logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/12/2016 lúc 09:38:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
...cử tri ở Cali đều thấy rõ thể thức kiểm tra cử tri tại Cali cực kỳ lỏng lẻo...

Bà Jill Stein, ứng viên tổng thống của Đảng Xanh –Green Party- đã đưa đơn xin đếm phiếu lại tại 3 tiểu bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania. Bà Hillary mau mắn nhập cuộc. Ta nhìn xem hai bà đang làm gì, nhất là bà Hillary.

DIỄN TIẾN

Bà Stein là ứng viên độc lập, thu được chưa tới 1% phiếu trên toàn quốc. Không ai để ý, cho đến giữa tháng 11 khi bà đâm đơn xin đếm phiếu lại tại Wisconsin. Theo luật Wisconsin, bà Stein có quyền yêu cầu đếm phiếu lại với điều kiện bà phải trả tất cả chi phí liên hệ. Wisconsin đòi lệ phí tối thiểu một triệu đô đặt cọc trước. Dĩ nhiên là người đưa đơn kiện cũng sẽ phải thuê luật sư để tranh cãi, lúc đầu được bà Stein dự trù là khoảng một triệu nữa, tổng cộng bà cần hai triệu đô.

Bà Stein kêu gọi đóng góp và ngay một tuần sau, thu được khoảng 3 triệu đô. Bà Stein nộp đơn xin và được tiểu bang Wisconsin chấp nhận đếm phiếu lại. Bà Stein tiếp tục kêu gọi, tăng số tiền ước tính cho luật sư lên 3-4 triệu, rồi 6-7 triệu.

Ngay sau đó, luật sư trưởng của Ban Vận Động Tranh Cử của bà Hillary lên tiếng tham gia việc đòi đếm phiếu lại. Bà Hillary nhập cuộc.

Cuối tháng 11, bà Stein nộp đơn xin đếm phiếu lại tại Michigan và Pennsylvania.

Tại Michigan, bộ trưởng Nội Vụ và bộ trưởng Tư Pháp của tiểu bang cùng với ông Trump đã nộp đơn tại toà chống việc đếm phiếu lại, vì lý do bà Stein với chưa tới 1% phiếu, không có lý do chính đáng để đòi kiểm phiếu lại, tốn công tốn của tiểu bang vô ích. Đếm lại sẽ tốn ít nhất 4 triệu đô tiểu bang phải trả, ngoài số tiền bà Stein trả. Do đó, chưa đếm phiếu cho đến khi tòa quyết định.

Tại Pennsylvania, luật đếm phiếu cực kỳ phức tạp, bà Stein thay mặt 100 cử tri, xin đòi đếm phiếu lại tại tất cả tiểu bang. Hơn 200 quận (voting districts) trong số 9.100 quận của tiểu bang cũng đã nộp đơn xin đếm phiếu lại. Ông Trump nộp đơn phản đối việc đếm lại. Phải đợi quyết định của tòa án mới biết có đếm phiếu lại hay không.

KỊCH BẢN

Có nhiều kịch bản về chuyện gì sẽ xẩy ra. Ta chỉ tóm gọn lại vài điểm chính.

- Sau khi đếm phiếu, không có gì thay đổi nhiều, ông Trump đắc cử. Hết chuyện.

- Kết quả bị lật ngược tại một hay hai tiểu bang, kể cả tại hai tiểu bang lớn là Michigan và Pennsylvania: ông Trump mất một số phiếu cử tri đoàn, nhưng vẫn đủ phiếu để đắc cử.

- Trường hợp bi quan nhất cho ông Trump, kết quả bị lật ngược, bà Hillary nhiều phiếu hơn tại cả ba tiểu bang, bà Hillary đắc cử tổng thống.

Thực tế, cả hai bà Stein và Hillary đều nhìn nhận khó có thể lật ngược kết quả tại một tiểu bang chứ đừng nói tới cả ba tiểu bang, vì cách biệt số phiếu quá lớn, cũng như vì chẳng ai thấy một sự gian lận hay sai sót quy mô nào.

Vấn đề then chốt là kỳ hạn cuối các tiểu bang phải xác nhận kết quả bầu cử là ngày 13 tháng 12, để cử tri đoàn chính thức bầu ngày 19 tháng 12. Ba tiểu bang này có kịp đếm lại và xác nhận kết quả hay không? Và chuyện gì sẽ xẩy ra?

