Từ ngữ «Nhân Quyền » theo tiếng pháp « Droits de l’Homme » không được chình xác về định nghĩa bằng tiếng Anh « Human Rights ». Trong tiếng Pháp, « Homme –Nhân » chỉ « Người » là « Người Đàn ông » vì theo quan niệm luật La-mã . Trong lịch sử nền văn minh La-mã, người đàn bà không có chỗ đứng .
Ở Pháp cho tới năm 1946, người đàn bà mới được thừa nhận quyền bầu cử và năm 1962, mới được luật pháp cho phép người đàn bà có quyền đứng tên chương mục ngân hàng và quyền đi làm việc có lương riêng . Ở Thụy sĩ, có một vài Tổng (Canton), cho tới năm 1982, người đàn bà mới được phép đi bầu .
Nhưng, mặt khác, trong tiếng Pháp “Droits de l’Homme” lại có ý nghĩa tế nhị : «l’Homme» viết ở số ít ngụ ý chỉ «Con người tuyệt đối, trọn vẹn trên giá trị nhân bản, không có sự phân bìệt, không liên hệ tới những thứ quyền lợi khác» . Về sau, trong những phong trào tranh đấu Nhân quyền, người ta mới đòi hỏi cho người dân những nước bị nhà cầm quyền độc tài, như cộng sản, áp bức, bóc lột những quyền về xã hội, chánh trị . Từ đây mới có « con người » viết số nhiều « Droits des hommes » .
Thế mà, đối với thú vật, trong bản « Tuyên ngôn Quốc tế về quyền Thú vật – Déclaration Universelle des Droits de l’Animal », chữ « Thú Vật » lại viết số ít như chữ « Nhân – Người » trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền vậy .
Riêng với Mác, « Nhân Quyền » lại được hiểu khác nên định nghĩa hoàn toàn khác với định nghĩa chánh thức của Liện Hiệp Quốc, với mục đích nhằm phục vụ chế độ cộng sản độc tài áp bức . Được giáo dục theo tư tưởng Mác, cộng sản, nhứt là cộng sản ở Việt nam, nói lấy được « nhơn quyền xã hội chủ nghĩa mới là thứ nhơn quyền có giá trị thời đại, cao hơn nhơn quyền của tư bản, … », và đựa ra lập luận « đặc thù văn hóa » để phủ nhận nhơn quyền quốc tế có giá trị phổ quát .
Nhân Quyền theo Mác
Khi nói về nhân quyền theo quan niệm của minh (mác-xít), Mác đặc câu hỏi « Nhân quyền bênh vực con người chăng ? Mác lập lại nhân quyền theo định nghĩa của LHQ, dùng chữ « Nhân – Homme » theo số ít ngụ ý chỉ « theo quan niệm này, quyền chỉ dành riêng cho một số người nào đó mà thôi, trong đó không có đại bộ phận nhân dân lao động » . Nên nhân quyền thứ này có bênh vực quyền của đông đảo nhiều người (des hommes – người dùng số nhiều) chăng ?
Mác giải thích rõ hơn. Người ta phân biệc những quyền của con người như vậy với quyền công dân. Ai là người khác hơn công dân? Không ai khác hơn là người của xã hội tư sản . Tại sao người của xã hội tư sản mới được gọi là người ? Con người tự thân . Quyền của hắn được gọi là « nhân quyền ? » . Dựa vào điều gì bạn cắt nghĩa sự kiện ấy được ? Bởi liên quan Nhà nườc với xã hội tư sản, bởi tính chất giải phóng chánh trị… Vậy tự do là quyền làm và trù tính bất cứ việc gì không tổn thương đến một người nào khác . …Đấy là muốn nói tự do của con người như là một cá nhân đơn lẻ, cô lập ở chính mình . Nhưng quyền của con người về tự do lại không được xây dựng trên mối liên hệ giữa người với người, mà trái lại, trên sự chia cách giữa người với người . Nó chính là quyền của sự chia cách ấy, quyền của cá nhân bị giới hạn, giới hạn ở chính mình mà thôi . …
Áp dụng thực tế quyền tự do là quyền con người về tư hữu . Điều gì tạo thành quyền con người về tư hữu ? Đó là quyền sử dụng và làm chủ tài sản của mình một cách độc đoán, không cần tôn trọng đến quyền lợi của người khác, không liên quan tới xã hội. Đó là thứ quyền ích kỷ . Chính tự do cá nhân đó, và cả sự áp dụng nó tạo thành nền tảng xã hội tư sản . …
Còn những thứ quyền con người khác nữa, quyền bình đẳng và an ninh . An ninh là quan nìệm xã hội tối thượng của xã hội tư sản, quan niệm về cảnh sát theo đó mọi xã hội chỉ để bảo đảm cho mỗi người sự gìn giử bản thân mình, quyền lợi và sở hữu của mình . Bởi quan niệm về an ninh như vậy nên xã hội tư sản không vươn lên cao hơn sự ích kỷ của mình . Trái lại, an ninh chỉ để bảo đảm cho tính ích kỷ . Từ đó không có một thứ quyền nào « gọi là nhơn quyền » vượt qua khỏi con người ích kỷ, con người của quyền lợi riêng tư, của hạnh phúc riêng và tách rời hẳn khỏi tập thể (Marx, A propos de la question juive) .
