logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/12/2016 lúc 08:35:50(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong hơn 35 năm qua, các nền dân chủ phương Tây đã chứng kiến môt sự bộc phát về tình trạng bất ổn chính trị, mà đặc điểm chính là do sự thay đổi thường xuyên trong các đảng cầm quyền và các chương trình và quan điểm triết lý của họ, tình hình này ít nhất một phần là do việc thay đổi và khó khăn kinh tế. Vấn đề hiện nay đặt ra là làm thế nào để cải thiện thành tựu kinh tế trong một thời điểm khi các bất ổn chính trị đang làm cản trở việc tạo lập một chính sách có hiệu quả.


Trong một bài báo gần đây, David Brady, một trong các cộng sự viên của chúng tôi, cho thấy là có mối quan hệ giữa tình hình bất ổn chính trị ngày càng tăng và mức thành tựu kinh tế ngày càng giảm. Ông chỉ ra rằng các nước có thành tựu kinh tế dưới mức trung bình đã trải qua những biến động nhất trong các cuộc bầu cử. Cụ thể hơn là có sự bất ổn này tương ứng cùng với vấn đề giảm phần đóng góp của nhân dụng trong khu vực công nghiệp hoặc sản xuất ở các nước tiên tiến. Mặc dù mức độ giảm có đôi chút khác nhau giữa các quốc gia – ví dụ tình trạng này ít thể hiện rõ nét ở Đức hơn là ở Hoa Kỳ, - đó là một mô hình khá phổ biến.


Đặc biệt là trong hơn 15 năm qua, công nghệ kỹ thuật số ngày càng mạnh cho phép tự động hóa và xóa bỏ các công việc "theo thông lệ " trong giới công chức và công nhân. Với những tiến bộ về người máy, tài liệu, kỹ thuật 3D, và thông minh nhân tạo, người ta có thể mong đợi một cách hợp lý là các phạm vi công việc "theo thông lệ" có thể được tự động hoá sẽ tiếp tục mở rộng

Sự trỗi dậy của công nghệ kỹ thuật số cũng làm tăng khả năng quản lý của doanh nghiệp trong việc điểu khiển một cách hiệu quả về nhiều chuỗi cung ứng trên toàn cầu do nhiều nguồn phức tạp, và do đó mà doanh nghiệp tận dụng được lợi thế trong việc hội nhập kinh tế toàn cầu. Khi các dịch vụ ngày càng trở nên có thể trao đổi mậu dịch (xuất khẩu), việc làm trong khu vực công nghiệp sản xuất giảm đều đặn, mức giảm từ 40% trong năm của thập niên 1960 đến khoảng 20% hiện nay. Nhưng ở các nước tiên tiến nhất, các khu vực có thể giao hoán (xuất khẩu) đã không tạo ra nhiều công việc, ít nhất là không đủ để bù đắp sự sụt giảm trong khu vực chế biến. Ví dụ như tại Hoa Kỳ, việc phát sinh nhân dụng trong 1/3 của nền kinh tế sản xuất cho hàng hóa và dịch vụ để có thể xuất khẩu, nói chung, thì hầu như không tạo công việc trong vòng hai thập niên qua.


Một phần là do tác động của những khuynh hướng này mà tỷ trọng thu nhập quốc gia của khu vực lao động trong những năm đầu tiên của thời kỳ hậu chiến đã tăng lên, nó bắt đầu giảm vào những năm của thập niên 1970. Trong khi toàn cầu hóa và công nghệ kỹ thuật số đã tạo ra những lợi ích trên diện rộng, trong các hình thức chi phí thấp hơn cho hàng hóa và trong mảng rộng cuả các dịch vụ, tất cả cũng đã tạo ra và sự phân cực trong công việc và thu nhập, trong khi loại công việc có thu nhập trung bình có phần giảm và loại công việc có thu nhập cao hơn và thấp hơn có phần tăng, từ đó tạo ra hố cách biệt cách trong việc phân phối lợi tức. Do hệ thống an sinh xã hội và các đối sách khác nhau, mà mức độ của sự phân cực này thay đổi tùy theo từng quốc gia.

Cho đến năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế tác động nhiều nơi trên thế giới, những mối quan tâm liên quan đến sự bất bình đẳng ngày càng tăng lên, ít nhất một phần nó bị che khuất bởi nợ công cao, với mức công chi và các hiệu ứng thịnh vượng từ giá tài sản tăng, nó hỗ trợ cho việc tiêu thụ trong gia dụng và làm vực dậy tăng trưởng và tạo được việc làm. Khi mô hình tăng trưởng đó bị phá vỡ, tình hình kinh tế và chính trị xấu đi nhanh chóng.

Chuyện rõ ràng nhất là giảm tăng trưởng và nhân dụng đã tạo những tác động trái ngược trong sự phân cực công việc và thu nhập. Ngoài những vấn đề thực tế hiển nhiên này, tình hình còn gây ảnh hưởng về ý nghĩa bản sắc của người dân.