Theo luật bầu cử, tiểu bang nào không xác nhận kết quả chính thức kịp thời sẽ không được tham gia bầu cử ngày 19/12, số phiếu không được nhìn nhận. Liên danh nào đủ 270 phiếu vẫn đắc cử. Không liên danh nào có đủ số phiếu trên, Hạ Viện liên bang sẽ bầu tổng thống, và Thượng Viện liên bang sẽ bầu phó tổng thống, mỗi tiểu bang chỉ được một phiếu tại hai cuộc bỏ phiếu này, và muốn thắng, phải có 26 phiếu tối thiểu.

Thủ tục bầu của quốc hội không rõ lắm. Nếu tiểu bang bầu theo kết quả cuộc đầu phiếu phổ thông vừa qua, ông Trump thắng tại 29 tiểu bang, bà Hillary thắng 21, đương nhiên liên danh Trump-Pence vẫn đắc cử.

Nếu quốc hội bầu theo số nghị sĩ và dân biểu hiện hữu trong quốc hội của mỗi tiểu bang thì bà Hillary và ông Tim Kaine muốn thắng phải vẫn giữ được 21 tiểu bang họ thắng trong cuộc bầu vừa qua, nhưng cũng phải thắng thêm ít nhất 5 (21 + 5 = 26) trong số 8 tiểu bang xôi đậu mới bị ông Trump chiếm, là Florida, Arizona, Iowa, Wisconsin, Michigan, Ohio, Pennsylvania, và North Carolina.

Tại Hạ Viện, CH nắm đa số dân biểu trong tất cả 8 tiểu bang trên, dĩ nhiên sẽ bầu hết cho ông Trump, và ông sẽ đắc cử.

Tại Thượng Viện, mỗi tiểu bang có 2 thượng nghị sĩ. Trong 8 tiểu bang trên, có 3 tiểu bang có cả 2 nghị sĩ là CH hết, 1 tiểu bang có 2 nghị sĩ DC, và 4 tiểu bang có nghị sĩ của cả hai đảng, mỗi đảng một người. Bầu bán như thế nào trong trường hợp 4 tiểu bang lưỡng đảng này là điều chưa rõ ràng. Ông Tim Kaine, phó của bà Hillary muốn thắng phải giữ được 1 tiểu bang DC, và chiếm được hết cả 4 tiểu bang lưỡng đảng, là điều hầu như không thể xẩy ra. Nếu ông bất ngờ thắng, thì ta sẽ thấy nước Mỹ với một tổng thống CH là ông Trump, và một ông phó DC là ông Kaine. Một quái thai chính trị khó có thể xẩy ra.

Có nghĩa là nếu phải qua quốc hội liên bang bầu, ông Trump chắc chắn thắng, ông Pence cũng tràn trề hy vọng thắng.

Có một kịch bản đặc biệt nữa tuy hầu như không thể xẩy ra: quốc hội toàn quyền muốn bầu cho ai thì bầu, có nghĩa là không bắt buộc phải bầu cho hai ông Trump và Pence. Khi đó, có thể sẽ thấy những điều đình, đổi chác lớn trong hậu trường, có thể bầu cho một liên danh khác không phải là Trump-Pence.

Trong ba tiểu bang, Wisconsin có hy vọng đếm kịp, trong khi Michigan và Pennsylvania không thể nào đếm kịp. Do đó ông Trump đã nộp đơn phản kháng nhằm ngăn chặn việc đếm phiếu lại tại hai tiểu bang sau, cốt ý để cả ba tiểu bang đều có thể tham gia cuộc bầu chính thức.

Tóm lại, nếu chỉ có một hay hai tiểu bang không đếm kịp, ông Trump vẫn đủ phiếu để đắc cử. Không đếm kịp tại cả ba tiểu bang, ông Trump vẫn thắng tại quốc hội. Có nghĩa là hy vọng lật ngược thế cờ để bà Hillary thắng hầu như không thể nào xẩy ra được. Bởi vậy nên chính TT Obama đã tuyên bố đếm phiếu lại là vô ích, và khuyến cáo mọi người nên tôn trọng kết quả bầu cử vì nó đã thể hiện ý dân.

TÍNH TOÁN CỦA BÀ STEIN VÀ BÀ HILLARY

Trước viễn tượng đếm phiếu lại cũng chẳng thay đổi được gì thì câu hỏi là tại sao hai bà này đòi đếm phiếu lại.

