logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/12/2016 lúc 07:02:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phạm Văn Thuyết có thể là cái tên xa lạ với nhiều người Việt Nam ngay lúc này. Nhưng cái tên Phạm Văn Thuyết chắc chắn rất gần gũi với nhiều thế hệ sinh viên Luật Khoa tại Sài Gòn từ thập niên 1960 và cũng quen thuộc với không ít người ngoại quốc tại nhiều quốc gia trên thế giới từ Nam Mỹ qua Đông Âu tới Phi Châu và Á Châu từ sau năm 1975.

Lý do là từ thập niên 1960, Phạm Văn Thuyết là một giảng sư tại Đại Học Luật Khoa Sài Gòn và từ 1975 tới 2007, Phạm Văn Thuyết là một chuyên gia của Ngân Hàng Thế Giới – World Bank, từng nhận lãnh công tác tại 25 quốc gia Âu – Á – Phi – Mỹ.

Phạm Văn Thuyết sinh năm 1934 tại Nam Định, đầu thập niên 1950 là học sinh trung học đệ nhị cấp tại trường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Năm 1954 di cư vào Nam, Phạm Văn Thuyết làm việc tại đài phát thanh Sài Gòn đồng thời tiếp tục học tại Đại Học Luật Khoa, tốt nghiệp Cử Nhân Luật và Cao Học Kinh Tế năm 1959. Đầu thập niên 1960, Phạm Văn Thuyết trở thành giảng sư Đại Học Luật Khoa tới 1964 được học bổng du học Hoa Kỳ. Tại đại học Wharton, University of Pennsylvania, Hoa Kỳ, Phạm Văn Thuyết theo học Kinh Tế, chuyên ngành Kinh Toán Học — Econometrics, một ngành tương đối mới vào thời đó và tốt nghiệp Master Degree rồi Ph.D năm 1967.

Về nước ở độ tuổi 33, theo quy định của luật tổng động viên, Phạm Văn Thuyết đã có mặt trong khóa 26 sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Đây là một khóa khá đặc biệt của trường võ bị Thủ Đức, vì các sinh viên sĩ quan phải tham gia cuộc chiến ngay khi vừa làm quen với súng đạn do cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968 của Cộng Sản Bắc Việt. Khi lực lượng Cộng Sản xâm nhập Sài Gòn, Phạm Văn Thuyết đã gánh chung nhiệm vụ tác chiến với các chiến binh bảo vệ trụ sở Bộ Quốc Phòng.

Tuy nhiên, do chủ trương ưu tiên cho ngành giáo dục nên sau khi mãn khóa, Phạm Văn Thuyết được biệt phái về lại Đại Học Luật Khoa Sài Gòn để tiếp tục vai trò giáo sư trường này cho đến ngày phải di tản qua Hoa Kỳ tháng Tư 1975.

Tại Hoa Kỳ, Phạm Văn Thuyết trở thành chuyên viên phát triển kinh tế — industrial economist của Ngân Hàng Thế Giới — World Bank từ 1975 tới 1996. Sau đó, dù về hưu, Phạm Văn Thuyết vẫn tiếp tục nhận lãnh vai trò tư vấn — consultant cho các dự án công tác tại nhiều quốc gia trên thế giới. Là chuyên viên World Bank, Phạm Văn Thuyết đã có nhiều dịp về Việt Nam công tác trong các lãnh vực thương mại quốc tế, WTO, ngân hàng và khung luật pháp kể từ đầu thập niên 1990 tới năm 2007.

Kinh nghiệm lãnh hội do phần hành trách nhiệm bản thân cùng những tình huống thực tế trực tiếp ghi nhận ngay tại chỗ đã giúp Phạm Văn Thuyết hình thành một căn bản vững chắc cho ý hướng xây dựng và phát triển đời sống kinh tế Việt Nam là chủ điểm của tác phẩm Việt Nam, Mãnh Hổ Hay Mèo Rừng. Tác phẩm được nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính, thương mại…đón nhận và đánh giá cao về tác động hữu hiệu cho tiến trình nâng cao mức độ phát triển đời sống kinh tế Việt Nam như phản ảnh sau:

“Cuốn sách của giáo sư Phạm Văn Thuyết… đã nêu ra nhiều vấn đề của nền kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới. Tác giả cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng hiện thời nền kinh tế thị trường của Việt Nam chưa hoàn chỉnh. Ông chỉ ra một số hạn chế, đó là khung luật pháp cần hoàn chỉnh nhiều để phù hợp với kinh tế thị trường, tham nhũng cần được đẩy lùi, bất công về thu nhập trong xã hội cần được thu hẹp, tư duy phát triển cần thay đổi…”

Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh từng một thời thành đạt trong lãnh vực kinh doanh trước 1975 tại Sài Gòn diễn tả bao quát về tác phẩm qua nhận định:

“Tác phẩm này không những phân tích tình trạng kinh tế Việt Nam mà còn chẩn bệnh hiểm nghèo rồi lại biên toa thuốc để chữa cái ung thư đang hoành hành trong cơ thể con bệnh.”

Trong khi đó, chuyên viên dầu khí và điện lực Phạm Lương Tấn, một Việt kiều New Zealand đang làm việc tại Sài Gòn phát biểu:

“Cuốn sách dựa trên kinh nghiệm dày dạn của một người đã hoạt động và chứng kiến, không những là sách vở mà thực tế của các quốc gia đang phát triển. Cuốn sách này sẽ đóng góp rất nhiều vào những tranh luận về phát triển kinh tế và tương lai của Việt Nam trong giới trí thức cũng như người dân bình thường…”

Bạn đọc Hạ Long Lưu Văn Vịnh viết một bài dài về các chủ điểm trong nội dung Việt Nam, Mãnh Hổ Hay Mèo Rừng dẫn đến kết luận:

“Tác giả — giáo sư Phạm Văn Thuyết Ph.D.— trong cuốn sách loại kinh tế xã hội hiếm hoi này, đã vạch ra những nét chính yếu trong hành trình phát triển kinh tế Việt Nam, từ thập kỷ 1960, qua 70, 80 cho tới hiện tại, với những nhận xét chuyên môn, khách quan, điềm tĩnh, chỉ lối ra, lối thoát, cho một nước chậm tiến, đưa kế sách xây dựng…khiến người đọc thấy được tổng thể và chi tiết, thấy được VN trong bối cảnh Đông Á …

Cuốn sách quý hiếm của giáo sư Phạm Văn Thuyết giúp người trong nước nhìn ra vị trí và mức độ của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh Đông Á, giúp người Việt hải ngoại nhìn ra mấu chốt vấn đề thực tế của Việt Nam, tránh được những diễn giải hàm hồ. Trong và ngoài đều hiểu Việt Nam với 90 triệu dân thông minh, trí thức sắc sảo, có thể trở thành mãnh hổ chứ không phải mèo rừng, nếu không bị xích sắt kìm hãm…”

Gần như chia sẻ hoàn toàn với nhận thức kể trên từ Lưu Văn Vịnh là ý kiến của Trần Quỳnh:

“Theo nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới, đặc điểm nhận biết một quốc gia rơi vào bẫy thu nhập trung bình thường là mức đầu tư sẽ giảm, tăng trưởng công nghiệp giảm, công nghiệp không đa dạng và thị trường lao động không năng động. Thật không may đây chính là kịch bản mà Việt Nam có thể sẽ đối mặt trong thời gian tới.Với Việt Nam, sách lược thích hợp để có thể vượt lên mức tăng trưởng trung bình là tăng năng suất, tiến sâu vào “chuỗi giá trị” sản xuất công nghiệp. Để thực hiện sách lược này cần làm tốt ít nhất ba việc đó là tăng cường chính sách giáo dục và nhân lực chuyên môn, điều chỉnh gấp chính sách đầu tư nước ngoài và đồng thời xây dựng công nghiệp phụ trợ.

