Tôi đọc khá nhiều những tác phẩm của nhà văn Vũ Thư Hiên. Nhưng truyện ngắn Kẻ Vô Ơn, ông viết khá lâu rồi, thì đây là lần đầu tiên tôi hân
hạnh biết đến.
Tôi không biết gọi "Kẻ Vô Ơn" là một truyện ngắn thì có chính xác không? Bởi vì trong hiểu biết giới hạn của tôi, khi đã nói truyện thì phần lớn
có những chi tiết được nhà văn hư cấu. Nhưng với "Kẻ Vô Ơn", người đọc cảm thấy nhà văn kể lại một liên hệ rất thực trong đời, và chính ông
là một nhân vật trong đó. Vì thế, "Kẻ Vô Ơn", với tôi, là một đoạn hồi ký thì chính xác hơn.
Điều gì đã khiến tôi chú ý tới Kẻ Vô Ơn như thế? Tôi là một độc giả bình thường, không phải là nhà bình luận văn chương gì ráo, nên bạn đọc
sẽ không tìm thấy một câu nhận định gì về văn tài của nhà văn Vũ Thư Hiên. Kẻ Vô Ơn khiến tôi chú ý tới một vấn đề mà lâu nay nhà nước
CSVN không muốn nhắc tới, bởi vì nhắc tới nó, mổ xẻ nó, chả khác gì banh cái vết thương ô nhục mà đảng đã từng âm mưu gây ra cho nhân
dân miền bắc Việt Nam vào khoảng năm 1956.
Nhân dân miền nam Việt Nam, trước đây xem cuốn phim Chúng Tôi Muốn Sống của Đạo Diễn và cũng là người viết truyện phim Vĩnh Noãn, đã
biết phần nào thực trạng của Cải cách ruộng đất ở miền bắc VN, dù rằng cuốn phim đó cũng chỉ nói lên được một phần nhỏ của những trò dối
trá, ác độc mà tập đoàn CSVN, theo lệnh quan thầy TQ, đã áp đặt lên đầu lên cổ của người dân miền bắc.
Nhân vật Hiếu trong Kẻ Vô Ơn đã hỏi "tôi": Ông tin người ta nhận ra sai và sửa sai? Câu hỏi này đã khiến ông VTH ngạc nhiên vì trước đó ông
chưa bao giờ đặt vấn đề này, vì ông cũng tin là tập đoàn cầm quyền CSVN đã thấy sai lầm khi tiến hành CCRĐ, và cố gắng sửa đổi. Nhân vật
Hiếu đã tiếp lời: Người ta chỉ buộc lòng gọi nó là sai lầm khi mưu toan của họ bị đổ bể.
Câu nói của nhân vật Hiếu đã mở ra một góc khuất cho chả riêng gì ông VTH, mà còn cho tất cả những người, sau bao nhiêu năm hụp lặn trong
những chiêu trò dối trá của CSVN, vẫn mù mờ, ù ù cạc cạc, vẫn coi ông Hồ như một ông thánh, vẫn nhìn đảng cộng như một đại diện cho chính
nghĩa của dân tộc, không có đảng CS thì sẽ không có đất nước như ngày hôm nay.
Kẻ Vô Ơn của nhà văn Vũ Thư Hiên làm tôi nhớ lại một chi tiết quan trọng khi tôi đọc những tác phẩm viết về cuộc chiến VN của một nhà văn
khác, nhà văn Xuân Vũ.
