm là một nhà văn triết học, tôi gọi vậy, vì từ khi ông xuất hiện trên văn đàn
đã tuần tự xuất bản:

- Dân Chủ Pháp Trị: Luật pháp, Công lý, tự do và Trật tự Xã hội (1991)
- Tự Do và Đạo Lý: Đọc và Khai giải triết học Pháp quyền Hegel (1996)
- Thời Tính, Hữu Thể, Ý Chí: Một luận đề Siêu hình học (2014)

Và vào dịp lễ Tạ Ơn / Thanksgiving năm nay (2016), ông sẽ trình làng văn học một tác phẩm
mới: Sử Tính và Ý Thức, được chua thêm tiểu tựa: Một triết học về lịch sử Việt. (Available at Amazon.com on Thanksgiving 2016).

Buổi ra mắt sách được tổ chức tại hội trường Việt Báo trên đường Moran lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật, 27 tháng 11.


UserPostedImage

Và, tôi may mắn được ông giao việc dàn trang cho quyển sách này, nhờ thế, trong việc làm,
tôi được đọc qua đôi ba lần tác phẩm này; cảm nhận đây là một công trình công phu của ông
và có lẽ ông đã cưu mang trong tâm tưởng từ lâu lắm, có thể theo tôi đoán, từ khi ông đi ra
khỏi nước nhà, sống tại Hoa Kỳ và còn trở thành một giáo sư dạy môn Triết tại San Jose City
College, California.
Có thể lắm. Với kiến thức chính yếu triết học, ông đã cưu mang một nỗi niềm “vong quốc”,
để từ đó ông xét lại lịch sử của nước Việt Nam trải dài từ thời mới lập quốc, đến kiến quốc,
sang "một ngàn năm nô lệ giặc Tàu", "một trăm năm đô hộ giặc Tây", "ba mươi năm nội
chiến từng ngày" (như Trịnh Công Sơn đưa vào nhạc phẩm "Gia Tài Của Mẹ") với một lăng kính triết lý mà ông thừa khả năng lý luận, lập luận, ghi thành tác phẩm "Sử Tính và Ý Thức" và giới thiệu đến chúng ta, ít ra là những người Việt sống lưu vong ngoài thế giới, cũng như sẽ giúp cho thế hệ trẻ sau này qua tác phẩm giá trị này, có thêm cái nhìn mang tính triết học về lịch sử của Việt Nam quê mẹ, chứ không bị ám ảnh hay thu thập hiểu biết lịch sử về "Mother Land" của mình một cách thô thiển và đầy tính tuyên truyền của nhà cầm quyền Cộng sản VN sau khi chiếm đoạt trọn vẹn miền Nam nước Việt, với danh xưng của "Bên Thắng Cuộc", họ tha hồ dựng lên một lịch sử hoàn toàn bằng lời lẽ của kẻ chiến thắng. Dù ngẫm cũng đúng, lịch sử lịch sử thường "nằm trong tay" kẻ thắng trận, Âu Tây cũng thế, không riêng gì trời Đông.
Tôi có một kiến thức hết sức giới hạn trong lãnh vực triết học, mặc dù tôi biết khuyết điểm
của mình nên bỏ công sưu tầm và đọc được một sách Triết học; dù thế, vẫn tự biết mức độ
hiểu biết của mình về chuyên môn này thật là ít ỏi. Tôi phải nêu ra như vậy, vì tôi muốn nói
rằng, không vì thế mà tôi đọc những tác phẩm luận đề về triết lại không hiểu"trời trăng mây
nước" gì cả. Hiểu theo tâm tính mình, hiểu theo tâm hồn mình, và hiểu theo tri thức chủ quan
có giới hạn của mình, trong một tinh thần cởi mở chân tình đứng về phía tác giả, để biết lắng
nghe những gì trình bày. Và tôi tin rằng độc giả đọc quyển sách "Sử Tính và Ý Thức" cũng sẽ
như thế. Dẫn nhập trước khi dẫn độc giả đi vào nội dung khai triển, Nguyễn Hữu Liêm mở lời:

Đây là một hành trình Sử Lý qua cái Ta của Việt tộc trong tiến trình khai mở năng lực tự ý
thức. Như là một nhân thể, quốc gia Việt Nam được thụ thai từ đời Hồng Bàng, qua các vua Hùng và suốt 10 thế kỷ cưu mang, chính thức khai sinh chào đời với nhà Đinh, đến thời kỳ lớn dậy trong ý thức thân xác / lãnh thổ, nuôi dưỡng sinh mệnh qua các thời Lý, Trần, Lê, đến những thời kỳ tự phân thể, nội chiến, khủng hoảng để hồi sinh và trưởng thành.
Trên hành trình 20 thế kỷ nầy, trong ý chí của một dân tộc bị nô lệ, cái Ta dân tộc đã trải qua
những chặng đường trên trường biện chứng chủ-nô giữa cái Ta của Việt chống đối cái Ta nhà
Hán, nhà Phật chống nhà Khổng, nhà Nho chống Thực dân, Đế quốc, Cá nhân chống Đại
thể, Đạo đức (Morality) đối nghịch Luân lý (Ethics), cái Sẽ Là đối với cái Đã Là. Đây là một
thiên trường sử của một năng lực tự-Ngã trên con đường tranh đấu để được công nhận đồng
lúc tự soi sáng chính mình. Khi biện chứng chủ-nô đối với ngoại lực được hoàn tất năm 1975,
thì cái Ta dân tộc phải đang trải qua một vòng biện chứng nội tại khác, trong một bản sắc tự ý thức mới, khi vai trò chủ-nô trở nên một cuộc nội chiến âm ỉ nhằm kiến lập một căn cước
tính Sẽ Phải Là cho quốc gia.
......
Trên cơ sở triết học của chữ Thời, chúng ta hãy cùng nhau bước lên một tầm cao hơn nhằm
nhìn lại lịch sử của chính mình, để không bị vướng mắc và giam hãm trong ý thức và tâm lý
chính trị giới hạn, để thông hiểu cái logic đằng sau những biến cố thăng trầm trên chuyến tàu
lịch sử của cái Ta dân tộc hiện nay vẫn còn đang nỗ lực khai sáng năng lực tự ý thức cho
mình." (tr. 15)

Rồi bước vào Chương thứ nhất, ông khéo mời gọi:

Đã đến lúc chúng ta, người Việt Nam, hay cho những ai quan tâm đến Việt Nam, hãy nhìn lại
lịch sử Việt từ góc độ triết học. Thế nào là góc độ triết học? Lịch sử, hay bất cứ một đối thể
nào mà tri thức con người cần thông hiểu, đều là sản phẩm của kiến tạo và phiên giải. Khi
nhìn lịch sử trên cơ sở triết học, chúng ta nhìn quá khứ Đã Là qua các phạm trù siêu hình khi
mà sự kiện và sử liệu từ thời gian đã được chuyển hóa và nâng lên tầm mức khái niệm.

Từ đó, dần theo chiều dài của tác phẩm, tác giả nêu lên những giai đoạn lịch sử mà những
mấu chốt này đã khiến cho ông tư duy nhìn ra "tính triết học", nhìn ra "bản chất" của vấn đề,
hoặc nhẹ nhàng hơn, là những "nguyên nhân" để từ đó đột phát, hoặc kéo dài trì trệ, hoặc là
"sự lặp lại" của lịch sử v.v... Những điều mang tính triết lý cao thâm này, được tác giả giải
thích cũng như định nghĩa qua một số danh từ, chủ yếu như "Sử Tính", như sau:

"Con người là sinh vật Sử Tính, và họ là nạn nhân của Lịch sử khi họ đứng quá gần với biến
cố thuần trên căn bản của sự kiện và những yếu tố thực nghiệm để rồi bị đắm chìm trong
chuyện đã xảy ra, nhận diện chính mình trên một bình diện biến cố, tự cho mình một quan
điểm về sự thật sự kiện, vững cứ trên một số nguyên tắc đạo đức, hay niềm tin tôn giáo, tín
ngưỡng, mang một lập trường thiên vị về một góc độ tình cảm nào đó cho chuyện quá khứ.
Từ sự định hình tình cảm về Lịch sử, nhất là những chuyện vừa xảy ra khi mà cuộc đời của họ
hay là gia đình, thân thuộc đã nhúng tay vào một phe phái thời cuộc, thì Lịch sử không còn
nằm ở phạm trù khái niệm mà là của tình cảm và xúc động cá nhân. Trên cương vị bình
thường là một con người trong một quốc gia hay thời đại, ít ai có thể vượt qua. Nhưng đó là
điều mà người học triết cần bước qua. Đây là viễn kiến và chủ đích của triết học lịch sử:
Vượt qua thiên kiến và những điều kiện tâm lý cá nhân nhằm thông hiểu Lịch sử trên cơ sở
khái niệm từ một chiều cao vừa đủ." (tr.22)

