Cuộc bầu cử tổng thống thứ 45 của nước Mỹ bị công luận coi là xấu xí, tốn kém, bất ngờ, bộc lộ phiếm khuyết của nền dân chủ,.... Trong quá trình tranh cử các ứng viên là bà Clinton và ông Trump đã không ngừng công kích, nói xấu nhau trên truyền thông thậm chí ông Trump còn doạ bỏ tù đối thủ nếu đắc cử. Tốn kém tới 11 tỷ đô. Kết quả: ứng viên luôn có tín nhiệm thấp hơn đối thủ qua các lần thăm dò, kém đối thủ tới gần hai triệu phiếu cử tri phổ thông-ông Trump-lại là người thắng cuộc. Ông thắng vì đã giành được quá bán số phiếu cử tri đoàn. Giống như một trận tennis đấu thủ được ít game thắng hơn nhưng có số séc thắng quá bán đã giành thắng lợi. Sau bầu cử một số nơi ở Mỹ đã xảy ra biểu tình phản đối tổng thống mới. Có người bất bình về kết quả đã thu thập chữ ký để vận động đại cử tri làm hành động "lật lọng" hòng lật ngược thế cờ trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 12 tới. Mấy ngày qua, có tin ba bang Wisconsin, Michigan, Pennsylvania sẽ kiểm phiếu lại mà nếu cả ba bang đều có kết quả đảo ngược thì bà Clinton sẽ được thêm 46 phiếu cử tri đoàn nâng tổng số phiếu cử tri đoàn lên con số 278 đủ để đánh bại ông Trump.
Nhưng kết quả có vẻ đã an bài. Nhiều nước đã rục rịch làm thân với ông Trump. Ông Trump và ông Obama đã gặp gỡ nhau tại nhà trắng chuẩn bị để chuyển giao quyền lực. Mọi nơi đua nhau lo lắng cho nước Mỹ, thế giới dưới sự lãnh đạo của một kẻ bị coi là thế nọ thế kia. Lo lắng cho số phận của một loạt hiệp ước, chính sách được gây dựng thai nghén dưới thời ông Obama bị huỷ bỏ hoặc không ra đời.
Mặc công luận nhạo báng tôi lại thấy cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua thật tuyệt vời.
Trước đây chưa hiểu rõ quy trình của nó nên tôi và chắc chắn là nhiều người Việt trong nước nữa vẫn lầm tưởng chỉ có đại cử tri mới có vai trò quyết định ai làm tổng thống còn dân chúng chỉ được bầu đại cử tri. Tới giờ qua tìm hiểu mới tường tận quy trình bầu cử. Mỗi ứng viên tổng thống ở một bang được đảng của mình đề cử các đại cử tri ủng hộ. Số đại cử tri của một ứng viên tổng thống trong một bang bằng số thượng, hạ nghị sĩ của bang đó. Trong ngày bầu cử 8/11 dân chúng (cử tri phổ thông) ở một bang bầu cho ứng viên tổng thống nào thì đồng thời cũng bầu cho các đại cử tri của ứng viên đó ở bang đó. Ứng viên giành được quá bán số phiếu cử tri phổ thông của bang thì các đại cử tri ủng hộ ứng viên đó trở thành cử tri đoàn của bang hay như thường nói là ứng viên đã giành được toàn bộ số phiếu cử tri đoàn của bang. Hai bang có quy định bầu cử khác một chút là các bang Nebraska và Maine. Ở những bang này ứng viên được quá bán số phiếu cử tri phổ thông ở một hạt (đơn vị hành chính nhỏ hơn bang) được 1 phiếu đại cử tri, được quá bán số phiếu cử tri phổ thông ở bang thì được 2 phiếu đại cử tri. Sau khi kiểm phiếu cả nước Mỹ sẽ có 538 đại cử tri được bầu. Ứng viên nào có số đại cử tri cam kết ủng hộ mình quá bán (từ 270 trở lên) hầu như giành thắng lợi. Nói hầu như vì trong tháng 12 các đại cử tri trúng cử ở các bang trên toàn quốc sẽ có cuộc họp bầu tổng thống chính thức. Nhưng những người này đã cam kết bỏ phiếu cho ứng viên của mình (ở một số bang đã thành luật) nên cuộc bầu chính thức này chỉ là thủ tục. Qua quy trình trên có thể thấy lá phiếu của người dân đã thực sự quyết định ai là tổng thống Mỹ sau bầu cử.