Quyền của Thú vật (Droits de l’animal)
Biết qua quan niệm của Mác về nhân quyền như trên đây, chúng ta sẽ hiểu tại sao người cộng sản thường xuyên vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống . Không phải họ không biết tôn trọng nhân quyền mà họ phủ nhận nhân quyền của thế giới dân chủ tự do, phủ nhận cả bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền một cách quyết liệt .
Nên nói chuyện Nhân Quyền với người cộng sản là vô ích . Chi bằng thử nói chuyện về Quyền Thú vật có lẽ thú vị hơn . Và biết đâu có người cộng sản nào đó đầu óc tỉnh táo, bớt mác hóa, sẽ tiếp thu được và từ đó sẽ hiểu qua nhân quyền đúng theo nghĩa phổ quát là gì .
Thú vật có quyền không ? Ngày nay không thể chấp nhận tiếp tục xem thú vật như những món đồ vật được nữa.
Câu hỏi « Thú vật có quyền không ? », trước đây được hiểu như là lời khiêu khích bị mọi người gạt bỏ thì nay trở thành câu hỏi được đông đảo đón nhận và suy nghĩ tìm giải đáp . Và để giải đáp « Thú vật có quyền không ? », thành phố Le Mans tổ chức Dìễn đàn thứ 21 với chủ đề « Thứ nào là thú vật ? »
Điều gì cho thấy rõ con người làm thú vật đau đớn, một cách quen thuộc, rất kỹ thuật, và hằng tỷ thú vật trên mặt đất, dưới nước để phục vụ con người mà điều cho là chánh đáng và ích lợi, ít ra phải được thảo luận lại . Nếu nghĩ rằng thú vật không có quyền và chỉ có đem lại ích lợi cho con người thì hãy giải thích điều đó cho rõ .
Nhiều nhà khoa học dựa vào quan niệm nhờ máy móc làm cho thú vật không biết đau đớn khị bị giết, những người khác nghĩ có đau đớn nhưng chỉ ở thể xác mà thôi trong lúc đó luật gia Âu châu nhìn nhận thú vật có khả năng biết đau đớn và cả đau đớn về tinh thần, đó là hiện tượng chúng bị suy sụp hoàn toàn khi bị đau đớn và sợ hãi .
Từ đây, luật pháp không cho phép người chủ thú vật muốn làm gì thì làm trên thể xác thú vật của mình nữa . Sự nhìn nhận thú vật là một sinh vật bìết cảm xúc không cho phép thú vật bị xếp vào hàng món đồ vật vô tri vô giác được .
Như vậy mới hiểu tại sao dành cho thú vật những quyền và qui định những qui tắc cho phép hay không con người sử dụng thú vật cho lợi ích của mình hoặc có sử dụng thì phải đối xử ít tàn nhẫn . Không được bạo hành chúng .
Sự bạo hành thú vật ngày càng gây phản ứng bất nhẫn mãnh liệt ở con người . Ý thức đạo đức khi làm đau đớn một sinh vật không phải là điều mới mẻ bởi những nhà hiền triết đã đặt vấn đề này từ thời xa xưa .
Ngày nay chỉ cần làm cho qui chế pháp lý bảo vệ loài vật diễn tiến cho mau hơn để sớm thay đổi nảo trạng của con người .
Mối quan hệ giữa loài vật với con người vừa kinh tề vừa tình cảm nên cùng với con người, loài vật là một thành phần trong xã hội loài người .