Tác giả nêu lên nhận thức về con người Việt mà ông gọi là: "Một lịch trình khôn lớn cho
đứa trẻ Việt Nam" như sau:

"Nếu chúng ta coi Việt Nam qua hai ngàn năm lịch sử như là sự ra đời của một con người thì
Ta sẽ có một biểu trình như sau. Chín thế kỷ đầu Công nguyên, từ khi hai Bà Trưng xưng
vương đến khi Đinh Bộ Lĩnh thành hình nước Đại Cồ Việt ở thế kỷ thứ X, đại diện cho chín
tháng mang thai của bà mẹ Sử Tính Việt. Đứa bé Việt Nam ra đời và được nuôi dưỡng bởi ý
thức Việt tộc trong đạo lý nhà Khổng và Phật giáo trong triều Lý. Ở cuối triều Lý, 1010-1225,
thì đứa trẻ lên tám. Nhà Trần, 1225-1400, nuôi chú bé lên 10, và nhà Lê, 1428-1527, lên 12.
Thời nội chiến Mạc, Trịnh, Nguyễn đến khi Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh, 1527-1789,
thì chú em lên 13. Triều đại nhà Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại, 1802-1945, thì chú em
nay là chàng ở cửa thiếu niên tuổi 14. Triều đại Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản, 1945-
2010, đưa chú em lên 15 tuổi. Và ở thời điểm nầy, thập niên thứ nhì của thế kỷ XXI, chàng
thiếu niên Việt Nam đang bước vào tuổi 16. Tức là, sau 20 thế kỷ, cái Ta dân tộc Việt đã đi
được một đoạn đường khá xa và dài, nhiều gập ghềnh lên xuống và gãy đoạn, nhưng cũng chỉ
được trưởng thành lên đến tuổi thiếu niên
Ở đầu thế kỷ XXI, cái Ta dân tộc bước vào tuổi thanh-thiếu niên của 16 nhờ tiếp xúc học hỏi
với văn minh Âu Mỹ. Chàng bắt đầu ý thức được chủ đích và ý nghĩa cuộc đời và ý thức được
mình phải làm gì thực tế cho đời mình.
.....
Về mặt tích cực thì chàng thiếu niên Việt đã mang một năng lực ý chí sinh tồn, một truyền
thống Khát Sống và Hiếu Thắng cao độ cộng với một bản sắc tự-Ngã đầy tự ái dân tộc. Anh
siêng năng học hỏi, khai phá – nhưng lại ít khi đào đến được chiều sâu cho đối tượng nghiên
cứu. Cái Ta dân tộc ở giai đoạn hiện nay là vậy: Một thiếu niên 16 tuổi, nửa quê, nửa tỉnh,
nhiều ý chí thành đạt và đầy tham vọng nhưng thiếu chiều sâu, ít kiên nhẫn, một mặt thì chân
thành, nhưng cũng nhiều ảo tưởng. Bi kịch Sử Lý Việt Nam trong suốt thế kỷ qua là bi kịch
của một anh thiếu thời ở tuổi 15 vừa từ quê lên tỉnh, đầy nhiệt huyết, bắt đầu có lý tưởng, biết
yêu đương, sinh lý và tâm lý đang phát huy cao độ – nhưng không có một nền văn hóa chủ
đạo vững chắc nhằm điều hướng chọn lựa cho đại thể tính quốc gia. Từ đó, từng bước chân
đi tới trên hành trình Sử Lý đã trở nên những mò mẫm thử nghiệm trong bóng tối vô minh.
Thảm họa lịch sử cho dân tộc, do đó, là kết quả không thể tránh khỏi."(Ch. XV)

