logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/12/2016 lúc 09:20:14(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Báo chí Mỹ : Donald Trump cố tình khiêu khích Bắc Kinh

UserPostedImage
Tổng thống tân cử Mỹ, Donald Trump liệu có cố tình chọc giận Bắc Kinh ?
Reuters

Quan hệ giữa chính quyền mới tại Washington với Bắc Kinh có nguy cơ căng thẳng. Từ cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan cho đến việc tố cáo Trung Quốc « phá giá » đồng nhân dân tệ và quân sự hóa Biển Đông, tổng thống tân cử Mỹ và ban cộng sự nhắn gửi Bắc Kinh : phải chấp nhận ngôn ngữ ngoại giao mới của Mỹ.

Theo nhật báo Washington Post, quyết định công bố đoạn băng hình cuộc điện đàm giữa tổng thống tân cử Donald Trump với lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã được cân nhắc lợi hại và sửa soạn cẩn thận. Từ Washington, thông tín viên Anne- Marie Capomaccio phân tích :

"Người ta đã tưởng rằng cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là một hành động thiếu cẩn trọng trong khi từ năm 1979 đến nay, Mỹ chỉ công nhận có một nước Trung Hoa duy nhất. Theo giải thích của phó tổng thống tân cử Mike Pence thì ông Donald Trump không thể từ chối điện thoại chúc mừng của bà Thái Anh Văn.

Thực ra rất có thể tất cả vụ việc này đã được chuẩn bị từ lâu. Theo nhật báo Washington Post, quyết định công bố đoạn băng hình đã được cân nhắc. Những thông điệp trên mạng Twitter của Donald Trump tố cáo Trung Quốc cố ý điều chỉnh đồng nhân dân tệ (để cạnh tranh bất chính) cũng là một trong những chủ đề tâm đắc của nhà tỷ phú địa ốc lúc tranh cử.

Nếu tất cả các hành động này là nhằm chứng tỏ một sự thay đổi trong giọng điệu ngoại giao của Mỹ thì mục tiêu đã đạt được. Bắc Kinh nổi giận và phát ngôn viên Nhà Trắng không giấu lo ngại : chúng tôi đã gọi điện cho đồng nhiệm Trung Quốc để nhắc lại cam kết chính sách một nước Trung Hoa, được thương lượng qua nhiều đời tổng thống Mỹ. Nếu tổng thống mới có mục tiêu khác thì tôi để ông ấy giải thích.

Không phải chỉ có Nhà Trắng quan ngại mà giới chuyên gia cũng kêu gọi chính quyền mới phải tỏ ra biết ngoại giao hơn. Ai cũng biết Trung Quốc là một đối tác khó tính và xung khắc tại Biển Đông là có thật nhưng không nên vì thế mà cắt đứt đối thoại. Thật ra không phải ai cũng nghĩ như thế. Trên một đài truyền hình Mỹ, một cố vấn của ông Trump tuyên bố thẳng thừng : 'Nếu Trung Quốc không thích ngôn từ của chúng ta thì họ đi chỗ khác chơi'".
Theo RFI
phai  
#2 Đã gửi : 06/12/2016 lúc 09:21:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đài Loan : Lá bài địa chính trị của Trump đối với Trung Quốc ?

UserPostedImage
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trao đổi điện đàm với tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.
REUTERS

Donald Trump không « hớ hênh » khi điện đàm với tổng thống Đài Loan. Ông đang tìm cách làm thay đổi các đường hướng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, theo cách của ông, vừa khiêu khích, vừa mập mờ không rõ ràng. Ông có tài làm cho người đối thoại lúng túng, không biết chắc là nên đáp lại như thế nào cho thích hợp. Trên đây là nhận định của báo Le Figaro ngày 06/12/2016 trong bài viết đề tựa « Đối mặt với Trung Quốc, Trump cố tình chơi lá bài Đài Loan ».

Đối với ông Trump, cuộc điện đàm giữa ông với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, hôm thứ Sáu (02/12) vừa qua, chỉ là một « cuộc gọi xã giao » của tổng thống Đài Loan chúc mừng ông thắng cử. Nhưng Le Figaro cho rằng cử chỉ này đã xóa bỏ một điều cấm kỵ kể từ năm 1979 và kể từ khi tổng thống Mỹ Richard Nixon công nhận nước Trung Hoa cộng sản.