Tuyệt vời nữa là người công khai chỉ trích chính quyền, tổng thống, truyền thông-ông Trump-đã giành thắng lợi còn người được tổng thống đương nhiệm, truyền thông ra sức ủng hộ là bà Clinton lại chịu nhận thất bại. Mặc dù công luận Mỹ nổi tiếng là soi moi đến tận chân tơ kẽ tóc của những sự kiện lớn nhưng tới nay chưa hề có một cáo buộc nào là không công bằng, gian lận trong bầu cử.
Giống như những lần bầu cử trước, các đối thủ sau khi làm cho nhau "sứt đầu mẻ trán" trong lúc tranh cử nhưng tới lúc phân định thắng thua đã nhanh chóng tuyên bố ủng hộ hợp tác để xây dựng nước Mỹ. Tựa như việc cư xử cao thượng với nhau của quân đội miền Bắc và miền Nam nước Mỹ sau nội chiến xảy ra cách đây hàng trăm năm.
Tuy có lo lắng vì ông Trump thế nọ, thế kia nhưng không tới mức thái quá vì tôi tin vào truyền thống tự do, dân chủ, thượng tôn pháp luật cùng bản hiến pháp mẫu mực, những yếu tố đã giúp cho Mỹ từ một nước vốn là thuộc địa của Anh trở thành siêu cường đứng đầu thế giới.
Chia sẻ những điều tuyệt vời trên với một người bạn. Anh bảo: "Lại đi khen phò mã tốt áo". Tôi giải thích: coi là tuyệt vời vì so sánh nó với bầu TBT, quốc hội ở xứ mình diễn ra vào đầu và giữa năm nay. Bầu cử tổng bí thư người lãnh đạo đất nước cao nhất thì tất nhiên dân không được bầu nhưng ngay trong nội bộ đảng cũng mất dân chủ nghiêm trọng. Ứng viên tổng bí thư dù có được các đảng viên trong đại hội đề cử nhưng nếu không được BCT cũ giới thiệu thì cũng phải rút. Do vậy người nào làm TBT phụ thuộc vào BCT cũ chứ không phải tập thể đảng viên dự đại hội đảng. Kết quả ông Trọng dù già yếu lú lẫn nhưng có mánh khóe thao túng BCT, dựa dẫm Trung Quốc lại làm TBT tiếp ít nhất là nửa khóa nữa. Bầu cử quốc hội thì ai ai cũng biết là trò "đảng cử, dân bầu", đảng "vừa đá bóng vừa thổi còi". Theo luật thì bầu cử quốc hội có tiến trình sau: Thành lập hội đồng bầu cử quốc gia do chủ tịch quốc hội đương nhiệm là chủ tịch. Hội nghị hiệp thương lần 1 thành phần gồm UB thường vụ quốc hội, UB trung ương MT tổ quốc, chính phủ họp để thống nhất về cơ cấu, thành phần, số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương, địa phương tham gia ứng cử. Căn cứ vào cơ cấu trên các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương, địa phương giới thiệu người ứng cử. Những người ứng cử hoàn thiện hồ sơ theo thời hạn quy định. Trong hiệp thương lần 2 danh sách những người ứng cử (gồm được giới thiệu và tự ứng cử) được đưa về hội nghị cử tri ở nơi cư trú, công tác để lấy phiếu tín nhiệm. Hiệp thương lần 3 thành phần như hiệp thương lần 1 để chốt danh sách ứng cử chính thức cho toàn dân bầu vào ngày đã ấn định.
