logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/05/2013 lúc 06:03:31(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VRNs (20.05.2013) - Thanh Hóa - Đó là lời của chị tôi – Tạ Phong Tần khi tôi ra thăm chị tại trại giam ở Thanh Hóa. Sức khỏe không được tốt nhưng tinh thần vững vàng và quan trọng như chị nói “lập trường không thay đổi”, chị nhắn tôi nói với mọi người bên ngoài như vậy.

Tố cáo bạn tù dọa nạt, đánh đập bị chuyển trại

Phải khó khăn lắm gia đình mới biết được chị Tần đã chuyển trại về mãi tận ngoài Thanh Hóa. Sau khi gom góp mãi, cùng với sự giúp đỡ ân nhân tôi mới dám đi thăm chị. Vừa đặt chân xuống sân bay Nội Bài tôi đã được đón tiếp bởi những người các anh em Sài Gòn thân mật gọi là “anh em Hà Nội”. Đây là lần đầu tiên tôi gặp những người anh em đó, nhưng mọi người cũng rất nhiệt tình với tôi. Tôi mong chờ đến lúc được gặp chị Tần nên nhờ anh em ở Hà Nội sẽ đi luôn trong đêm. Sau khi ăn tối chúng tôi rời Hà Nội, đi xe đêm về Thanh Hóa để mai có thể làm thủ tục thăm gặp sớm nhất.
Đường xá về đêm khá vắng vẻ, 12h đêm chúng tôi mới đến được gần khu trại giam chị Tần, kiếm một nhà trọ bình dân chúng tôi nghỉ đêm hôm đó. Sáng hôm sau, chúng tôi tìm đường vào địa chỉ khu trại giam. Lúc này thời tiết ngoài Bắc khá nóng và khó chịu, tôi nghe một anh trong đoàn nói vì bị ảnh hưởng của gió Lào.

Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm được nơi cần tìm. Qua cổng bảo vệ lúc này tôi mới nhẹ nhõm vì tên chị mình có trong danh sách ở đây.

Cả làm thủ tục và chờ đợi tôi cũng mất gần 2 tiếng đồng hồ, mãi sau mới được gặp chị Tần, mừng mừng tủi tủi nhìn thấy người chị thân yêu của mình, hai chị em nói chuyện. Chị kể:

Chị bị chuyển trại từ ngày 2/5 đến ngày 3/5 thì đến đây, họ đưa chị đi bằng xe tù. Dạo này chị cảm thấy không được khỏe vì thời tiết bất thường, không có nước để tắm giặt, rửa, lúc nào cũng trong tình trạng thiếu với hết nước. Chị bảo: “như sáng nay ngủ dậy không có nước rửa mặt, nước để vệ sinh, đồ mặc từ hôm qua tắm chưa được giặt.”

Chị dặn tôi: “Mùa đông ở đây rất lạnh, lần sau có ra thì mang 10 đôi găng tay loại dầy, 10 đôi vớ cho chị nhé.”

Chị tiếp tục nói: Những người đau khớp muốn tránh rét người ta phải đi vô trong Nam, mình ở trong Nam nó đưa mình ra đây, trong khi nó biết rõ mình bị đau khớp, tại vì ở trong đó nó cho tù hăm dọa, đánh đập chửi bới nên chị phải làm đơn tố cáo gửi cho ban giám thị khi còn ở trại Xuân Lộc. Nguyễn Thị Úy và Bạch Thị Lam Uyến làm đơn tố cáo gửi cho ban giám thị, họ không xử lý mà chuyển ra đây, nhưng chỉ có một mình chị bị chuyển. Đáng nhẽ việc như thế ban giám thị phải xử lý vì tù với tù có thái độ hăm dọa, đánh đập là phải xử lý vì nó vi phạm nội quy, phải xử lý cái người có hành vi hăm dọa chửi bới nhưng nó không xử mà chuyển chị đi.

Thật xót xa cho chị tôi, suốt một thời gian lên tiếng đấu tranh bất công xã hội đến khi đấu tranh bất công cho mình thì bị chuyển trại giam. Tôi nén nỗi buồn để nghe chị hỏi:

- Lúc đi lên đây có ghé cha không?

- Có chứ, ghé thường xuyên và tất cả mọi người đều gửi lời thăm chị. Mọi người vẫn nhắc chị suốt, chị yên tâm không ai quên chị đâu.

- Anh Điếu Cày hiện tại đang ở đâu?

- Ở Nghệ An chị ạ.

