logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/12/2016 lúc 09:48:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Có một bài thơ được truyền khẩu như là chứng tích của một thời thế đảo điên. Có một thi sĩ, cả đời chỉ muốn làm thơ ca tụng tình yêu nhưng lại có những bài thơ ghi lại được những thời điểm khốc liệt của lịch sử.

Tôi nghĩ tới bài thơ Vịnh tranh gà lợn của nhà thơ Vũ Hoàng Chương làm trong khoảng thời gian tranh tối tranh sáng của thời sự. Lúc ấy, ngày tết Bính Thìn, khi Cộng Sản vừa chiếm được cả đất nước và một chính sách trả thù phân biệt được áp đặt lên toàn dân tộc. Lúc ấy, viên chức, sĩ quan của chế độ VNCH bị tù đày đến gần cả triệu người. Lúc ấy, văn nghệ sĩ bị truy bức, bắt bớ, sách vở bị tịch thu đốt bỏ. Lúc ấy, buổi hỗn quân hỗn quan, lúc thú vật đội lốt người, tác yêu tác quái:

Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành

Gà lợn om sòm rối bức tranh

Rằng vách có tai, thơ có họa

Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh

Mắt gà huynh đệ bao lần quáng

Lòng lợn âm dương một tấc thành

Cục tác nữa chi đừng ủn ỉn

Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh

Những thành ngữ, tục ngữ của dân gian dưới tay nghệ sĩ đã thành đắc địa. Chữ không còn là một nghĩa nữa mà thành nhiều nghĩa, và sự thâm trầm sâu lắng trong ngữ nghĩa làm bài thơ lột tả được một tâm sự chung mang của cả một thế cuộc tao loạn đầy bất trắc.

Bài thơ được truyền tụng trong thời buổi ấy và cũng là nguyên nhân để những người cầm quyền Cộng Sản bắt giam tác giả. Thi sĩ bị giam tại khám Chí Hòa, sau vì đau yếu nên được thả về nhà và mấy ngày hôm sau thì từ trần, đúng vào ngày 6 tháng 9 năm 1976.

Trong tù, ông viết bài thơ cuối cùng của đời mình, gửi cho người thân, như linh cảm thấy một chuyến đi đã kề sẵn. Thơ như tiếng khóc nén thầm của những dòng thơ, từ dòng cổ thi từ thuở Nguyễn Du xưa xa, của nỗi niềm “bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” đến nỗi đau mất nước quặn thắt bây giờ:

Thấm thoắt vào đây tháng đã tròn

Lông hồng gieo xuống nặng bằng non

Một manh chiếu lỉa hồn ngây ngất

Ba chén cơm rau xác mỏi mòn

Ngày tới bữa ăn càng nhớ vợ

Ðêm về giấc ngủ lại thương con

Bao nhiêu nước chảy qua cầu nữa

Chẳng dễ gì phai một tấm son

Con chim trước khi chết tiếng hót bi thương. Người thi sĩ, trước khi lìa bỏ trần gian, lời kêu ai oán. Bài thơ thất ngôn bát cú gói ghém cả một tâm tình. Quốc phá, gia vong, thân trong ngục tù, nhưng, tất cả rồi sẽ trôi qua như nước chảy dưới cầu và không bao giơ øphai nhạt tấm lòng son sắt với đời, với người, với dân tộc, với đất nước.

Nhà văn Võ Văn Ái viết về trường hợp nhà thơ bị Việt cộng bắt giam như sau:

“… Và ai ngờ rằng,một nhà thơ sẽ chết vì Thơ. Ðúng ngay Phật Ðản ngày 25 tháng 5 năm 1976, khi đất nước của Nắng Vàng chuyển sang Máu Ðỏ. Giữa khuôn viên trường đại học Vạn Hạnh, lần đầu tiên có sự đưa tượng Phật xuống giữa sân làm lễ. Lần ấy, lần độc nhất ấy, giữa Sài Gòn im lặng, Vũ Hoàng Chương ốm nhom trong chiếc áo the tàng, cất tiếng ngâm bài thơ Lửa Từ Bi trước đám người chung tình dự lễ. Liền sau đó Vũ Hoàng Chương bị bắt, viện đại học Vạn Hạnh bị chiếm đóng. Bài thơ bừng lửa này, Hoàng sáng tác giữa thời khốn đốn năm 1963 mà chỉ có giọng ngâm vi diệu của Hoàng Oanh mới lột tả hết. Nay từ miệng nhà thơ, bài thơ ngân lên giữa một thời cùng cực khốn đốn mới…”