Nhà văn Xuân Vũ, thời Cách Mạng Mùa Thu, là một cậu bé khoảng 14 hay 15 tuổi. Lòng nhiệt thành vì đất nước đã khiến cậu bé đó trốn gia
đình, tham gia kháng chiến, và rồi tập kết ra bắc. Khi chiến cuộc VN sôi động, ông XV cũng như rất nhiều thanh niên miền nam Việt Nam tập kết
ra bắc trước đó, đã được lịnh vào nam trong cái gọi là "đi B". Thời gian ở miền bắc, ông XV đã trải nghiệm những dối trá, xảo quyệt của những
người cộng sản, vì vậy trong thâm tâm của ông, chỉ mong muốn có dịp là thoát ly. Trong những tác phẩm như Mạng người lá rụng, xương trắng
trường sơn v.v..., nhà văn Xuân Vũ đã kể lại những cảnh tượng hãi hùng, những trò lừa đảo, những tuyên truyền dối trá, thô bỉ của những người
mà trước đó ông đã bé cái lầm coi họ như những đồng chí cật ruột. Khi nhắc đến cái gọi là Cuộc Tổng Nổi Dậy vào mùa xuân Mậu Thân 1968,
ông XV đã hé lộ ra một cái nhìn sâu sắc về ý đồ của CSVN khi cho tiến hành cuộc tổng nổi dậy, mà trong những lời tuyên truyền của họ là nhằm
giáng một đòn chí tử vào chế độ VNCH, tạo uy tín cho MTDTGPMNVN, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới.
Nhưng sự thật phía sau những tuyên truyền ra rã đó là gì? Theo nhà văn Xuân Vũ, và cá nhân tôi cũng tin như thế nhờ kết hợp mọi dữ kiện xảy
ra sau khi miền nam VN lọt vào tay CS năm 1975, thì cuộc tổng nổi dậy đó, mặt nổi là tạo uy tín cho MTDTGPMNVN, nhưng thực chất của nó
chính là nhờ súng đạn của VNCH và Hoa Kỳ tiêu diệt cho hết những thành phần cách mạng ở miền nam, mà trong mắt những lãnh tụ CS miền
bắc, là những thành phần cứng đầu, cứng cổ. Những ai từng chứng kiến cuộc duyệt binh mừng đất nước thống nhất năm 1975 hẳn chưa quên
sự kiện lá cờ nửa đỏ nửa xanh của MTDTGPMNVN đã biến mất vô tông vô tích, và số phận những người như ông Nguyễn Hữu Thọ, Trương
Như Tảng, Trần Văn Trà , Nguyễn Trấn v.v... như thế nào, thì có thể hiểu được cái trò ôm hôn thắm thiết của mấy ông kẹ CS, nhưng sau lưng
thì đâm những nhát chí tử.
Những âm mưu thế này mang nặng màu sắc Á Đông. Tại sao tôi nói như thế? Lý do là vì từ thời tám hoánh, nếu tôi không lầm thì trong đời nhà
Tùy bên Tàu, lúc đó triều đình trong tay của Tùy Dương Đế Dương Quảng. Dương Quảng làm hoàng đế, nhưng thế lực của triều đình thì nằm
gọn trong tay giới quý tộc Quan Lũng và giới quý tộc Sơn Đông, nhưng quý tộc Quan Lũng là mạnh nhất, họ còn có quyền sở hữu quân đội
riêng. Quý Tộc Quan Lũng luôn tạo áp lực cho Dương Quảng và uy hiếp ngai vàng của thằng chả. Để đối phó, Dương Quảng đã cố ý gây chiến
tranh với Triều Tiên, lúc đó gọi là Liêu Đông, dù rằng công quỹ hao hụt và khiến cho dân chúng lầm than, ta thán. Điều chú ý là Dương Quảng ra
lệnh mộ binh cho cuộc chiến, ba lần tất cả, mà những binh lính nhập ngũ toàn là con cháu và thuộc binh của giới quý tộc Quan Lũng. Ý đồ của
Dương Quảng là dùng chiến tranh với Triều Tiên để tiêu diệt sinh lực của giới quý tộc Quan Lũng.