Trên phương diện kỹ thuật, bà Stein và bà Hillary bào chữa không phải có mục đích lật ngược thế cờ, đưa đến sự đắc cử của bà Hillary, mà chỉ vì đã có nhiều tình trạng luộm thuộm máy móc bầu cử, khiến có nguy cơ Nga hay ai đó tìm cách phá rối, khiến máy bầu cử chạy lộn xộn sao đó. Do đó cần kiểm tra lại để bảo đảm sự chính xác của kết quả bầu cử, khám phá ra những sơ hở, để có biện pháp bảo vệ các cuộc bầu trong tương lai. Cả hai bà đều xác nhận không hy vọng thay đổi được kết quả bầu cử.

Đây là chuyện nghe thì có lý cao cả, nhưng là nói láo hoàn toàn. Nước Mỹ ở cấp tiểu bang cũng như liên bang, đều có những cơ quan tổ chức và kiểm tra bầu cử không thuộc đảng nào, lo chuyện thủ tục bầu cử, bảo đảm không có trục trặc kỹ thuật. Không đến phiên hai bà Stein và Hillary lo.

Điều phải nói ngay là việc tố cáo Putin phá rối là chuyện vớ vẩn nhất. Cả ba tiểu bang đều có cách bầu khác nhau tuỳ quận hạt, dùng lá phiếu bằng giấy, hay bằng máy bầu điện tử kết nối với máy chủ trung ương của tiểu bang, nhưng không có nơi nào máy bầu lại kết nối với trang mạng internet, do đó, Putin từ Nga không có cách nào xâm nhập vào được như wikileaks đã xâm nhập vào emails.

Về phần bà Stein, với 1% phiếu và không có phiếu cử tri đoàn nào, bà tuyệt đối không có một mảy may hy vọng nào để vào Nhà Trắng cho dù bà đòi đếm lại phiếu cả 50 tiểu bang. Người duy nhất có lợi vì hy vọng cuộc đếm phiếu sẽ lật ngược thế cờ là bà Hillary. Mà bà Hillary là “kẻ thù” của bà Stein luôn. Nhiều người đã nhắc nhở số phiếu bà Stein nhận được cao hơn cách biệt giữa bà Hillary và ông Trump, có nghĩa là nếu bà Stein không ra tranh cử thì số phiếu thiên tả của bà Stein đã chạy qua bà Hillary và bà này đã đắc cử rồi thay vì thua khít nút. Nói cách khác, bà Stein chính là thủ phạm lớn đưa đến thất bại của Hillary. Vậy thì tại sao bà Stein lại đòi đếm lại để bà Hillary có hy vọng thắng?

Có hai giả thuyết.

Một là đây chỉ là cái mánh kiếm tiền. Bà Stein kêu gọi đóng tiền và cho đến nay đã thu được gần 6 triệu, trong khi bà cứ tiếp tục kêu gọi, mỗi lần lại tăng số tiền cần thiết lên vài triệu để thiên hạ tiếp tục đóng góp. Chẳng thấy bà công khai hoá việc chi thu gì hết nên cho đến nay, không ai biết việc đếm phiếu lại thực sự tốn bao nhiêu, và bao nhiêu tiền chạy vào những “mục” gì khác, vào túi cá nhân hay vào túi của Đảng Xanh.

Câu hỏi quan trọng nhất là tiền yểm trợ từ đâu đến? Ta nên ghi nhận trước bầu cử, bà Stein chỉ thu được chưa tới 3 triệu để vận động tranh cử cho chính bà, nhưng bây giờ lại hốt ngay được gần 6 triệu trong nháy mắt. Có nghĩa là rất nhiều cử tri của bà Hillary đã góp tiền. Bà Stein khai thác sự ấm ức của khối cử tri của bà Hillary, bị thua quá đau, giận quá mất khôn, muốn tìm mọi cách lật ngược kết quả bầu cử cho gà nhà Hillary thắng.

Giả thuyết thứ hai là bà Stein chỉ muốn đưa tên tuổi của mình lên báo để chuẩn bị cho tương lai cá nhân bà, có thể ra tranh cử tổng thống nữa năm 2020, hay ra tranh cử dân biểu, nghị sĩ gì đó sớm hơn. Hay cao thượng hơn, là để lấy tiếng cho cả đảng Xanh.

Dù sao đi nữa thì việc bà Stein đòi đếm phiếu chẳng có nghĩa lý gì và cũng chẳng đáng nói đến. Điều đáng bàn là quyết định của bà Hillary.