Bài thơ Lửa Từ Bi là lời của lương tâm nhân loại. Ngôn ngữ, không phải là lời kêu gọi sắt máu, đòi hỏi hy sinh. Mà, chính là cái Dũng của kẻ sĩ, của người hiểu được sự cao cả của quên mình hy sinh. Lửa, không phải là ngọn lửa thiêu đốt, của chiến tranh chết chóc. Mà, ngọn lửa ấy, là ánh sáng để soi rọi hồn người vượt thoát đêm tối. Lửa, kêu gọi yêu thương.

Lửa! Lửa cháy ngất Tòa Sen

Tám chín phương nhục thể trần tâm

Hiện thành Thơ, quỳ cả xuống

Hai vầng sáng rưng rưng

Ðông Tây nhòa lệ ngọc.

Chắp tay đón một Mặt trời Mới Mọc

Aùnh Ðạo Vàng phơi phới đang bừng lên, dâng lên..

Thương chúng sinh trầm luân bể khổ

Người rẽ phăng đêm tối đất dày

Bước ra, ngồi nhập định, hướng về tây

Gọi hết LỬA vào xương da bỏ ngỏ

Phật Pháp chẳng rời tay

Sáu ngã luân hồi đâu đó

Mang mang cùng nín thở

Tiếng nấc lên ngừng nhịp Bánh Xe Quay

Không khí vặn mình theo

Khóc òa lên nổi gió

NGƯỜI siêu thăng

Giông bão lắng từ đây

Bóng NGƯỜI vượt chín từng mây

Nhân gian mát rượi bóng cây Bồ Ðề

Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc

Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi

Chỗ NGƯỜI ngồi một thiên thu tuyệt tác

Trong vô hình sáng chói nét Từ Bi

Rồi đây, rồi mai sau, còn chi?

Ngọc đá cũng thành tro lụa tre dần mục nát

Với thời gian lê vết máu qua đi

Còn mãi chứ! Còn Trái Tim Bồ Tát

Gội hào quang xuống tận ngục A tỳ…”

Nhà văn Mai Thảo trong bài viết tưởng niệm thi sĩ đã thố lộ :

“Rồi Vũ Hoàng Chương ra thoát được cái ngục mình. Cuộc phục sinh thành, đã trao cho thi sĩ một chìa khóa ngọc mở vào những ngày tháng cuối cùng, những ngày tháng sung sướng. Và Vũ Hoàng Chương đã mang con người sung sướng ấy của mình đi qua đổi đời, đi qua Cộng sản, đi vào vĩnh viễn. Thời gian ấy sống gần ông (mấy tuần chót ở Gác Mây, mười tháng ở Gác Bút trước lúc bị bắt giữ) cho tới buổi trưa ngày 30 tháng 11 năm 1976, từ chỗ ẩn một vùng ngoại ô Chợ Lớn âm thầm trở lại phường Cây Bàng lần cuối để thắp một nén hương vĩnh biệt trước di ảnh bạn, cho tới những buổi trưa đảo nằm một mình trong một đáy rừng Mã Lai Á khuất tịch, tôi thường suy nghĩ, tìm kiếm lý giải về một cuộc vận động từ bi thảm đưa tới thăng hoa sung sướng phóng thoát của một đời người. Vũ Hoàng Chương đã có được thăng hoa ấy. Qua thái độ ông buổi sáng bị bắt. Trong bốn tháng nằm trong hầm tối. Trong năm ngày trở về Gác Bút…

Mấy chục năm trước, thi sĩ đã làm người tiên tri. Ðã thấy được những thương hải biến thiên. Ðã mô tả những cuộc đời của Việt Nam trôi dạt sau cơn hồng thủy tháng tư năm 1975. Trong tập thơ in thời tiền chiến, có bài thơ Phương Xa có những câu mà mấy chục năm sau thấy rõ rệt là tình cảnh của những người Việt liều chết vượt Biển Ðông đi tìm tự do:

Nhổ neo rồi thuyền ơi xin mặc sóng

xô về Ðông hay giạt tới phương Ðoài

xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng

Lòng cô đơn cay đắng họa dần vơi

Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa

Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh

Bể vô tận xá gì phương hướng nữa

Thuyền ơi thuyền theo gió hãy lênh đênh

… Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ

Một đôi người u uất nỗi chơ vơ

Ðời kiêu bạc không dung hồn giản dị

Thuyền ơi thuyền xin ghé bến hoang sơ…

Tâm linh nào đã khiến thi sĩ viết lên những vần thơ như thế. Có phải, cái phút linh cầu ấy chỉ đến với những người mà tâm hồn sống lạc lõng như lạc vào một thế giới khác, của cảnh giới hoang sơ, của những nỗi bí nhiệm khó ai hiểu biết được. Cái thảm trạng mà cả triệu người vùi mình trên biển đã được mô tả một cách khá chính xác cả về tâm tư lẫn hiện trạng, có lẽ cũng khá kỳ lạ! Cả triệu thuyền nhân sống lưu lạc khắp mặt địa cầu chắc cũng chia sẻ chung với nhà thơ nỗi niềm ấy.

Thi ca của Vũ Hoàng Chương có nhiều thời kỳ mà lúc nào ông cũng có vị trí của một vì sao Bắc Ðẩu, một văn tinh sáng rực cõi trời. Từ thời tiền chiến, với Say, với Mây, đã chễm chệ trên chiếu văn chương, đã được Hoài Thanh & Hoài Chân ghi tên trong Thi nhân Việt nam. Ðến hai mươi năm văn học miền Nam, cũng Hoa Ðăng, Rừng Phong, Chúng Ta Mất Hết Chỉ Còn Nhau… là những châu ngọc của một thời viết về những tâm sự của muôn đời. Và, đến khi chết, những bài thơ tuyệt mệnh cũng là những áng gương thi ca vằng vặc.

Trong Thi Nhân Việt Nam, có những dòng về Vũ Hoàng Chương, những dòng chữ cảm nhận khá chính xác về vóc dáng thi sĩ lừng lẫy một thời:

“Ý giả Vũ Hoàng Chương định nối cái nghiệp những thi hào xưa của Ðông Á: cái nghiệp say.người say đủ thứ: say rượu, say đàn, say ca, say tình đong đưa. Người lại còn “hơn” cổ nhân xưa những thứ say mới nhập cảng: say thuốc phiện, say nhẩy đầm. Bấy nhiêu say sưa đều nuôi bằng một say sưa to hơn mọi say sưa khác: say thơ. Vũ Hoàng Chương có cái dụng ý muốn say để làm thơ. Cái dụng ý ấy không khỏi có hại. Nhưng một lần kia, bước chân vào tiệm nhảy, người bỏ quên dụng ý làm thơ ngoài cửa, và lần ấy người đã làm một bài thơ tuyệt hay.

Tôi yêu những vần thơ chếnh choáng, lảo đảo mà nhịp nhàng theo điệu kèn khiêu vũ:

… Âm ba gờn gợn nhỏ

Ánh sáng phai phai dần

Bốn tường gương điên đảo bóng giai nhân

Lui đôi vai, tiến đôi chân

Riết đôi tay, ngả đôi chân

Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió…

Quả là những vần thơ say.

Cái dụng ý làm thơ Vũ Hoàng Chương cũng còn bỏ quên ít lần nữa.

Kể, cái say sưa của Vũ Hoàng Chương là một thứ say sưa có chừng mực, say sưa mà không hẳn là trụy lạc, mặc dù từ say sưa đến trụy lạc đường chẳng dài chi hưng trụy lạc hay say sưa đều mang theo một niềm ngao ngán. Niềm ngao ngán ấy ta vốn đã gặp trong thơ xưa. Duy ở đây nó có cái vị chua chát, hằn học và bi đát riêng…”

Sau đó mấy chục năm, khi đã sang sống lưu lạc ở Hoa Kỳ, nhà văn Mai Thảo trong “Chân dung mười lăm nhà văn nhà thơ Việt Nam” đã viết:

“… Một đêm tôi ở lại với ông thât khuya, tới sát giờ giới nghiêm Cộng sản. Xã hội thê lương nằm phục bốn chung quanh tường Gác Bút. Ông đưa tôi xem một lá thư Trần Dần. Bị trừng phạt nặng nề, bị treo bút vĩnh viễn, nhà thơ Trần Dần, tài thơ trác tuyệt nhất của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, không được vào Nam, đã gửi cho ông một lá thư đầy những lời lẽ kính trọng như ông vẫn nguyên vẹn là thi bá của cả một thế hệ thi sĩ đã hai miền chia cách suốt 30 năm chiến tranh. Lá thư, tôi chỉ còn nhớ được câu này: “Thơ anh, thơ Ðinh Hùng sống muôn đời với thi ca Việt Nam”. Ðêm đó, cầm lá thư với nỗi kính phục của Trần Dần đối với ngôi sao Bắc đẩu miền Nam trên tay, tôi nhìn bạn ngồi thư thái êm đềm trước mặt, đã chia sẻ với thi ca một niềm sung sướng thống khoái vô tả, kính phục của Trần Dần chắc còn lớn lao hơn gấp bội. Nếu nhà thơ miền Bắc còn nhìn thấy được cõi thơ cuối đời và cái hiện tượng thăng hoa của tâm thức phóng thoát,ở thi sĩ…”

Nhà văn Võ Phiến, với lối viết nhận định văn học khá đặc biệt cũng có những diễn tả biểu hiện chân dung thi sĩ: “Năm 1982 trên một số báo Ðất Mới ở Seatle (tiểu bang Washington) tưởng niệm Vũ Hoàng Chương, bà Quỳ Hương có nhắc lại câu chuyện hồi năm 1960 tại trung tâm Bút Việt ở Sài Gòn, khi giới thiệu diễn giả là Vũ Hoàng Chương nói về thi ca, Nhất Linh đã gọi Vũ thi sĩ là “ông vua thơ”. Thi sĩ tiền chiến đã bao người xuất hiện và thành danh trên báo Ngày Nay hay từ nhà xuất bản Ðời Nay của Nhất Linh: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận…Giữa bấy nhiêu tài danh, được Nhất Linh chọn phong vương! Vũ Hoàng Chương tiền chiến có cái thành tích đáng sợ chứ…”

Ở một đoạn khác, Võ Phiến nhận định về những bài thơ hào hùng nhập cuộc của Hoa Ðăng, Rừng Phong, của những ngày bắt đầu của chế độ quốc gia ở miền Nam, ở những kêu gọi nức lòng của lịch sử:

“Nói một bên dấn thân một bên phiêu du, như vậy không có nghĩa cho rằng Vũ Hoàng Chương thoát ra ngoài thế sự, lòng không bận đến cuộc hưng vong của quốc gia.

Ông không nuôi trong lòng cái oán thù sùng sục của kẻ nghèo đói với người giàu, ông không đứng vào hàng ngũ giai cấp này chống giai cấp nọ. Ông không ca ngợi ánh sáng của chủ nghĩa này, không tố cáo chủ nghĩa kia… Nhưng ông đâu có bao giờ thờ ơ đối với chuyện đất nước… Giặc tây tràn đến, ông khẳng khái đòi trả ta sông núi. Nhà cầm quyền cộng sản thiết lập chế độ độc tài khát máu, ông phừng phừng kêu gọi Bắc Tiến. Một tôn giáo gặp khó khăn, ông ca ngợi lửa từ bi, đốt “thơ cháy lên theo với kinh”. Cuối cùng khi miền Nam mất vào tay cộng sản thì ông đi tù, chịu chết, không thay đổi thái độ.