- Nghệ An thì gần đây, lần sau có đi thì rủ chị Tân cùng đi. Số sách vở ở nhà chị Tân nó còn để nguyên đó hay là phá hết rồi. Đợt trước có nói với thằng Đạt đưa cho chị Tân cái bộ sách Truyện các Thánh, không biết nó có nhớ không; để trên kệ sách, bảo chị Tân kiểm tra trong đó chị có kẹp ít tiền, xem còn không lấy để trang trải chi phí cho lần đi thăm chị.

- Chắc bị mất rồi.

- Không có đâu, để trong nhà mất gì.

- Em thấy sách vở của chị bị lục tung lên rồi.

- Cứ về hỏi chị Tân, ai lục và ai dám lục?

- Sao cái lúc khám nhà người ta, người ta ở đó không lục, người ta đi rồi mới đến lục, kiếm cái gì? Nói với chị Tân có nhờ Đạt đến lấy bộ sách đó đem về, hỏi lại xem có nói lại với chị Tân không?

Tinh thần vững vàng – lập trường không đổi

Chị dặn tôi: Về hỏi chị Tân Bản án phúc thẩm, nó giao cho chỗ anh Hải chưa? Do ba người chung một vụ án nên bản án của anh Hải cũng là bản án của chị. Nhớ hỏi điều đó là đã giao hay chưa? Nếu chưa giao thì phải đến tòa án chỗ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa lấy bản án về, bảo Dũng đi lấy.

Rồi chị cho tôi biết: Ở trại Bố Lá – Xuân Lộc chị đã viết hai cái đơn đề nghị với trại đó chuyển đơn về tòa án rồi, nhưng phía tòa án vẫn không giao lại bản phúc thẩm. Khi đến trại này (trại số 5 – Thanh Hóa) gửi đơn đến lần thư 3 nhưng trại này không chuyển. Hai lần viết đơn lần ở trại Bố Lá, lần ở trại Xuân Lộc nhưng tòa án vẫn chưa giao bản án phúc thẩm, ở trại Thanh Hóa cũng đã viết đơn nhưng trại giam ở đây không chịu chuyển đơn lý do không chuyển là không đồng ý nội dung đơn nên không chịu chuyển đơn, mà đó là chuyện giữa chị và tòa án cán bộ ở đây không có quyền can thiệp, khi nào nói đến cán bộ ở đây, thì ở đây mới có quyền can thiệp. Em không làm được thì nói những cái đó để Cha và các anh em làm đơn giúp.

Rồi đơn đề nghị giám đốc thẩm chị không tự viết được, vì không có bản án, không biết bản án nói gì nên không viết được. Nói Dũng đi lấy bản án đó về mời luật sự viết cái đơn cho anh ấy liền đề nghị giám đốc thẩm.

Nếu mà lấy được về nhớ photo ra đưa cho Cha một bản, một bản photo gửi ra đây, còn bản chính phải cất giữ.

Chị tôi vẫn như thế, còn nguyên vẹn khí chất không hề thay đổi khí phách dù có ở nơi nào, chị vẫn rành rọt trong mọi vấn đề.

Khi tôi e sợ rằng không có cái bản mà chị nói, chị quả quyết: “Phải có chứ, nó không giao cho tù nhân thì phải giao cho người nhà, đó là quy định bắt buộc không thể không đưa. Không đưa là việc của nó, còn đòi là việc của mình. 3 người chung một vụ án nhưng phải giao cho mỗi người một bản.”

Lúc này tôi mới nhớ ra, sau khi chị bị bắt trong chuyến lên dọn đồ đạc cho chị tôi nhìn thấy toàn sách luật, bản thân chị từng là công an nên tất cả những điều gì liên quan đến điều khoản hay luật lệ không ai có thể cãi lý với chị được.

Chị dặn tôi hai ba tháng đi một lần, không cần tháng nào cũng đi, tháng sau đi nhớ gửi thuốc. Ghi lại địa chỉ của chị tôi phải hỏi thêm chị cần những gì nữa. Chị bảo nếu lần sau không ra được thì gửi đồ ăn, đồ dùng, thuốc, gửi tiền 2 triệu.

Ngoài này đồ ăn cũng mắc lắm không như ở trong đó đâu, cà chua 1 ký 25 ngàn, dưa leo 20 ngàn 1 ký. Mỗi lần lên Sài Gòn nhớ ghé gặp Cha Thanh và cha Thoại.

Trong cuộc trò chuyện chị nhắc đến các Cha suốt còn hỏi tôi về tình hình của các Cha.