Qua những kịch bản bàn ở trên, dĩ nhiên là bà Hillary cũng đã biết là bà không có hy vọng nào. Vậy câu hỏi là tại sao bà vẫn đòi đếm phiếu lại. Bà muốn gì?

Câu trả lời khá giản dị: vì muốn trả thù và tìm cách hạ uy tín của ông Trump, để bà và TTDC có thể hô hoán ông Trump là tổng thống không chính danh, vừa thua hơn 2 triệu phiếu phổ thông, vừa không đủ 270 phiếu cử tri đoàn (vì không đủ kết quả chính thức kịp), phải dựa vào một nhúm nghị sĩ, dân biểu phe ta trong quốc hội để thắng. Chỉ cần ông Trump mất đi ít phiếu là cũng có dịp cho phe ta với sự phụ họa của TTDC khua chiêng gõ trống bôi bác ông Trump cho đỡ ấm ức. Đây cũng là cách bà Hillary khuyến khích các cử tri DC chống đối ông Trump đến cùng, từ góp tiền cho bà Stein đòi đếm phiếu cho đến các hình thức chống đối khác như xuống đường biểu tình, áp lực cử tri đoàn bỏ phiếu cho bà.

Một lý do khác đã được bàn đến: bà Hillary đang suy sụp tinh thần hoàn toàn, đếm phiếu lại là cách duy nhất vực bà dậy, cho bà một chút hy vọng và thoả mãn ý muốn trả thù, hạ uy tín TT Trump và đây chính là ý kiến của bà con gái Chelsea và bà phụ tá thân cận Huma Abedin. Cho dù ý kiến này bị TT Clinton chống vì ông nghĩ đếm phiếu sẽ không thay đổi được kết quả gì mà lại có thể chính danh hóa chiến thắng của ông Trump nhiều hơn. Lỡ như đếm phiếu lại đưa đến kết quả ông Trump thắng thêm vài ngàn phiếu thì hai bà Stein và Hillary có ê mặt không?

Việc bà Hillary hậu thuẫn đếm phiếu lại một lần nữa đưa ra ánh sáng cái tính mánh mung, tráo trở, hai mặt của bà.

Trong cuộc tranh luận lần thứ hai, khi ông Trump nói sẽ cứu xét kết quả bầu cử trước khi nhìn nhận kết quả nếu ông thua, thì phe cấp tiến, chính quyền Obama và dĩ nhiên toàn thể truyền thông dòng chính (TTDC) nhẩy dựng lên, làm như thể việc nghi ngờ kết quả bầu cử là việc kinh thiên động điạ không ai dám nghĩ tới, chỉ có tay khùng vô đạo Trump mới to gan như vậy thôi, vì việc đó thể hiện một sự khinh thường nền tảng căn bản của thể chế dân chủ, bác bỏ kết quả bầu cử, coi thường ý dân, phủ nhận Hiến Pháp,... Bà Hillary cao giọng cho biết bà cảm thấy “horrifying”, tức là kinh hoàng.

Sau khi tin ông Trump đủ phiếu cử tri đoàn để đắc cử, bà Hillary sáng hôm sau đã điện thoại cho ông Trump, nhìn nhận ông đã thắng, kêu gọi mọi người nên chấp nhận, cho ông Trump một hy vọng, và giúp ông thành công. Bà nói rõ ràng “chúng ta phải chấp nhận kết quả và hướng về tương lai”. Nghe thật cao thượng và đáng phục. Rất tiếc, chỉ lại là... nói láo như thường lệ.

Tệ hơn nữa, ông Elias cho biết ngay sau khi bầu cử xong, Ban Vận Động của bà Hillary đã xúc tiến việc truy cứu lại tất cả kết quả bầu cử tại những tiểu bang xôi đậu, nơi mà ông Trump đã thắng. Có nghĩa là ngoài mặt bà Hillary nhìn nhận kết quả nhưng sau lưng thì cho người đi kiểm tra lại hết, tìm kẽ hở để lật ngược kết quả.

Bây giờ thì bà hết cảm thấy “horrifying” rồi vì chính bà đã không nhìn nhận kết quả đầu phiếu và đòi đếm lại. Bà Hillary bao giờ cũng vẫn là bà Hillary thôi. Lươn lẹo, tráo trở, hai ba mặt, miễn sao đạt được ý nguyện.