Vũ Hoàng Chương cũng như Nhất Linh, những người quan niệm làm thơ cốt cho đẹp, viết truyện trước hết cốt cho được chuyện hay, những người chơi lan ở suối Ða-Mê, hút thuốc ở gác Mây… những người ấy không ngại cái chết vì nước non. Từ một quan niệm nghệ thuật mà suy diễn đến nhân cách, đến thái độ ở đời, thái độ chính trị của người ta, e là chuyện phiêu lưu…”

Ðã có những câu thơ:

Mặc cho những kẻ mài gươm sắc

Ta chỉ mài riêng ngọn bút này

Hay:

Giờ điểm rồi đây, hỡi Tuổi xanh

Có nghe nét chữ réo tung hoành

Có nghe giòng mực sôi trên giấy

Nhịp bốn ngàn thu Sử Ðấu Tranh…

Nhưng nổi bật nhất vẫn là những bài thơ tình. Tình yêu đã lên ngôi, với đam mê như ma túy cho đời. Những cõi tình thiết tha, của thời gian không tuổi tác, của không gian vời vợi qua những biến thiên của cuộc nhân sinh. Thơ là những ám ảnh đeo đuổi suốt quãng đời, qua những mốc thời gian đánh dấu bằng kỷ niệm.

Tập thơ Ta đợi em từ ba mươi năm mà các môn sinh của ông đã in lại ở hải ngoại có lẽ là một tập thơ mà ông cho rằng có nhiều bài đắc ý nhất của mình. Trong bài mở đầu thi tập, tác giả viết:

“Ðã từ lâu tôi có ước nguyện gom góp lại những bài thơ “tình yêu” viết trong tuổ hoa, để in thnah tập riêng, điều đó sẽ giúp tôi sống trọn vẹn cùng muôn ngàn ảo ảnh xa xưa.

Ðành rằng tình yêu không chịu ràng buộc nào, giới hạn nào- vâng, Tình Yêu vốn không tuổi! nhưng tôi nhiều khi cảm thấy mình đặc biệt ưa thích những bài thơ “tình yêu” viết từ trước tuổi Bốn Mươi; nghĩa là trước buổi Qua Phân đau đớn, trước cái giờ phút tôi giã biệt hồ Gươm, cửa Bắc để gắng gượng làm thân “con chim đại bàng vỗ cánh dời sang Nam minh”…”

Bài thơ “Chờ đợi hoài công”như một lời tụng ca của trái tim cho một tình yêu muôn tuổi. Ba mươi năm, quá dài cho một đời người, nhưng lại thật ngắn, với cuộc thi ca chép bằng ngôn ngữ bất diệt:

Ta đợi em từ ba mươi năm

Uổng hoa phong nhụy hoài đêm rằm

Heo may chớm đã lên mùa gió

Ngăn ngắt chiêm bao lạnh chỗ nằm

Cúc tả tơi vàng mộng xác xơ

Hiên sương ngõ lá vẫn trông chờ

Ðêm dài quạnh quẽ đôi song lớn

Nguyệt đọng vòng tayùa giấc mơ

Ngai trống vàng son lợt sắc rồi

Lòng ta Hoàng Hâu chẳng về ngôi

Hồ ly không hiện người không đến

Chỉ ánh trăng vào khuôn cửa thôi…

Viết về Vũ Hoàng Chương, chỉ một bài thôi không đủ. Bởi, trong cái thế giới vừa đơn sơ vừa phức tạp, vừa khinh bạc vừa yêu đời, vừa sống của một đời sống nào chỉ có trong cổ tích nhưng lại dấn thân vào cuộc. Cũng như thơ có lúc gọt giũa kiêu sa nhưng lại có lúc bình dị, khi thì là thơ tự do phóng túng nhưng lúc là những bài Ðường thi vần điệu nghiêm túc ý nghĩa thâm trầm. Dù là thơ “nhị thập bát tú” cô đọng hay Truyện Kiều châu ngọc, hoặc thơ lục bát, bảy chữ, tám chữ thời Thơ mới ngày nào, tất cả đều là những tìm kiếm của một đời thi thánh. Và ở ngôi Bắc Ðẩu của thi ca Việt nam, suốt một chặng đường mấy chục năm, để đến lúc mất, thơ vẫn nở hoa trên mộ như bài thơ nào truyền tụng:

Ta ngắm trông vào cái chính ta

Hồn xanh trong nếp áo thu già

Tay kia từng níu trời cao mãi

Nay chống ô chờ đất nở hoa

Vâng thơ đã nở hoa trên mộ phần thi sĩ, như người đời đã thấy một sự lạ sau ba tháng chôn cất ở nghĩa trang. Nhưng, ở một liên tưởng nào, thơ nở hoa muôn đời trên thi ca không tuổi của cõi người…

Nguyễn Mạnh Trinh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.240 giây.