“Cha Phụng khỏe không? Cha Phụng ở Hà Nội lâu lâu mới vào Sài Gòn, các Cha trong Sài Gòn biết cha Phụng. Ở Sài Gòn là nơi đào tạo ra tất cả các linh mục trong Dòng Chúa Cứu Thế. Đó là gốc, còn ở Hà Nội là chi nhánh. Nếu có dịp ra Hà Nội thì nhớ ghé Giáo xứ Thái Hà ở quận Đống Đa, hỏi dân Hà Nội thì ai cũng biết. Hỏi Cha Thoại hoặc chị Tân về Chùa Liên Trì ghé thăm thầy Thích Không Tánh. Có gì khó khăn nói với Thầy giúp đỡ, Thầy giúp được. Hỏi chị Tân không lên được thì ghé thăm Thầy.”

Tôi cũng định nói với chị là cha Thoại đã nhờ cha ở Thái Hà sắp xếp cho chỗ nghỉ đêm nay rồi nhưng muốn để chị nói về chị nhiều hơn. Chị hỏi thăm về chị Tân vợ anh Điếu Cày, có khỏe không, có đi lại được không? Hỏi thăm những người trong gia đình dạo này sao, tôi ra đây đi bằng gì. Chị cũng nhắc tôi rằng: ngoài này mọi người đông đúc lắm, lần sau ra nhớ liên lạc với mọi người nếu đi cùng được thì đi. Nếu đi về thì đi tàu lửa cho nó an toàn, và khỏe hơn xe.

Chị nhắc hỏi tôi về Tuấn: Có mua đồ gửi cho thằng Tuấn không? Có nhiều thứ phải mua gửi cho nó như xà bông, lần sau không cần gửi xà bông này nữa vì ở đây có bán, chỉ trại nào không bán mới gửi thôi. Nhớ là lần nào đi về hay đi lên thì cũng phải ghé thầy Thích Không Tánh, ghé thăm chị Tân, ghé thăm Cha. Không đi được phải giữ liên lạc, gọi điện thoại hỏi thăm.

Chi nhắc nhở tôi: Về nói chị hỏi thăm thầy, gửi lời hỏi thăm mọi người với hỏi thăm Cha, nói mọi người ở nhà yên tâm. Ở đây hay ở đâu thì chị cũng vậy, lập trường không thay đổi. Nhớ hàng tháng gửi cái đơn đề nghị giám đốc thẩm, nhiều khi gửi nó không xem xét nhưng bắt buộc phải gửi lý do là bản án đó là một sự bất công của nhà nước này đè lên gia đình mình, bắt buộc phải gửi, không xem xét cũng phải gửi chẳng những gửi đến nhưng cơ quan đó mà còn gửi đi cơ quan thông tin báo chí trong ngoài nước, ai cần đưa hết cho họ.

Chị hỏi tôi: Việc của thằng Tuấn có đề nghị giám định lại không?

Tôi nói cho chị biết: Ông luật sư nói những giấy tờ liên quan đến vụ này không cái nào khớp với cái nào hết. Đến khi ra tòa ông để cho ông luật sư nói chứ ông không cần phải giám định.

Chẳng qua vụ thằng Tuấn nó nhỏ nhưng nó làm cho to ra mục đích nó gây khủng hoảng cho gia đình mình, khủng bố nhà mình giống như việc đưa chị với anh Hải ra ngoài này. Ở trong miền Nam không có trại giam hay sao, chẳng lẽ không đủ chỗ cho 1-2 người ở nhưng nó cố tình làm như vậy để gây khó khăn cho gia đình, khó khăn thăm nuôi, rồi có ốm đau bệnh hoạn thì chết không ai biết.

UserPostedImage
Cổng trại giam tại đội 30, phân trại số 4, trại giam số 5, thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa – Ảnh VRNs

Cuộc sống chị tôi trong trại số 5

Tôi cũng nói với chị rằng: mọi người gửi lời hỏi thăm chị, nhắc chị giữ gìn sức khỏe, mọi người lúc nào cũng hướng về chị.

Chị nói: Chị biết, biết chứ, ở trong đây trong tù nhưng biết nhiều thứ. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGM VN) đã làm quả thiệt là hay. Nói với Cha chị con nói các Ngài trong HĐGM VN vừa rồi làm quả thiệt là hay, nói vậy là cha hiểu rồi. Nói với Cha và anh em là chị con ở đây trước sau như một, lúc nào cũng vậy.

- Trong đó, Chúa Nhật cuối tháng còn làm lễ cầu nguyện không?

- Còn chứ, cầu nguyện cho chị nhiều lắm.

- Chị Tân đã ra ngoài này lần nào chưa

- Chưa lần nào, chị ấy nói đang đi kiếm anh Hải ở trại giam nó không cho thông tin, cự đến cùng thì anh ấy điện về nhà nhưng chị ấy phải sắp xếp gia đình rồi mới đi được.