Phải nói ngay phản ứng này của phe cấp tiến thật ra là giả dối một cách thô bạo nhất. Mới cách đây không lâu, PTT Al Gore thua thống đốc Bush con hơn 1.200 phiếu tại Florida năm 2000, đã không nhìn nhận kết quả bầu cử, đòi đếm phiếu đi đếm phiếu lại, thưa kiện lên đến Tối Cao Pháp Viện cả hơn một tháng, cho đến khi TCPV ra quyết định tối hậu bắt ngưng ngang thì mới chịu thua, và ông Bush chiến thắng với 537 phiếu khi chưa đếm xong hết.

PHẢN ỨNG CỦA ÔNG TRUMP

Ông Trump đã nộp đơn phản kháng việc đếm phiếu lại tại Michigan và Pennsylvania. Ta cũng không nên quên nếu toà cho phép đếm lại và kết quả bị lật ngược tại bất cứ nơi nào thì chắc chắn là ông Trump sẽ không ngồi yên, gọi điện thoại chúc mừng bà Hillary đâu. Bảo đảm ông sẽ làm như PTT Gore, gửi cả sư đoàn luật sư đến thưa kiện ngay, kéo dài cả mấy tháng là ít. Và tiểu bang đó sẽ không có cách nào có kết số chính thức cuối cùng kịp thời hạn, xác nhận bà Hillary thắng. Tức là cho dù ông bị mất phiếu thì bà Hillary cũng không lãnh được số phiếu đó.

Một cách khác mà ông Trump cũng có thể làm là nếu thấy có nguy cơ thất bại, trả đũa đòi đếm phiếu lại tại Cali. Tiểu bang khổng lồ này sẽ không thể nào đếm kịp và bà Hillary sẽ mất ngay 55 phiếu của Cali, tất nhiên không thể nào thắng cử được nữa, bất kể kết quả của Wisconsin, Michigan, và Pennsylvania.

Ông Trump đã gián tiếp chuẩn bị cho kịch bản này khi ông ồn ào lên tiếng chỉ trích việc đảng DC gian lận phiếu qua việc cho phép di dân lậu bỏ phiếu tại Cali. TTDC bênh bà Hillary, đả kích ông Trump tố cáo vu vơ không bằng chứng, rồi khẳng định tố cáo của ông Trump là tố cáo láo, không có thật. Trước hết, hình như họ không nhìn thấy thâm ý của ông Trump là nã pháo trước để chuẩn bị cho bộ binh tấn công, tố di dân lậu bỏ phiếu bất hợp pháp, dọn chiến trường để đòi đếm phiếu lại tại Cali nếu cần. Sau đó, câu hỏi cho TTDC: sao biết là láo, không có thật? Có bằng chứng gì là đã không có anh di dân lậu nào bỏ phiếu?

Thực tế, tất cả những cử tri đi bầu ở Cali đều thấy rõ thể thức kiểm tra cử tri tại Cali cực kỳ lỏng lẻo, việc cả ngàn hay cả triệu di dân lậu bỏ phiếu đã xẩy ra mà chẳng ai ngăn cản hay kiểm soát được. Toàn thể guồng máy bầu cử tại Cali do đảng DC kiểm soát tuyệt đối, phần lớn qua các viên chức cùng gốc Nam Mỹ… với nhóm di dân lậu và theo đảng DC luôn.

Theo một nghiên cứu của ông Jesse Richman của đại học Old Dominion, có thể có 1,3% di dân lậu bỏ phiếu bất hợp pháp trong kỳ bầu năm 2008, nghĩa là có thể có tới 1,2 triệu phiếu bất hợp pháp của di dân lậu. Tám năm sau, con số này chắc chắn là đã tăng rất nhiều, nhất là trước những đe dọa trục xuất di dân lậu của ông Trump, di dân lậu sẽ tích cực đi bầu chống ông, tuy chưa biết tăng bao nhiêu. Nhất là tại Cali, New Mexico, Nevada, là những tiểu bang rất nhiều di dân lậu, đã mang thắng lợi lại cho bà Hillary. Với sự thật này, nếu muốn quậy mạnh, ông Trump hoàn toàn có lý do đòi kiểm phiếu lại tại Cali.


Một điểm cuối cùng đáng nói. Khi đòi đếm phiếu lại, bà Hillary quả là đùa với lửa. Ngay sau khi đắc cử ông Trump đã tuyên bố xí xóa không cho điều tra gì về bà nữa. Bây giờ, bà chọc giận ông thần lửa, ai biết được ông khùng này phản ứng như thế nào? (04-12-16)

Vũ Linh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.134 giây.