Tác phẩm này có tựa đề với hai đại danh từ, tiếp theo sau "Sử Tính" sẽ là "Ý Thức", nghĩa là
sau khi chúng ta thu liễm được thế nào là sử tính, hẳn nhiên "nhận thức" ấy sẽ phát sinh ra "ý
thức". Từ đây, chúng ta đã biết NÊN làm gì và PHẢI làm gì, vấn đề còn lại đòi hỏi là HOW? / LÀM THẾ NÀO? và WHO? / AI ĐỨNG LÊN LÀM?; dĩ nhiên, THỜI TÍNH ẤY (WHEN?)
phải chín muồi, khi dữ kiện chín muồi thì LỊCH SỬ xảy ra. Cũng trong chương XV là chương khép lại tác phẩm, Nguyễn Hữu Liêm lập luận rằng:

Đối với ý chí Sử Tính, con người mang hai nỗi sợ: Sợ chết và sợ sai lầm. Ở thế hệ cha ông
và của những chiến sĩ đấu tranh dành độc lập, suốt chiều dài lịch sử Việt, từ các dân quân
thời hai Bà Trưng đến các anh Việt Cộng của Mặt Trận GPMN, cái Ta dân tộc đã mang ý chí
hy sinh thân mạng để họ không biết sợ chết, coi cái chết nhẹ như bông hồng, và là một phần
cuộc sống. Chân lý Sử Tính được hiện thực từ cái chết. Nhưng họ đã không biết đến, không ý
thức được cứu cánh đấu tranh trên khái niệm sai-đúng. Họ đã không biết sai lầm là gì.
Tuy nhiên, ở chân trời tự ý thức của cái Ta dân tộc hôm nay, đang có một vài tín hiệu hy vọng.
Cái Ta chính trị quốc thể mới đang khai mở năng lực tự-Ngã trên các phạm trù khái niệm
chính trị phổ quát - thay vì bằng ý chí hy sinh thân mạng như tổ tiên đã. Cái Ta hôm nay
không còn đương đầu với cái chết, vì họ đấu tranh trên bình diện chính trị và tư tưởng.
Nhưng Ta phải đối diện với khả thể đúng-sai trong hành động. Và chỉ có một nỗi lo sợ cần
phải vượt qua – đó là sợ sai lầm.
...
Hiện nay, chúng ta phải biết là cái Ta dân tộc đang ở Thời Quán nào. Hãy nhìn vấn đề vượt
qua mặt nổi hiện tượng để ta có thể có một nhận xét khách quan và bình thản hơn. Đất nước
và con người Việt Nam ở Thời Quán hôm nay đang đi vào cơn thoái trào cách mạng của ý chí
lịch sử mà HCM đã khai mở. Khi đại thể tính quốc gia, mà hiện thân là Đảng Ta và nhà
nước, cùng tập thể cán bộ đảng viên, đang đi vào trào lưu vong thân, thoái hóa và băng hoại,
thì tất cả đều chỉ đi theo quy luật tự nhiên của biện chứng tự ý thức. Cái gì cũng có cái Thời
của nó. Cái gì lên càng cao thì nó càng xuống thấp. Đảng Ta và đất nước nầy cũng theo quy
luật nầy. Bây giờ, vấn đề là cơn nước thủy triều còn rút xuống bao xa và bao lâu nữa? Cả
dân tộc, và cả nhân loại trong cộng đồng thế giới, cùng đang chia sẻ con đường Sử Lý của
cái Ta nầy.

Nơi chương cuối, trước khi kết luận, phần tiểu đề: "Cứu cánh Nhân thức", tác giả nhấn mạnh:

Lịch sử Việt Nam là một phần của lịch sử thế giới. Cái Ta dân tộc là một phần tử trong tổng
thể cái Ta nhân loại. Cái Ta trong Sử Tính Việt mang cho nó một bản sắc tự ý thức riêng, một
Sử Tính tiến hóa khác, nhưng đồng thời nó vẫn nằm trong nhịp độ và vận tốc tiến hóa cho cái
Ta nhân loại. Không có quốc gia, dân tộc nào thoát ra khỏi quy trình chuyển động nầy....