Do không có quan hệ chính thức với giới lãnh đạo Đài Loan, chính quyền Washington đã duy trì một tổ chức mang tên Viện Hoa Kỳ, có thẩm quyền lãnh sự và phục vụ cho việc bán vũ khí Mỹ cho Đài Loan. Chính điều này làm cho ông Trump khó chịu về việc Trung Quốc có phản ứng ầm ĩ về cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan.

Nhóm cố vấn thân cận của ông Trump thì trấn an rằng không nên coi cuộc điện đàm như một chỉ dấu báo hiệu sự thay đổi chiến lược của Washington trong quan hệ vơí Bắc Kinh. Cho đến lúc này, ông Trump thấy không cần thiết phải tham khảo ý kiến các chuyên gia bộ Ngoại Giao Mỹ trước khi điện đàm, tiếp xúc với các lãnh đạo nước ngoài.

Tính khí bất thường : Vũ khí lợi hại của Trump ?

Tuy nhiên, theo Le Figaro, khó có thể coi đây là một hành động hớ hênh của Donald Trump. Ông Richard Grenell, nguyên là nhân viên ngoại giao, trong nhóm phụ trách chuyển giao quyền lực ở Washington, cho rằng « tất cả các cuộc nói chuyện (ở cấp nguyên thủ) đều đã được lên kế hoạch từ trước. Cuộc điện đàm (giữa ông Donald Trump và bà Thái Anh Văn) là hoàn toàn chủ ý ».

Lời khẳng định trên cũng đã được phát ngôn viên của tổng thống Đài Loan xác nhận. Hôm thứ Bẩy (03/12), Trung Quốc chính thức phản đối Hoa Kỳ thông qua con đường ngoại giao và đến Chủ Nhật, báo chí chính thức Trung Quốc thay đổi giọng điệu, nói đến nguy cơ chiến tranh nếu hồ sơ Đài Loan không được xử lý tốt.

Theo như thói quen, thông qua mạng xã hội Twitter, ông Trump lên tiếng đáp lại Bắc Kinh : Phải chăng Trung Quốc đã hỏi ý kiến Hoa Kỳ khi phá giá tiền tệ, khi đánh thuế nặng nề vào các sản phẩm của Mỹ hoặc khi xây dựng một căn cứ quân sự khổng lồ ở giữa Biển Đông ?

Đối với Le Figaro, vụ điện đàm với tổng thống Đài Loan không chỉ dồn lãnh đạo Trung Quốc vào thế phòng thủ, một nhận định cũng được tờ Les Echos đồng chia sẻ, mà còn làm cho thế giới thấy rõ tính khí khó lường cũng như bản tính thích mọi người phải tuân thủ của ông Trump. Một cố vấn thân cận của Donald Trump khẳng định : tổng thống đắc cử biết rõ việc ông đang làm.

Ông Jon Huntsman, nguyên đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, giải thích : « Đài Loan đang trở thành một yếu tố rõ nét trong quan hệ Mỹ-Trung. Donald Trump là một doanh nhân có thói quen tìm kiếm điểm tựa để thúc đẩy công việc và Đài Loan có thể sẽ đóng vai trò này trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ».

Le Figaro cho rằng việc ông Trump nói chuyện điện thoại với lãnh đạo Đài Loan cũng là để làm hài lòng cánh hữu tại Mỹ. Mặc dù chỉ coi Đài Loan là một lá bài trong đàm phán với Trung Quốc, các thành phần bảo thủ Mỹ đánh giá cao vai trò của một ốc đảo dân chủ đối mặt với Hoa lục.

Cuối cùng, theo Le Figaro, có thể cú điện đàm cho thấy mối quan tâm cá nhân. Ông Reince Priebus, người sẽ đứng đầu văn phòng tổng thống, đã hai lần sang Đài Loan, trong các năm 2011 và 2015. Hai nhân vật khác nằm trong đế chế kinh doanh của Trump đã tới thăm Đài Loan trong những tháng vừa qua, và họ quan tâm đến một dự án phát triển địa ốc do Nhà nước Đài Loan kiểm soát.

Trump mạnh dạn tấn công Trung Quốc

Cũng theo hướng này, báo Les Echos có bài « Trump lao vào tấn công mạnh mẽ Trung Quốc » bởi vì sau vụ điện đàm với tổng thống Đài Loan, Donald Trump còn gây sức ép với Trung Quốc, qua việc chỉ trích chính sách tiền tệ, thương mại của Bắc Kinh và sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo nhận định của nhật báo, tổng thống đắc cử Mỹ giữ nguyên giọng điệu cứng rắn đối với Trung Quốc, giống như trong giai đoạn tranh cử. Thậm chí, giờ đây, ông còn chỉ trích Bắc Kinh trên nhiều lĩnh vực khác.

