logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/11/2016 lúc 11:51:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Ngài” Trọng ạ, quê hương ta đẹp như thế, sao nữ sinh lớp 8 phải “Xin Đổi Kiếp Này”?

Phải nói quý vị lãnh đạo đất nước Việt Nam hôm nay nếu không bị rối loạn thần kinh, thì cũng mắc chứng hoang tưởng đậm. Hết hãnh tiến “Việt Nam chưa bao giờ dân chủ thế là cùng”, cho đến giả dối tuyên truyền trí trá tư-bản-giẫy-chết, và mới đây hôm 13/11 tại Bắc Ninh trong ngày lễ hội “đại đoàn kết dân tộc”, chính đương kim Tổng Bí (thư) đã phát biểu rất oai phong lẩm bẩm (cẩm): “Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương mình đẹp đẽ như thế này… Nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ “được” như thế này chăng.” Không lẽ đợi cố Thủ tướng Lý Quang Diệu sống lại để vỗ vai nhắc nhở giùm rằng vị trí số một ở Châu Á đáng lẽ phải thuộc về Việt Nam, như ông cũng đã từng nói từ những ngày đầu lập nước của thập niên 60 là “Hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ được phát triển giống như Sài Gòn.” Vậy thì “được” hay “bị” thưa Tổng Bí?

“Được” hay “Bị” thì hẳn đã quá thặng dư những lời kiến nghị, thư ngỏ, tuyên bố, kể cả những phản biện đầy ý vị lẫn cay đắng xót xa. Có điều mấy đấng chóp bu đỉnh cao trí tệ cứ như người ở cõi trên, nên chẳng ai buồn lắng nghe cõi dưới vốn đông đúc dân gian ta thán thế nào. Nói thật trông họ hệt như những ông vua ở truồng, quá chai lì và không biết hổ thẹn nên cứ ngỡ rằng mình ưu việt rực rỡ quang vinh lắm, khi sự trần truồng thoát y vũ trước mắt nhân dân đã quá sỗ sàng, trắng trợn. Và như thế, liệu chúng ta có nên mời “Ngài” Trọng bớt chút “đàn khẩy tai trâu” đê nghe, để đọc cho xong tâm tình của một cô bé lớp 8 ở Việt Nam đã viết như sau đây không?

Tiếp nối những vần thơ tràn đầy nữ tính và uất nghẹn của cô giáo Lam với “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh?”, Nguyễn Bích Ngân cũng đã làm tôi xốn xang xúc động vô cùng. Đặc biệt tiếng lòng hay tiếng thơ nức nở của một cô bé chỉ trạc tuổi con cháu chúng ta, thì không trách chi ở tuổi 17 khi chưa đủ tuổi lấy bằng lái xe, một Joshua Wong Hoàng Chí Phong đã làm thế giới chấn động và chúng ta nao nao lòng khi dám chọn đứng ở tuyến đầu thay vì phải đợi thế hệ (vốn cúi đầu) kế tiếp lo liệu giùm, để dẫn đầu tiên phong cho những đòi hỏi tự do dân chủ quyết liệt chính đáng ở Hồng Kông.

Bài thơ vẽ đúng thực tại chân dung xã hội chính trị mà cô bé mười ba tuổi giàu thao thức mộng mơ, đã phải nấc lên từng tiếng gọi tiếng kêu trầm thống, thiết tha:

Xin đổi kiếp này

Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây,
Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.
Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét,
Thử chịu khói độc tàn, thử sống kiên trung.

Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa ruộng đồng,
Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất,
Thử chịu bão giông, thử sâu rày, khô khát,
Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng.

Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa đại dương,
Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối,
Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói,
Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên.

Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí,
Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè,
Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ,
Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề.

Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người!
Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại?
Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải?
Xin đổi được kiếp này…!
Trời đất có cho tôi???

Nguyễn Bích Ngân

Như vậy đó, mà sao quý lãnh đạo chưa một lần thấm thía và quá vô cảm dửng dưng?

Khi soạn diễn văn để đăng đàn bế mạc ĐH 12, “Ngài” Cả Trọng vẫn một mực không muốn thoát khỏi ảo vọng “phát triển chủ nghĩa Mác Lê-nin”, để “vững bước đi lên CNXH”. Không phải cũng chính “Ngài” đã tự mâu thuẫn trong những đối kháng nội tâm và đã thú nhận rằng thì là “Không biết đến hết thế kỷ này đã có CNXH hoàn thiện chưa?”

Nhất là chỉ cần “Ngài” biết ghé mắt vào bài thơ nhỏ này đã lan tỏa trên Facebook để thấy dân tộc mà nhà cầm quyền như “Ngài” đang nắm trong tay đã phải đối diện từng ngày với vô số nợ nần nợ công, khủng hoảng suy thoái về mọi mặt, nhất là đã bị chính “Ngài” làm nô tài, triệt tiêu lòng yêu nước được bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và môi trường Việt Nam, đến nỗi Nguyễn Bích Ngân cũng đã phải đại diện cho giới trẻ nhất tự hỏi ở những dòng thơ kết: “Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người!”

Xin lỗi “Ngài” Trọng đã quá tự hào phi lý cho một đất nước dưới trướng mình, trong một chế độ quá nhiều phẫn uất và thối nát nhất, mà chính Trương Tấn Sang cũng đã phải than thở: “Thứ nhất là hậu duệ, thứ nhì là tiền bạc.”

Thật ra cô nhà thơ nhỏ bé này đã quá khẩn khoản khoan dung, và đã tự tra vấn rất chân thành đáng yêu, nhưng có lẽ cũng đành phải bất lực khi thật ra Nguyễn Bích Ngân hay muôn ngàn cảnh đời khác ở đất nước Việt Nam vẫn chưa thực sự được sống trọn vẹn như kiếp… Con Người!

17/11/2016

Nguyễn Thị Thanh Bình
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.