Trong thời đại công nghiệp hậu chiến, người ta có thể mong đợi một cách hợp lý là đạt được một cuộc sống tươm tất, hỗ trợ gia đình, và đóng góp một cách rõ ràng cho sự thịnh vượng chung của đất nước. Bị đẩy vào lĩnh vực dịch vụ không có giá trị giao dịch, với mức thu nhập thấp và việc làm ít bảo đảm, tất cả tạo ra tình trạng mất tự tin, cũng như oán giận đối với hệ thống mang lại sự thay đổi. (Nó cũng không giúp gì trong khi hệ thống này giải cứu các chính phạm gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế, đó là ngành tài chính - một trào lưu thể hiện một sự khác biệt rõ rệt giữa tình hình khẩn cấp và sự sòng phẳng).

Trong khi sự thay đổi kinh tế do công nghệ điều động không phải là chuyện mới, chuyển biến này đã không bao giờ xảy ra một cách nhanh chóng hoặc trên một quy mô lớn như đã xảy ra trong hơn 35 năm qua, khi nó đã được tăng tốc theo nhịp của trào lưu toàn cầu hóa. Nhờ kinh nghiệm và có may mắn làm nhiều người dân thay đổi nhanh chóng, giờ đây họ tin rằng động lực mãnh liệt đang hoạt động ngoài sự kiểm soát của cơ cấu chính quyền hiện có, thoát khỏi sự can thiệp của chính sách. Và ở một mức độ nào đó thì họ có lý.

Kết quả là tình trạng mất niềm tin đang lan rộng về các động cơ thúc đẩy, khả năng và thẩm quyền của chính phủ. Cảm xúc này có vẻ như không giảm khi người ta nhận ra được tính cách phức tạp của các thách thức, mà nội dung của nó là nhầm duy trì các động lực khích lệ và các năng động trong khi phải giải quyết tình trạng bất công ngày càng tăng (trong trường hợp đặc biêt nhất là làm giảm đi các bình đẳng về cơ hội và năng động giữa các thế hệ).

Như Brady chứng minh là trong thời kỳ ổn định hơn ngay sau Đệ Nhị Thế chiến, các mô hình phát triển phần lớn đều tạo thuận lợi theo góc độ phân phối và các đảng phái chính trị đã được tổ chức chủ yếu là xoay quanh lợi ích của lao động và tư bản, nó được bao phủ qua lợi ích chung do Chiến tranh Lạnh. Khi kết quả đã ngày càng trở nên bất bình đẳng, đã có một sự phân hoá của các lợi ích trong phạm vi bầu cử, dẫn đến sự bất ổn trong kết quả bầu cử, tê liệt chính trị, và thay đổi thường xuyên trong khuôn khổ chính sách và đường hướng.


Điều này mang lại một số hậu quả kinh tế. Một là sự bất trắc do chính sách gây ra, mà trong đó trong hầu hết các trường hợp, nó đưa tới một sự trở ngại chính cho đầu tư. Một trở ngại khác là sự thiếu rõ ràng trong sự đồng thuận về một chương trình nghị sự để phục hồi tăng trưởng, giảm thất nghiệp, tái thiết lập một mô hình nối kết toàn diện, và duy trì những lợi ích của sự liên kết toàn cầu.

Ở một mức độ, thật là khó khi không nhận ra vấn đề này như là một chu kỳ hủy diệt tự tạo. Bất ổn chính trị làm giảm khả năng xác định và thực hiện một chương trình nghị sự về chính sách kinh tế toàn diện hợp lý, chặt chẽ và bền vững. Kết qủa về tình trạng dai dẳng của tăng trưởng chậm, thất nghiệp nhiều, bất công lan rộng tạo nên bất ổn chính trị liên tục và phân hoá, trong đó nó tiếp tục làm suy yếu khả năng các giới chức trong việc thực thi các chính sách kinh tế cho có hiệu quả.


Nhưng ở một mức độ khác, những khuynh hướng này thực sự có thể chứng minh là lành mạnh, đứng trước những lo ngại về toàn cầu hóa, chuyển đổi cơ cấu và điều hướng - mà cho đến nay nó đã được thể hiện chủ yếu ở các đường phố - thì trào lưu này tạo nên một tiến trình chính trị. Cuối cùng, sự kết nối trực tiếp giữa các mối quan tâm của người dân và chính quyền theo kiểu này là một sức mạnh chính của dân chủ.

Khi một quốc gia đang phát triển bị mắc kẹt trong một trạng thái cân bằng không tăng trưởng, tìm sự đồng thuận về tương lai để tăng trưởng toàn diện luôn luôn là bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc đạt được hiệu quả kinh tế tốt hơn và các chính sách hỗ trợ. Đó là những gì các nhà lãnh đạo làm việc có hiệu năng nhất đã thực hiện. Đối với các nước đang phát triển nguyên tắc là cũng giống nhau. Hy vọng lớn nhất của chúng tôi là các nhà lãnh đạo ngày nay hiểu và sẽ tuân thủ nó, từ đó tạo năng lượng sáng tạo để làm việc trên một tầm nhìn mới mà áp dụng những nước của họ, taọ ra một con đường dẫn đến sự thịnh vượng và công bằng hơn.


Michael Spence đoạt giải Nobel Kinh tế, Giáo sư Kinh Tế học tại NYU Stern School of Business, tác giả cuốn The Next Convergence – The Future of Economic Growth in Multispeed World. Nguyên tác: Economics in a Time of Political Instability.
Michael Spence
Đỗ Kim Thêm dịch

https://www.project-synd...clusive-growth-political instability-by-michael-spence-and-david-brady-2016-03

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.