Và ông kết luận:

Sử Tính mang một bản sắc cứu cánh nội tại phát huy và hiện thân theo logic của Thời Lý.
Đó là mệnh đề cơ bản mà luận đề triết học Sử Lý nầy đưa ra. Xin hãy nhớ rằng hành trình
còn xa, rất xa cho cái Ta dân tộc nầy vốn đang ở lứa tuổi 15, đi tới 16. Cho đến một ngày, ở
tuối 21 đến 30, hay xa hơn nữa ở tuổi 50, – để cho cái Ta dân tộc lớn lên một tuổi thì phải
cần đến một thế kỷ Sử Tính – khi mà “ngũ thập tri thiên mệnh” thì cái Ta của Việt Nam mới
có cơ hội phát huy cao độ tiềm năng Nhân Thức cho mình. Đó mà lúc mà – xin nhắc lại thêm
lần nữa – cá nhân lớn lên thành cá thể, cá thể dung thông với đại thể, ý thức hóa giải vô thức,
cái Đang Là nắm tay với Sẽ Là, quốc gia lớn lên thành quốc thể, để cá thể trở nên công dân.
Đây là Thời Quán mà tổng thể sinh hiện từ chủ quan đến khách quan được đồng quy trên
biện chứng tự ý thức, khi chủ và nô không còn nữa, và ý chí lịch sử sẽ là năng lực tinh thần
mới cho một khả thể hạnh phúc từ thực tế khách quan đến đời sống nội tâm. Đó chính là lúc
mà Ý Niệm Nhân Thức đã dung hợp với khái niệm và thực tại để cho chữ Thời và ý Sử sẽ
không còn là mối bận tâm cho chúng ta.

Tác giả dùng từ ngữ "Nhân Thức", ý thức của con người, trong chiều hướng "nhân bản" triệt
để, điều mà từ cuối thế kỷ XX bước sang thế kỷ XI được các nước tự do hùng mạnh như Mỹ
cổ súy, mong muốn các nước chậm tiến nên coi trọng CON NGƯỜI và nâng cao GIÁ TRỊ
CON NGƯỜI, vì từ nghìn xưa chính con người đã tự đặt vị trí của sinh loại con người lên trên
tất cả sinh loại muôn loài; đến thời đại con người tự hào đã vươn lên tầm VĂN MINH tột độ
như thời đại hôm nay, con người không thể còn bị con người bạc đãi nữa. Cho nên, thế giới tự
do lên tiếng đòi hỏi những quốc gia còn tôn thờ chủ nghĩa Cộng sản đã lỗi thời, họ nên sớm
sủa thay đổi phương thức cai trị, chấm dứt trò chà đạp NHÂN QUYỀN; đồng thời, những cá
thể và tập thể ở những nước tự do dân chủ cũng góp tay TRANH ĐẤU CHO NHÂN
QUYỀN, can thiệp vào những hành động đàn áp nhân nhân quyền, điển hình như ở Tây Tạng
vừa qua, bị Trung Cộng dẹp bỏ một khu làng tu học, đã đàn áp và đánh đập tàn nhẫn những
nhà sư cùng dân làng can đảm đứng lên biểu tình chống lại sự việc vô nhân đạo này.
Trong chiều hướng toàn thế giới tự do phát huy và cổ võ về nhân quyền như thế, đối với
chúng ta là những con người Việt Nam được sống ngoài thế giới tự do, ắt chúng ta khi nhìn
vào xã hội trong nước Việt Nam đang-là như thế, sao chúng ta không khỏi bất nhẫn, một dân
tộc tự hào có "4,000 năm văn hiến" lẽ nào lại mãi chịu nhu nhược bởi một chế độ Cộng sản
cai trị người dân đầy bạo lực bạo tàn? Nói theo danh từ triết học, không lẽ "Sử Tính" của đất
nước Việt hiện tại không đánh động gì đến NHÂN TÂM để phát sinh được một "Ý Thức",
một "Nhân Thức" cứu nước hay sao?

Ngày 6 tháng 11, 2016
Lê giang Trần
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.194 giây.