Cần thấy việc ưu tiên cấp bách nhất là phải đổi mới tư duy, đổi mới nền giáo dục đã bị trì trệ mấy chục năm. Ông Thuyết lý luận, nền kinh tế Việt Nam vẫn có thể tăng trưởng nhờ đầu tư nước ngoài nhưng sẽ mãi là nước có thu nhập trung bình như phần lớn các nước Đông Nam Á khác. Và nếu không triệt để thay đổi và áp dụng các biện pháp cần thiết thì lộ trình mà kinh tế Việt Nam đề ra và muốn thực hiện được là điều xa vời…”

Ngoài các nhận định tích cực kể trên của một số chuyên gia đương thời, Việt Nam Mãnh Hổ Hay Mèo Rừng đã được chuyên gia lão thành Vũ Quốc Thúc coi như một biểu tượng đặc biệt với giá trị tinh thần rất cao. Giáo sư thạc sĩ Vũ Quốc Thúc là chuyên gia Luật Pháp và Kinh Tế Tài Chánh lỗi lạc của Việt Nam từ giữa thập niên 1940, giám đốc Trường Luật Hà Nội trước 1954, khoa trưởng Đại Học Luật Khoa Sài Gòn sau 1954, từng lãnh nhiều vai trò như bộ trưởng Quốc Gia Giáo Dục, thống đốc Ngân Hàng Quốc Gia, phó chủ tịch Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia, quốc vụ khanh đặc trách Tái Thiết Và Phát Triển …

Trong thư riêng gửi tác giả Phạm Văn Thuyết, giáo sư Vũ Quốc Thúc đặt tác phẩm Việt Nam, Mãnh Hổ Hay Mèo Rừng vào vị thế một sách lược cứu nguy có thể đưa Việt Nam thoát khỏi ngõ bí lạc hậu nghèo đói kéo dài từ giữa thế kỷ 20 cho tới nay:

“…. Cuốn sách của Anh đối với tôi, có một giá trị tinh thần rất cao và đặc biệt biểu tượng. Anh đã làm một việc khiến cho tôi thành thực hãnh diện vì chúng ta cùng xuất thân từ Trường Luật Hà Nội và cùng là giáo sư Trường Luật Sài Gòn. Hơn thế nữa lại cùng một ngành chuyên môn Kinh Tế Tài Chánh.

Tôi thành khẩn cầu nguyện là những nhận định cũng như đề nghị của Anh sẽ được kẻ hữu trách, hữu quyền, hữu thế ở nước ta chấp nhận rồi thực thi; có như vậy thì tổ quốc thân yêu của chúng ta mới ra thoát ngõ bí “THU NHẬP TRUNG BÌNH” hiện thời và sẽ biến thể như dụ ngôn CÁ CHÉP HÓA RỒNG.

Tôi không mong nước ta thành mãnh hổ thay vì mãi mãi là mèo hoang … chỉ mong biến thành con Rồng phương Nam mà thôi!”

Ước vọng của giáo sư Vũ Quốc Thúc chính là ước vọng chung của mọi người Việt Nam, nhưng chắc chắn sẽ mãi mãi là ảo vọng nếu chỉ trông chờ sự tự nguyện tự giác đáp ứng từ riêng những “kẻ hữu trách, hữu quyền, hữu thế” tức tập thể thủ đắc quyền lực hiện nay tại Việt Nam. Bởi như Phạm Văn Thuyết phân tích, 4 trở lực đang vây hãm mọi ý hướng phát triển và tăng trưởng đời sống Việt Nam là :

1- Hạ tầng cơ sở quá tồi tệ.
2- Chính sách bất cập từ vi mô tới vĩ mô do đặt nặng vai trò chỉ đạo của Nhà Nước.
3- Cơ cấu tổ chức và định chế pháp luật thiếu minh bạch, bị khai thác dễ dàng cho các mưu đồ bất chính.
4- Vấn đề phát triển nhân lực hoàn toàn bị bỏ rơi do chủ trương độc tôn ý thức hệ.

Để vượt khỏi các trở lực này, không thể chỉ bằng những biện pháp cải cách thu gọn riêng trong phạm vi một lãnh vực hoạt động nào mà đòi hỏi nỗ lực thực hiện cải cách đồng loạt trên mọi lãnh vực từ xã hội, giáo dục, kinh tế, pháp luật tới chính trị. Phạm Văn Thuyết nêu ra hàng loạt trở lực mà trong đó chỉ riêng tính luật pháp mập mờ về quyền tư hữu đất đai của người dân theo các khẩu hiệu là thuộc “quyền làm chủ tập thể của nhân dân” đã là một trở lực đáng kể:

“Hiện nay “nhân dân được quyền xử dụng đất đai” và trong một vài trường hợp có thể chuyển nhượng quyền này cho người khác. Đối với đất dành cho ngành nông nghiệp thì các nhà nông có “quyền xử dụng” đất trong 15 năm, và quyền có thể chuyển nhượng cho các người thừa kế. Trong thành phố, người ta có quyền sở hữu căn nhà chứ không có quyền sở hữu miếng đất.