Cuộc cải cách ruộng đất ở miền bắc VN năm 1956 và cuộc tổng nổi dậy ở miền nam VN năm 1968, theo tôi, cũng có ý đồ khá tương tự như âm
mưu của Tùy Dương Đế Dương Quảng. Cải cách ruộng đất, bên ngoài là để dụ dẫn giới bần nông, hứa hẹn cho họ cơm no áo ấm, ruộng đất
về tay, nhưng bên trong chính là ý đồ tiêu diệt giai cấp tiểu tư sản, địa chủ, những thành phần có điều kiện nhìn ra bộ mặt thực của CSVN.
Những thành phần đó cần phải được tiêu diệt và thế vào là tầng lớp ngu dân, như những con cừu cho CSVN sai khiến và lung lạc. Và cuộc tổng
nổi dậy năm Mậu Thân là nhằm tiêu diệt sinh lực của giới cách mạng miền nam VN, thành phần mà CSVN coi là nguy hiểm vì uy hiếp tới uy
quyền cai trị của họ trong tương lai.
Liên hệ tới hoàn cảnh đất nước hiện nay, tôi có một vài ý kiến chủ quan. Các bạn có thể góp ý cho tôi trong tinh thần xây dựng, tìm hiểu.
Bản chất của người CS nói chung, và đặc biệt là cộng sản á đông như TQ và VN, là gian manh, âm hiểm như thế. Sau gần một thế kỷ nắm
quyền, bộ máy đó bây giờ chả có lý tưởng Mác Lê quái gì cả. Tất cả những lời dối trá đưa ra chỉ để biện minh cho quyền cai trị độc tôn của
đảng CSVN mà thôi. Ông Đinh Thế Huynh từng phát biểu: "Việt Nam không cần đa nguyên đa đảng và tuyệt đối không đa nguyên đa đảng" là đủ
hiểu. Quyền lợi và sinh mệnh của những đảng viên cộng sản gắn chặt vào sự tồn vong của đảng, nhất là vào thời đại bây giờ, khi những đảng
viên cộm cán có nguồn lợi cực kỳ to lớn tuôn vào túi riêng như thế, thì quả thật trời có gầm lên, chúng cũng chả bao giờ nhả ra điều bốn trong
Hiến Pháp VN đâu. Mới đây, FB Lai Nguyễn có chửi một tên mà cô gọi là "Già đầu mà còn dại" khi tên này comment trong trang của Lai
Nguyễn rằng: "Gần hai triệu quân Mỹ và VNCH mà còn cuốn gói chạy dài, chỉ là anh hùng bàn phím thì làm được gì cộng sản, chỉ cầm củ cho
chúng đái thôi. Bốn triệu đảng viên, mỗi đứa thêm chừng năm người trong gia đình nữa, thì làm được gì chúng?" Tôi không nhớ nguyên văn, chỉ
trích ý của người này thôi nhưng đại khái là thế. Có lẽ Lai Nguyễn và nhiều người rất bất bình khi tên này dùng ngôn ngữ thô tục để cứa vào vết
thương của người dân miền nam VN khi mà ngày xưa tinh thần chiến đấu chống cộng của họ rất cao, nhưng cái thế của một anh nhược tiểu
trong bàn cờ thế giới thì không chủ động được, đành chịu mất phần đất tự do xinh đẹp của họ vào tay CS Bắc Việt. Cá nhân tôi cũng thấy
người viết lời comment trong trang của Lai Nguyễn là thô bỉ, thiếu cái nhìn sâu sắc về một cuộc chiến cực kỳ phức tạp, khó nói cho ra ngọn ra
ngành. Nhưng anh ta có nói đến một chi tiết cực kỳ chính xác. Đó là: Bốn triệu đảng viên, mỗi đứa thêm chừng năm người trong gia đình nữa...
Đó là một thực tế không thể nào chối cãi. Với cái tổng thể mười lăm triệu hay hai mươi triệu người dân VN trong cái mắc xích quyền lợi đó, thì
việc đấu tranh giành lại quyền sống, giành lại tự do, dân chủ cho dân tộc quả là một việc thiên nan, vạn nan.