Về việc ông Trump đe dọa đánh thuế vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc, ông Francis Cheung, thuộc công ty môi giới CLSA cho rằng ít có khả năng toàn bộ mức thuế hải quan sẽ tăng, nhưng ông Trump có thể theo gương tổng thống Reagan, cho đánh thuế cao đối với một số sản phẩm gây tranh cãi, bị phản đối nhiều nhất. Trong những năm 1980, tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã cho áp dụng mức thuế cao đối với một số sản phẩm nhập khẩu của Nhật Bản như xe hơi, TV hay sản phẩm tin học.

Trước các phát biểu của ông Trump, chính quyền Bắc Kinh có phản ứng chừng mực và chỉ tuyên bố rằng quan hệ kinh tế Mỹ -Trung đều có lợi cho cả hai nước. Về chính sách bành trướng của Trung Quốc, ông Trump không hề đề cập đến trong chiến dịch tranh cử, nay tổng thống đắc cử Mỹ công khai chỉ trích tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Cũng như Le Figaro, nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng những động thái vừa qua của Donald Trump chứng tỏ ông không phải là chính trị gia không có kinh nghiệm, như báo chí Trung Quốc vẫn hy vọng. Tờ báo trích nhận định của ông Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia về Trung Quốc đương đại, thuộc đại học dòng tên Hồng Kông, thì Donald Trump muốn chơi ván bài lật ngửa, thể hiện rõ lập trường của mình trước khi nhậm chức, nhằm tạo ra một tương quan lực lượng mới.

Điều này không có nghĩa là Donald Trump sẽ có chính sách hoàn toàn chống Trung Quốc, mà chỉ muốn nhấn mạnh là ông ta cứng rắn và nhắc lại cho Bắc Kinh biết tất cả những phản kháng, đòi hỏi của Mỹ. Đó là phong cách của Donald Trump và đặc biệt phương pháp này nhằm tạo ra một vị thế mới trước khi bước vào các cuộc đàm phán.

Trung Quốc thật sự thao túng nhân dân tệ?

Xét trên góc độ thuần túy kinh tế, Les Echos có bài giải thích « Nếu như Trung Quốc thao túng nhân dân tệ, chính là để hỗ trợ mạnh mẽ đồng tiền quốc gia ».

Trong những ngày qua, tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã nhắc lại một số luận điểm mà ông đã không ngừng nêu ra trong chiến dịch vận động tranh cử : đó là Trung Quốc thao túng đồng tiền quốc gia, làm cho các doanh nghiệp Mỹ khó cạnh tranh hơn. Quả thực là từ đầu năm tới nay, nhân dân tệ giảm giá khoảng 6% so với đô la Mỹ, và xuống tới mức thấp nhất kể từ năm 2008. Giới chuyên gia cho rằng xu hướng giảm giá này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.

Thế nhưng, theo Les Echos, Donald Trump đã nhầm khi cáo buộc Bắc Kinh thao túng nhân dân tệ. Trung Quốc làm việc này không phải để giảm giá nhân dân tệ mà là để hỗ trợ mạnh mẽ hơn đồng tiền quốc gia. Trong những tháng qua, nhịp độ chuyển vốn ra bên ngoài Trung Quốc tăng mạnh. Các doanh nghiệp cũng như cá nhân tìm cách « bảo toàn » vốn của mình ở bên ngoài Trung Quốc. Do vậy, Bắc Kinh phải tung dự trữ ngoại tệ ra để giữ giá cho nhân dân tệ. Bên cạnh đó, từ tháng 08/2015, Trung Quốc cho phép nhân dân tệ được dao động xoay quanh tỷ giá cơ bản được định ra từng ngày.

Vẫn theo Les Echos, thực ra, nhân dân tệ bị giảm giá trị là do đô la Mỹ tăng giá. Điều trớ trêu là kể từ khi Donald Trump đắc cử tổng thống, cùng với những lời hứa giảm thuế của ông, thì chính đồng đô la Mỹ đã tăng giá, góp phần làm cho nhân dân tệ giảm giá.

Giới chuyên gia đưa ra ví dụ cụ thể : các ngoại tệ khác như euro, yên Nhật Bản, won Hàn Quốc, real của Brazil, đều giảm giá so với đô la và tỷ giá giữa nhân dân và các ngoại tệ nói trên tương đối ổn định.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.126 giây.