Thật là một hệ thống rất mập mờ phản ánh thái độ chưa dứt khoát của chính phủ hãy còn vương vấn với ý thức hệ. Các tài liệu chính thức như hiến pháp vẫn còn tuyên bố rằng tất cả đất đai, đều thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước.”

Theo Phạm Văn Thuyết, “phạm vi rộng lớn của quốc doanh áp đảo và sự không công nhận quyền tư hữu bất động sản đã thu hẹp tính cách thị trường của kinh tế Việt Nam.”

Hơn 200 trang sách nêu bật đủ loại tệ nạn trong đời sống Việt Nam từ tham nhũng, áp bức, bất công… tới vây hãm bóp nghẹt nhu cầu khai triển dân trí… đẩy mọi lãnh vực sinh hoạt chung vào ngõ cụt tối tăm vì không thể hội đủ điều kiện định hướng đối đầu hữu hiệu với những thách thức ngày một thêm chồng chất. Trước thực trạng này, từ thế đứng của một chuyên gia kinh tế, Phạm Văn Thuyết khẳng định đòi hỏi cấp thiết để cứu nguy cho Việt Nam là phải thực hiện cải cách toàn diện về chính trị, vì “Không thể có một chính sách kinh tế tốt nếu không có một khuôn khổ chính sách cai trị hay quản lý đất nước tốt. Nói cách khác, nếu tổ chức chính trị không tốt thì kinh tế không tốt.”

Bởi:

“Xưa nay kinh tế bao giờ cũng chịu ảnh hưởng của thể chế chính trị. Những thể chế có “tính dung hợp — inclusive institution” như thể chế dân chủ là tốt cho sự phát triển vì nó có khả năng tạo nên sự thay đổi chính sách khi chính sách không thích hợp.”

Nhận xét trên về nhu cầu cứu nguy cho đất nước Việt Nam đang lao dốc rõ ràng đơn sơ và thiết thực. Nhưng thực tế Việt Nam mà Phạm Văn Thuyết trực tiếp đối diện hơn mười năm trong vai trò tư vấn Work Bank cho nhiều chính sách phát triển kinh tế đã giúp tác giả ý thức đó là một tiếng bom kinh hoàng đối với những “kẻ hữu trách, hữu quyền, hữu thế” mà giáo sư Vũ Quốc Thúc hy vọng sẽ tự nguyện tự giác đổi thay. Cho nên Phạm Văn Thuyết không có ý trông chờ như giáo sư Vũ Quốc Thúc mà chỉ mong truyền đạt suy tư tới mọi giới quần chúng Việt Nam như đã biểu lộ qua lời mở đầu sách:

“Tác giả muốn hướng tập sách này tới độc giả mọi giới nên cố gắng viết giản dị với hy vọng ai đọc cũng thấy dễ hiểu và vì thế người viết đã tránh tối đa việc trình bày các con số khô khan hay những điểm lý thuyết kinh điển.”
Cùng trong Lời Nói Đầu, Phạm Văn Thuyết còn ghi một lời nhắn hàm chứa nhiều ẩn ý: “Những ý kiến trong sách không nhất thiết là khả thi trong thời gian gần vì những trói buộc của thực tế chính trị và cơ chế, nhưng hy vọng có thể có ích cho sự suy ngẫm để làm chính sách trong trách nhiệm của những người trẻ sẽ kế thừa đất nước và lãnh đạo mai sau.”

Chắc chắn đây là lời nhắn thiết tha gửi tới mọi người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ để gợi nhắc và thúc đẩy một suy ngẫm cần thiết về trách nhiệm công dân trước “những trói buộc của thực tế chính trị và cơ chế” đang đẩy đất nước xuống hố thẳm.

Ngày 15/1/2015, Phạm Văn Thuyết đã vĩnh viễn giã từ cuộc sống.

Nhưng lời nhắn thiết tha trên vẫn đang vang vọng và chắc chắn sẽ còn vang vọng cho đến ngày những xích xiềng chính trị đang trói buộc đất nước Việt Nam thực sự bị đập tan.

Uyên Thao
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.107 giây.