Ngoài ra, về loài vật còn mối liên hệ với thần học . Thượng Đế tạo ra loài vật để nuôi sống con người, nhưng loài vật phải được bảo vệ nên trong kinh thánh có những điều dạy bảo vệ thú vật . Từ thế kỷ thứ VI trước Jésus Christ, tư tưởng Hi lạp đã lên án giết thú vật để làm lễ và khuyến khích mọi người nên ăn chay .
Khi đem đặt sự cảm xúc vào cội nguồn của quyền tự nhiên thì tất cả loài sinh vật có khả năng đau đớn đều phải được đối xử theo đạo lý . Quan niệm này không cho phép con người làm cho kẻ khác đau đớn, ngay cả với bất kỳ một sinh vật nào biết cảm xúc nữa . Nên để phân biệt, người ta sẽ đặt câu hỏi, không phải « Chúng nó có thể lý luận được không ? » hay « Chúng nó có thể nói được không ? », mà « Chúng nó có thể đau đớn hay không ? » . Mà loài vật là những sinh vật biết cảm thấy vui vẻ, dễ chịu và đau đớn thì việc làm cho chúng đau đớn dĩ nhiên sẽ không phải là hành động thuận với đạo lý .
Sau cùng để bảo vệ loài vật vì chúng biết cảm xúc và là thành phần không thể tách rời của xã hội loài người, người ta đã viết ra bản Tuyên Ngôn Quốc tế Quyền Thú vật và đã ban hành để áp dụng .
Bản Tuyên ngôn Quốc tế Quyền Thú vật (La Déclaration universelle des Droits de l’Animal)
Bản văn đuợc Liên đoàn Quốc tế Quyền Thú vật (Ligue Internationale des Droits de l’Animal) thông qua tại Luân đốn năm 1977, long trọng được UNESCO ban hành ngày 15 tháng 10 năm 1978 tại trụ sở ở Paris . Bản Tuyên ngôn xác định quan điểm triết học trong mối tương quan từ nay phải được thiết lập giửa loài người và tất cả những loài vật khác .
Bản văn được Liên đoàn Quốc tế Quyền Thú vật hiệu đính lại lần nữa vào năm 1989 và công bố vào năm 1990 . Nhưng hiện nay, bản văn vẫn chưa được thật sự và rộng rải tôn trọng . Phải chăng vì nó chỉ là một Hiên chương qui định những điều có giá trị về đạo lý hơn là pháp lý ?
Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Vật quyền gồm Lời Mở đầu và 10 Điều . Lời Mở đầu đưa ra quan niệm nền tảng về giá trị « sống » của loài vật để phải có đạo lý ứng xử với chúng :
-Xét rằng sự Sống là Một, vì tất cả sinh vật có chung một nguồn gốc và vì khác nhau trong quá trình diễn tiến của các loài vật,
-Xét rằng mọi sinh vật đều được hưởng những quyền tự nhiên và mọi thú vật đều có một hệ thống thần kinh để hưởng những quyền đặc biệt,
-Xét rằng sự khinh thường, cả sự ngộ nhận những quyền tự nhiên này đều làm thiệt hại nghiêm trọng Thiên nhiên và đưa con người phạm những trọng tội đối với loài vật,
-Xét rằng sự sống chung của loài vật trên thế giới bắt buộc loài người phải nhìn nhận có sự hiện hữu của các loài vật,
-Xét rằng sự tôn trọng loài vật của con người là không thể tách rời khỏi sự tôn trọng của loài người đối với loài người,
Từ đó qui định những Điều khoản dưới đây (10 Điều của bản Tuyên ngôn Quốc tế Vật Quyền) .
Vả lại đối với cộng sản, những cam kết pháp lý với Quốc tế, họ còn coi không ra gì thì những văn kiện đạo lý không thể có giá trị . Với cộng sản chỉ có mục tiêu là trên hết . Ngày nay, mục tiêu của họ là vận dụng đảng cộng sản để khủng bố nhân dân, cướp đoạt tài sản nhân dân làm giàu . Xưa nay, con người chỉ có giá trị phục vụ cho đảng . Khi thấy con người không ích lợi thì vứt bỏ .
Nên Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bị người cộng sản gọi là « thứ gọi là nhân quyền » !
Nguyễn thị Cỏ May