Vì quốc hội, mặt trận tổ quốc, chính phủ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị nói trên đều là các tổ chức chính trị của đảng hoặc chịu sự lãnh đạo của đảng nên quá trình từ vòng hiệp thương 1 đến vòng hiệp thương 3 thực chất là quá trình "đảng cử". Trong quá trình này các ứng cử viên độc lập vì không nằm trong danh sách "đảng cử" nên hầu như lần lượt bị loại bằng các thủ đoạn như: Bị gây khó khăn ngay từ khâu hoàn thiện hồ sơ với mục đích để họ không hoàn thiện hồ sơ đúng thời hạn phải bỏ cuộc. Bị đấu tố, bôi nhọ tại các hội nghị cử tri trong hiệp thương vòng 2. Bị vu cáo là có các tổ chức phản động đứng đằng sau xúi giục, cho tiền... Những người qua được 2 vòng hiệp thương đầu thì lại bị loại ở cuộc họp kín trong vòng hiệp thương 3 mà không rõ lý do. Kết quả sau hiệp thương lần 3 đã có 151 trên tổng số 162 ứng cử viên độc lập bị loại chiếm tỷ lệ 93%. Trong số những ứng cử viên độc lập bị loại có cả những người nổi tiếng như nhà báo Trần Đăng Tuấn nguyên phó tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam, ông Nguyễn Quang A từng là viện trưởng viện nghiên cứu phát triển (IDS), ông Nguyễn Xuân Diện tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm phó giám đốc thư viện hán nôm Việt Nam, một số luật sư chuyên bào chữa miễn phí cho người nghèo. Ngược lại, các ứng cử viên do đảng cử lại hoàn toàn được ưu ái, nhất là những cán bộ cấp cao. Các bà Nguyễn Kim Ngân, Tòng Thị Phóng, Đặng Thị Ngọc Thịnh, các ông Trương Hòa Bình, Nguyễn Thiện Nhân, Đỗ Bá Tỵ,.. vừa có tên trong danh sách ứng vừa có chân trong hội đồng bầu cử quốc gia, tựa như "vừa đá bóng vừa được thổi còi".
Xong quá trình "đảng cử" đảng vẫn tiếp tục tổ chức, giám sát cho "dân bầu" và kiểm tra, kiểm phiếu, công bố để kết quả phải là quốc hội mà đảng viên chiếm đa số, đúng với cơ cấu đã định sẵn.
Luật đã không dân chủ công bằng nhưng khi cần đảng vẫn không ngần ngại vi phạm. Sau đại hội 12 để, chính quyền, quốc hội khoá mới phù hợp với nhân sự được đại hội bầu ra đảng đã chỉ đạo để quốc hội khoá 13 (khoá cũ) bầu ra chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng mới. Những ông, bà này sau đó lại được đề cử bầu làm đại biểu quốc hội khoá 14 để rồi được quốc hội này bầu lại làm các chức danh trên. Như vậy chỉ trong vòng vài tháng họ được cả hai quốc hội khoá 13, 14 tín nhiệm với cùng một chức danh. Không còn gì khôi hài và trơ trẽn hơn. Gọi "đảng cử, dân bầu" là đúng với bản chất nhưng lại không thể lột tả hết tính chất của cuộc bầu cử này. Bởi nó có đồng thời cả phi dân chủ, phi công bằng lẫn gian lận, bịp bợm, khôi hài, trơ trẽn,.. Khi mà đã bất lực trong việc tìm từ ngữ để chỉ sự xấu xa, tồi tệ của một cái gì đó người ta thường ví nó như cái con c.c. Có lẽ cuộc bầu cử quốc hội Việt Nam cũng thuộc dạng đó. Thay cho lời kết là mấy câu thơ vịnh bầu cử quốc hội Việt Nam.
"Dân chủ, công bằng" thấy đáng ngờ
Dõi theo các bước rõ sờ sờ
Hiệp thương để loại ngoài cơ cấu
Tín nhiệm vờ so đũa chọn cờ
Đảng cử đưa ra danh sách để
dân bầu dọn cho mở đường cho
bù nhìn mới thế bù nhìn cũ (1) Bầu cử như là cái "tự do"(2)
Trần Hoàng Lan
_____________
Chú thích:
(1) Quốc hội mới, quốc hội cũ
(2) Con c.c ( trong phiên xử anh Điếu Cày trung tá công an Vũ Văn Hiển đã chửi thề:"tự do cái con c.c" khi nhìn thấy hai chữ tự do trên áo của con anh)