- Các cha có khỏe không?

- Cha nào cũng khỏe và gửi lời hỏi thăm chị.

- Nhớ gửi lời của chị con hỏi thăm các cha, nhớ chuyển lời hỏi thăm cha Phụng nhé.

Chị dặn tôi: Lần sau gửi đồ, gửi bao nón lá, gửi cho 20 cái để làm quà cho chị em trong này, mấy cuốn Kinh Thánh trên bàn thờ Chúa còn giữ được không? Nếu nhà chị Tân không có chỗ để thì mang đến cho Cha, xem Cha dùng được cuốn nào không, bữa trước có nói rồi đó. Kệ sách đó với những đồ dùng mà không có chỗ để thì đóng gói chuyển về nhà mình còn sách thì đem vô nhà thờ cho cha.

Chị kể về cuộc sống của mình ở đây:

Ở đây không có nhà tắm mọi người tắm truồng ngoài giếng tất cả mọi người, mưa nắng gió rét đều như vậy. Bơm nước vô cái hồ đó, có 10m2 thôi mà 200 người chung quanh cái hồ giống y như ăn cướp vậy đó. Phải giành nhau, sáng dậy nhiều khi còn không có nước rửa mặt.

Lúc này cán bộ trại giam nói chị nói không đúng chị nói cho ông ta biết: “Nhiều tù nhân bức xúc nên không dám nói thôi, họ sợ không được giảm án, sợ bị quy là chống đối, sợ bị kỷ luật. Còn tôi tôi không sợ, tôi biết là nói không sao cả, tôi nắm rõ điều đó, không ai kỷ luật cả. Nếu cán bộ nói không có điều đó thì cán bộ đang xa rời người ta rồi, cán bộ tìm hiểu kỹ đi. Sống trong điều kiện như thế coi xem có chịu nổi hay không mình cũng như người ta vậy thôi. Nếu cán bộ sống được như thế, thì người ta cũng sống được, nhưng hôm nào cán bộ cứ đi vô trong đó sẽ thấy.

Người ta sống được thì đúng, như tôi tôi tuyệt thực 1 tháng 20 ngày tôi đâu có chết đâu nhưng không thể nói rằng không ăn thì sống phây phây cho nên thiếu nước không chết nhưng nó ảnh hưởng đến sức khỏe, tư tưởng và nhiều mặt khác nữa, không đảm bảo sức khỏe làm sao sống và lao động tốt được. Việc nước nôi là nhu cầu tối thiểu nước tắm không có, nước rửa mặt không có… Ở mấy trại kia tôi có nói chuyện nước nôi đâu về đây rõ ràng như thế nên tôi mới nói chứ, hồi sáng phải đi xin người ta mấy gáo để rửa mặt đó.”

Về nói với Cha là chị con nói như vậy đó, có gì cứ nói với cha hết.

Theo quy định không cho mang dép bên ngoài vào, trong quy định được mang đồ bằng nhựa vào mà trại này lại không cho đem, dép của trại vừa thô vừa cứng không có mang thoải mái được.

Thói quen uống trà của chị vẫn không thay đổi cuối giờ thăm chị nhắc thêm mang cho chị trà 4 gói Lâm Đồng, mang đồ ăn khô, ruốc, trứng vịt muối, thuốc thì vẫn như cũ, cá cơm chiên sấy khô, gửi 10 đôi vớ.

Nhìn dáng chị khuất khỏi mà tôi không cầm lòng được nhưng giờ thăm nuôi đã hết, vội vàng thu dọn đồ đạc để về Hà Nội sớm. Lúc này tự nhiên Cán bộ trại giam yêu cầu tôi ký vào biên bản gặp gỡ thăm nuôi, nói là theo quy định thì phải ký, quy định trại giam này thế. Tôi không làm vì các trại trước không làm như thế, tôi gặp tôi nói chuyện với chị tôi chuyện gia đình dưới sự giám sát trực tiếp của hai cán bộ nên tôi không có việc gì phải ký cả. Gửi tiền có sổ sách thì tôi ký, 3 cán bộ cùng ngồi nghe. 3 người có thể tự làm chứng cho nhau được chứ việc gì tôi phải ký. Luật thì tôi sẽ chấp hành nhưng tôi sẽ về coi lại xem có đúng như vậy không, Vì tôi chưa biết nhiều về luật nên tôi phải hỏi lại. Tôi bước ra khỏi đó lòng ngổn ngang không biết vì điều này lần sau ra thăm chị tôi có bị cản trở gì không?
Source: PV. VRNs

Sửa bởi người viết 21/05/2013 lúc 06:08:55(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.129 giây.