Quan sát những diễn biến của cuộc biểu tình ôn hoà của người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh trong năm 2016 nhằm đòi hỏi quyền lợi cho ngư dân miền
trung VN và tống cổ Formosa ra khỏi đất nước Việt Nam, tôi đưa ra một nhận xét là, hình thức biểu tình ôn hoà từng xảy ra vào đầu tháng
Mười vừa qua sẽ chẳng đem lại kết quả gì. Tại sao?
Vì quyền lợi của đảng viên CS quá lớn, họ sẽ tuyệt đối không nhượng bộ để cho nhân dân làm chủ đất nước, vì như thế có khác gì họ chấp
nhận tự tử. Khi đã như thế, họ sẽ không chần chừ khi sử dụng bạo lực để dập tắt tất cả những manh động phản kháng.
Những người lãnh đạo cuộc biểu tình vừa qua đã cố gắng kìm chế những bạo động có thể xảy ra, nhưng trong video quay lại, người ta vẫn thấy
có một nhóm người ném đá vào CSCĐ, và những CSCĐ đã bỏ chạy. Điều đó cho thấy, chỉ mới có chừng mười ngàn người, mà đã không kìm
chế nổi, vẫn để bạo động xảy ra, thử hỏi nếu con số lên vài chục ngàn người, thì làm sao ngăn chận kịp thời khi những tên cò mồi bạo lực, do
nhà nước cài vào đoàn người biểu tình, châm ngòi bạo lực, tạo cái cớ ngon lành cho nhà nước thả tay tàn bạo, dập tắt phong trào?
Trong cái nhìn cá nhân của tôi, tình hình VN chỉ có thể được giải quyết theo hai chiều hướng:
Chiều hướng thứ nhất: Bất bạo động, nhưng không phải bằng hình thức xuống đường. Mà là chúng ta tạo điều kiện để khoét sâu cái hố chia rẽ
của những thế lực CS đang thủ lợi hiện nay trên xương máu của nhân dân VN. Hiện trạng đang xảy ra trong nội bộ đảng CSVN cho thấy chúng
đã qua giai đoạn bằng mặt mà không bằng lòng, bây giờ chúng đang đấu với nhau một cách công khai. Những sự kiện bắn giết nhau trong văn
phòng tỉnh ủy Yên Bái, cho đến vụ săn đuổi Trịnh Xuân Thanh, cho thấy cuộc đấu tranh vì quyền lực, lợi lộc bè phái đã đi vào giai đoạn quyết
liệt. Nếu có thể, chúng ta tận dụng và khai thác để chúng lăn xả vào một mất một còn, trường hợp đó chúng sẽ tự diệt và tạo một cơ may ngàn
đời cho dân tộc, trổi dậy để xây dựng lại đất nước, xây dựng lại niềm tin. Đây là chiều hướng tốt nhất vì tránh cho dân tộc ta một thảm họa tắm
máu.
Chiều hướng thứ hai: Bạo Động và Tắm Máu.
Đây là chiều hướng mà cá nhân tôi cũng như tất cả các bạn đều không muốn nó xảy ra. Nhân dân Việt Nam đã quá đau khổ trong các cuộc
chiến tranh, thêm gần nữa thế kỷ sống dằn vặt trong chế độ phi nhân tàn bạo CS, bây giờ mà để cho đồng bào ta phải trải qua những ngày điêu
linh tang tóc thì quả thật là quá thảm. Nhưng lịch sử có những khúc rẽ thật kỳ cục, không ai định trước được. Có thể cái đập nhè nhẹ của một
cánh bướm ở một thời khắc, vị trí nào đó sẽ biến thành phong ba bão táp, cuốn đi tất cả những vật cản trên đường. Không ai có thể ngăn chận
hay chuyển hóa nó. Khi đó thiên đường hay địa ngục cũng chỉ là định mệnh.
Trần Thảo